Mê mẩn vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật
Với mô hình vườn treo trồng rau sạch, người trồng không tốn thời gian chăm sóc vẫn có đủ rau sạch trong khi chi phí bỏ ra không đáng kể.
Đó là mô hình vườn treo trồng rau sạch
tại nhà do anh Nguyễn Văn Quy – giảng viên Trường Đại học Nông lâm Huế và sinh viên của trường này thực hiện. Sau khi dùng gỗ, tre hay thanh sắt dựng thành khung, một tấm vải thảm thiết kế sẵn những túi trồng được trải lên khung. Tiếp theo là lắp đặt hệ thống tự động dẫn nước tưới và dinh dưỡng vào các túi trồng. Các túi trồng sau khi được bỏ hỗn hợp chất hữu cơ gồm đất phù sa, mùn cưa, trấu… thì gieo hạt giống vào.
Vườn được làm bằng khung sắt hoặc tre, gỗ rồi trải tấm vải may sẵn những túi trồng để trồng rau.
Nước và dinh dưỡng chứa trong thùng phía dưới sẽ tự động bơm theo đường ống và tưới đều vào hỗn hợp chất hữu cơ trong túi vải giúp hạt giống nhanh chóng nảy mầm và cây sinh trưởng nhanh.
Các loại rau có thể trồng xen kẽ với nhau.
Video đang HOT
Rau muống trồng tại vườn treo thông minh này phát triển rất đẹp.
Các túi trồng sau khi được bỏ hỗn hợp chất hữu cơ gồm đất phù sa, mùn cưa, trấu… thì gieo hạt giống vào.
Mô hình này hoạt động theo phương pháp thủy canh hồi lưu nên không tốn nhiều nước và dinh dưỡng. Đặc biệt, bằng việc kết nối với đồng hồ hẹn giờ, người trồng có thể đặt lịch tưới nước và chất dinh dưỡng tự động hàng ngày nên không tốn thời gian chăm sóc, rất phù hợp với những người bận rộn.
Nước và dinh dưỡng tự động bơm theo đường ống và tưới đều vào hỗn hợp chất hữu cơ trong túi vải giúp cây sinh trưởng tốt.
Theo những người thực hiện mô hình, chỉ cần tốn 336.000 đồng để sản xuất một bộ dụng cụ vườn treo dạng này và trồng được 180 cây rau. Vì vườn treo này được dựng gần như thẳng đứng trong không gian nên không chiếm nhiều diện tích, rất phù hợp với các diện tích nhỏ hẹp như ban công, sân thượng. Một ban công nhỏ hẹp có thể đặt được 2 vườn treo, cung cấp đủ rau sạch ăn hàng ngày cho gia đình 5-7 người.
Một vườn treo trồng các loại rau gia vị.
Rau diếp cá trồng tại vườn treo.
Một vườn treo trông như một bức tranh đẹp mắt.
Đồng hồ hẹn giờ sử dụng cho vườn treo giúp người trồng có thể đặt lịch tưới nước và chất dinh dưỡng tự động hàng ngày.
Rau mồng tơi trồng tại một vườn treo.
Theo_Kiến Thức
Nông dân chế hệ thống tưới tự động, tiến sỹ im tiếng
Anh Cao Phát Triển đã chế ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại giúp giảm chi phí cả trăm lần so lao động tay chân. Hơn nữa, mô hình này giúp thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay.
Tư duy hội nhập
Anh Cao Phát Triển, ở ấp Thới Xương 1, phường Thới Long (Ô Môn, TP Cần Thơ) có 0,8 ha trồng quýt. "Tết năm nay thu hoạch 16 tấn quýt tiều và 1 tấn quýt đường bán với giá trung bình 30.000 đồng/kg, thu được trên 500 triệu đồng. Trong khi chỉ cần ngồi nhà điều khiển là xong. Điều mà trước đây có nằm mơ cũng không thấy", anh Triển tươi cười nói.
Theo anh Triển, hiện nay biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, thể hiện rõ nhất tại địa phương anh nước sông ngày cạn kiệt. Đồng thời, nước ta hiện đang hội nhập sâu, rộng vào sân chơi quốc tế nên không thay đổi tư duy thì sẽ thua trên sân nhà mà điển hình là nông sản Thái Lan đã lấn lướt sản phẩm Việt. Anh phân tích, với hệ thống phun thuốc và tưới tự động như của anh thì chỉ cần bơm nước vào mương một lần trữ lại đó rồi sử dụng cho vài tháng, cho dù nước sông có kiệt đi nữa cũng không lo vì mỗi lần tưới tốn ít nước. Trong khi đó, sử dụng tưới bằng máy hoặc tay thì vất vả với thời tiết nắng khắc nghiệt như hiện nay. "Ưu điểm là không tác động trực tiếp lên cây, hệ thống phun sẽ làm hạn chế tối đa các côn trùng gây hại giúp trái đẹp, bóng loáng để cạnh tranh với sản phẩm ngoại", anh Triển tự tin nói.
