Mẹ mắng con trai ‘ngu đần’ vì chăm chỉ giúp vợ việc nhà
Chẳng biết mẹ giận vợ chồng tôi cỡ nào, nhưng hy vọng là bà sẽ biết nghĩ lại. Thời đại này, đàn ông càng phải biết nấu ăn để giữ gìn tổ ấm.’
Thái độ hồn nhiên của chồng, khiến tôi thương anh vô cùng. Chẳng biết mẹ giận vợ chồng tôi cỡ nào, nhưng hy vọng là bà sẽ biết nghĩ lại. Thời đại này, đàn ông càng phải biết nấu ăn để giữ gìn tổ ấm.
Chồng tôi là con một, từ nhỏ đã được mẹ cha cưng chiều. Anh chỉ giỏi làm ra tiền, chứ việc nhà mù tịt. Sống với mẹ, mẹ chiều thế nào không biết, nhưng qua tay tôi, anh trở thành người chồng khá đảm đang. Bạn bè bảo tôi ưng anh chẳng khác trúng số, vì có mấy ai giỏi kiếm tiền, lại giỏi vào bếp.
Anh giỏi bếp núc là một tay tôi đào tạo. Không lẽ những ngày tôi đi công tác, anh bỏ đói con, hay cha con suốt ngày cơm hàng cháo chợ? Nếu anh không biết nấu ăn, là thiệt thòi cho cả gia đình tôi.
Anh giỏi bếp núc là do một tay tôi đào tạo. Ảnh minh họa
Thử tưởng tượng, bếp nhà chỉ có phụ nữ sử dụng, thì phụ nữ cực cỡ nào. Phụ nữ vừa việc xã hội, việc con cái, những việc không tên khác khiến quần quật suốt ngày. Thỉnh thoảng chồng mang tạp dề vào bếp nấu ăn, cuộc sống gia đình có phải dễ chịu hơn không?
Chưa kể, cái miệng biết ăn, thì cái tay phải biết nấu, chớ có ai phục vụ ai cả đời, cho dù chồng có là người giỏi kiếm tiền cỡ nào. Chỉ là không chịu học hỏi, lười nhác, thiếu trách nhiệm gia đình, thì người chồng mới không vào bếp mà thôi.
Được cái anh ấy chịu thay đổi. Dĩ nhiên, sống với vợ khác sống với mẹ. Mẹ thì cưng chiều con. Đến khi làm chồng, đàn ông phải có trách nhiệm với vợ con. Nấu ăn là một cách thể hiện tình thương cụ thể nhất.
Bản thân tôi không ép buộc chồng vào bếp. Tôi vẫn tự nhận vào bếp là trách nhiệm của đàn bà. Đàn ông vào bếp, khi thấy vợ quá bận rộn; hoặc đơn giản khi anh ấy cảm thấy muốn được vào bếp để… thư giãn, hay muốn nấu một bữa ăn theo sở thích của mình, nấu đãi vợ con một bữa ăn ngon.
Video đang HOT
Chúng tôi đang bình yên trong gian bếp nhà mình, thì mẹ chồng vào thăm con cháu. Bà tá hỏa khi thấy “cục vàng” ngày nào của bà, nay đứng bếp như mấy tay “thợ nấu” ở quê, trông phát chán.
Tôi vẫn tự nhận vào bếp là trách nhiệm của đàn bà. Ảnh minh họa
Bà chửi con trai ngu đần “Mẹ cho mày ăn học đàng hoàng, để làm mọi sao?”. Quay sang tôi, bà bảo “Con tôi là con một, chớ không phải con mọi, cô định đày nó tới bao giờ?”.
Cái cảm giác này của bà, tôi cảm nhận được. Cãi tay đôi với mẹ chồng là không nên, hơn nữa thỉnh thoảng bà mới vào chơi, nói điều không vừa lòng, bà bỏ về, thì chồng tôi sẽ buồn.
Nhưng không nói, tôi cảm thấy thiệt thòi. Tôi bảo “Mẹ ơi, ảnh phải biết nấu ăn để phụ giúp con một tay chứ”, thì mẹ chồng bảo “Cô ngồi đó làm mấy việc vớ vẩn, sao không vào bếp nấu cơm thay chồng?”.
Chồng đỡ lời tôi, nhưng cũng rất thật tình, anh bảo “Nay con trở thành siêu đầu bếp rồi. Vào bếp chẳng có gì vất vả cả đâu mẹ, vào bếp là được nấu ăn theo sở thích, cũng thích mà”.
Mẹ chồng tôi mắt chữ O, mồm chữ A, bà ngạc nhiên khi thấy con trai mình giống… thằng mọi. Thấy căng thẳng, tôi nói an ủi mẹ “Anh ấy nói thế, chứ ảnh chỉ vào bếp những khi con mệt hoặc con bận. Ảnh nấu ăn không hạp khẩu vị với con, nên con khó ăn lắm mẹ à”.
Mẹ chồng tôi mắt chữ O, mồm chữ A, bà ngạc nhiên khi thấy con trai mình sẵn sàng làm mọi việc nhà giúp vợ. Ảnh minh họa
Mẹ chồng nhìn tôi, bực dọc có phần lắng xuống. Ánh mắt bà xuyên thấu con trai, kiểu như “Ăn học cho đã vào, rồi đi làm mọi”, trong khi chồng tôi thì vô tư vừa nêm nếp thức ăn, vừa gật gù tự khen mình giỏi.
Thái độ hồn nhiên của chồng, khiến tôi thương anh vô cùng. Chẳng biết mẹ giận vợ chồng tôi cỡ nào, nhưng hy vọng là bà sẽ biết nghĩ lại. Thời đại này, đàn ông càng phải biết nấu ăn để giữ gìn tổ ấm.
Theo phunuonline.com.vn
Vợ thích sòng phẳng với nhà chồng
Chồng biết, sòng phẳng là tốt, rất cần thiết trong các mối quan hệ xã hội nhưng trong gia đình, nhiều lúc rạch ròi quá lại làm mất tình cảm vợ à!
Vợ chồng mình sống cách nhà nội chưa đến mười lăm cây số nhưng hiếm khi vợ chịu về chơi. Tuần nào, vợ cũng lấy cớ bận, nào họp hành, làm điểm, soạn bài...để chồng lủi thủi về thăm nhà.
Chồng biết, vợ chẳng bận đến mức ấy nhưng vợ không thoải mái khi về quê, vừa gò bó vừa mất đi ngày cuối tuần để xả hơi, thư giãn. Biết tính vợ thế nên chồng chẳng ép nhưng nhìn cách vợ đối xử với những món quà từ quê, chồng thấy buồn trong lòng.
Vợ không muốn nhận quà quê vì sợ mắc nợ nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Lần nào cũng vậy, mẹ thấy chồng về một mình đều hỏi, sao vợ không về. Câu trả lời của chồng lúc nào cũng giống nhau nên lâu dần mẹ chẳng hỏi nữa. Chỉ thấy mẹ lẳng lặng gói ghém một thứ một ít gửi lên cho vợ.
Khi thì chục trứng gà ta, nải chuối nhà, con bồ câu non lúc thì ít đậu phộng rang, chục cân gạo, trái bí, ít rau trong vườn...Lần đầu, chồng háo hứng xách về nhưng nhìn ánh mắt ơ hờ, cái thở dài đánh sượt của vợ làm chồng mất hứng.
Nhưng rồi, không thể từ chối món quà của mẹ, lúc nào cũng được gói cẩn thận treo sẵn ở giỏ xe trước lúc đi nên chồng lẳng lặng mang về. Đến lần thứ tư, vợ bắt đầu lên tiếng phản đối: "Lần sau anh đừng có lấy của mẹ nữa, có ai ăn đâu mà". Chồng cự cãi: "Mẹ cho, không lấy sao được, vả lại, mẹ bảo, em đang có bầu, ăn rau nhà trồng và trứng gà ta tốt hơn mua ngoài chợ".
Hình ảnh minh họa
Vợ lên giọng: "Chỉ giỏi vẽ chuyện thôi, của biếu là của lo, của cho là của nợ, tính em không thích lấy không của ai cái gì". Chồng tiếp tục thanh minh: "Ơ kìa, có ai bắt em phải trả đâu, mẹ thương mẹ mới cho mà". Vợ dấm dẳng: "Thôi, không nói nhiều nữa, lần sau anh đừng có đem về nữa, giờ cần gì ra siêu thị là có ngay, đừng có đùm đề lắm thứ, phức tạp".
Có lần, vợ về quê chơi, khen gạo ở quê nấu cơm ngon. Vậy là, thu hoạch xong, mẹ sai chú út chở lên cho vợ chồng mình một tạ. Vợ nằng nặc gửi tiền trả mẹ còn nói mát mẻ với chồng: "Mẹ định buôn gạo chắc".
Chồng hiểu, vợ chẳng phải chê quà của mẹ nhưng tính vợ không thích nợ nần. Mỗi lần mẹ gửi đồ lên thì hôm sau, vợ cũng phải gửi đáp lại ngay. Bằng cách này hay cách khác, vợ đều tìm cách "trả" cho bằng được. Nếu không mua sữa, bánh, hoa quả thì vợ trả bằng tiền. Nhưng nhiều lúc, mẹ buồn vì mới gửi đồ lên, vợ đã chuyển tiền trả ngay. Người ta bảo: "Của cho không bằng cách cho" là vậy.
Trong gia đình, nhiều lúc rạch ròi sòng phẳng quá lại mất tình cảm. (Ảnh minh họa)
Nhưng vợ à, mẹ gửi quà cho vợ vì thương con và cách sống ở quê vốn như vậy chứ không phải muốn được đáp trả đâu. Vợ có biết, giữa trưa nắng, mẹ đi khắp xóm, tìm mua cho đủ chục trứng gà để gửi lên, nải chuối nào ngon, mẹ đều để dành cho vợ.
Mẹ bảo, "Rau quả ngoài chợ bây giờ toàn phun thuốc, ăn hại người lắm, chịu khó mang lên cho vợ con, đang bầu bì phải cẩn thận". Chồng biết mẹ không phải người đưa đãi, có gì nói vậy nên vợ đừng suy nghĩ nhiều. Trong thâm tâm mẹ, nhà chồng không giàu có gì, không giúp đỡ được vợ chồng mình nhiều nên có gì mẹ cho nấy.
Chồng biết, sòng phẳng là tốt, rất cần thiết trong các mối quan hệ xã hội nhưng trong gia đình, nhiều lúc rạch ròi quá lại làm mất tình cảm vợ à!. Có những thứ mình cho đi mà không nghĩ đến chuyện nhận lại, có những thứ mình nhận nhưng không thể nào trả hết được.
Theo phunuonline.com.vn
3 đặc điểm chỉ có ở người vợ tốt, không chỉ giúp chồng làm nên đại nghiệp mà còn giữ gia đạo ấm êm Nếu bạn lấy được người vợ có 4 nét tính cách này, xin chúc mừng vì bạn là người vô cùng may mắn. Hãy nhớ trân trọng người phụ nữ bên mình nhé! 3 nét tính cách chỉ có ở người vợ tốt Đồng cam cộng khổ Khi giàu có cũng như lúc cơ hàn, cô ấy vẫn luôn bên cạnh, cùng sẻ...