Với thành công như hiện nay, anh Triển còn thấy mình nhỏ bé khi nước ngoài họ đã chế tạo máy hái quýt tương tự như vườn của anh mà chỉ cần vài ba người là có thể thay thế cả mấy chục người làm cả ngày. "Hiện nay, thanh niên địa phương phần lớn đã đi làm thuê xa nên mỗi lần thu hoạch là chạy đôn chạy đáo tìm nhân công hái trái nên tôi đang nghĩ tìm cách để làm sao giảm được công lao động mà năng suất tăng lên", anh Triển tâm sự.
Nói về ý tưởng, anh Triển kể, năm 17 tuổi là đã có ý tưởng làm hệ thống tưới tự động vì thấy ở các công viên và trên ti vi chiếu nhiều mô hình hay như thế này vì có lợi từ công lao động đến chi phí đầu tư. Từ đó, anh về nhà tìm tòi, học hỏi trên sách báo, internet. Đồng thời, đi tham quan nhiều mô hình khác của nông dân trong vùng để học hỏi kinh nghiệm trồng cây và xem nguyên lý hoạt động của hệ thống phun, tưới tự động có hiệu quả trên rau màu và cây ăn trái. Nghĩ là làm, năm 1997, anh bắt đầu làm hệ thống tưới tự động nhưng lần đó thất bại vì kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và vốn đầu tư không đủ nên anh đành gác lại ý tưởng đó để chờ cơ hội. Mãi đến đầu năm 2013, sau nhiều năm tích lũy được vốn rồi anh bắt tay vào thiết kế bản vẽ mới trên lý thuyết và thành công. "Tôi lo nhất là khi ráp xong lượng nước không đủ để tưới đều cả vườn. Nhưng khi bật motor lên thì nước phun đều khắp cả vườn. Lúc đó, cả tháng trời mừng không ngủ được", anh Triển vui vẻ nhớ lại. Theo lời anh, để thành công, anh chạy nhiều nơi mua dụng cụ về thử, tháo ra ráp vào thử nghiệm nhiều lần từ bét phun sương nhuyễn hao điện, đến bét đa chức năng cánh đập... lắp vào vườn. "Nhiều đêm thức trắng tìm thông tin, thông số, phác thảo mô hình. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng mất mấy tháng trời mới thành công", anh Triển tâm sự.
Giảm chi phí... trăm lần
Anh Triển cho biết, trên diện tích 0,8 ha của anh, trước đây mỗi lần tưới máy mất 5 giờ và thuê 1 người theo cầm ống, tốn 140.000 đồng/lần tưới, còn tưới tay sẽ mất gần 2 ngày mới giáp, chi phí thuê nhân công gần 300.000 đồng. Còn hiện nay chỉ cần điều khiển bằng điện thoại khoảng 10 phút, tốn 2.000 đồng là xong, giảm chi phí 70 lần so tưới máy và 150 lần tưới tay. Anh Triển nói: "Điều quan trọng là giảm được chi phí và giá thành sản xuất. Đồng thời, mình chủ động hoàn toàn trong quy trình chăm sóc như sử dụng cỏ để che phủ, chống xói mòn, giúp bộ rễ có đầy đủ ô xy, nước... giúp vườn cây phát triển xanh tốt". Theo anh, trước khi có hệ thống tự động, vợ chồng cực khổ ngoài vườn quanh năm nhưng trừ chi phí, còn lãi khoảng 100 triệu đồng, còn giờ nhẹ công chăm sóc mà lãi tăng gấp nhiều lần.
Chưa dừng lại ở hệ thống tưới tự động, đầu năm 2014, anh nghiên cứu lắp thêm hệ thống phun thuốc và bón phân tự động. Anh cho biết, để sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp thì cần phải giải quyết vấn đề về sâu bệnh. Đặc biệt là bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh mà con người không cần phải trực tiếp tác động vào. Mô hình phun thuốc tự động, sẽ tiết kiệm hóa chất, công lao động là khoảng 35 triệu đồng mỗi năm. Chi phí lắp hệ thống tưới tự động khoảng 50 triệu đồng/ha, còn lắp hệ thống phun thuốc là 70 triệu đồng.
Theo lời anh Triển, điểm nổi bật của mô hình là có thể tưới tự động ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí hàng trăm cây số mà chỉ cần có sóng điện thoại, điều khiển bằng điện thoại thông minh qua kết nối con chip điện từ được lắp tại hệ thống máy bơm với phần mềm cài trên điện thoại di động.
Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân đến tham quan và nhờ hướng dẫn cách làm. Anh Triển cho biết, đến nay đã giúp lắp ráp hệ thống tưới và phun thuốc tự động trên mấy chục hécta ở khắp các tỉnh ĐBSCL. Anh cho biết, trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ nông dân trong vùng lắp ráp hệ thống phun, tưới tự động khi có nhu cầu.
Trước khi có hệ thống tự động, vợ chồng cực khổ ngoài vườn quanh năm nhưng trừ chi phí, còn lãi khoảng 100 triệu đồng, còn giờ nhẹ công chăm sóc mà lãi tăng gấp nhiều lần.
Theo_VietNamNet
Trao tặng Trạm quan trắc TVS3 cho Trung tâm Quan trắc môi trường Trạm quan trắc không khí tự động TVS3 được sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại bảo đảm tất cả các yêu cầu trong lĩnh vực quan trắc không khí. Sáng 24/11, Tập đoàn GAMMA của Hungary đã quyết định trao tặng một Trạm quan trắc không khí tự động TVS3 cho Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi...