Mê mẩn với vườn hoàng mai trước Kinh thành Huế, khoe sắc rộn ràng đón Xuân
Hàng loạt cây mai vàng trước Kinh thành Huế đang nở hoa rực rỡ, khoe sắc đón Xuân khiến cho nhiều người đi qua đường Lê Duẩn (TP Huế) đều mê mẩn và thích thú, phải dừng lại để ngắm nghía và chụp ảnh check-in.
Thừa Thiên – Huế được xem là xứ sở của hoàng mai (mai vàng), do đó đi trên đường hoặc vào nhà người dân xứ Huế chúng ta đều bắt gặp mai vàng. Tuy nhiên, vườn mai vàng lớn nhất và nhiều cây có thế “độc, lạ” đẹp nhất khu vực trung tâm TP Huế chính là vườn hoàng mai trong công viên trên đường Lê Duẩn (TP Huế), nằm trước Kinh thành Huế.
Đây là vườn mai vàng Huế được Trung tâm Công viên cây xanh Huế trồng từ năm 2001 đến nay, với hơn 100 cây có tuổi đời từ vài chục năm đến trăm năm và được Trung tâm Công viên cây xanh Huế mua từ người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đưa về trồng, chăm sóc.
Hàng năm, cứ trước Tết Âm lịch vào thời điểm phù hợp, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Huế chia nhau đến chăm sóc như bón phân, tỉa cảnh, vẻ lá… để vườn hoàng mai khoe sắc đúng dịp Tết Nguyên đán.
Ghi nhận của PV Infonet cho thấy, cận kề Tết Nguyên đán các cây hoàng mai đã nở hoa vàng tươi và hàng ngày có rất đông người dân cũng như du khách đến Cố đô Huế đến chiêm ngưỡng chụp ảnh, vui chơi… tại đây.
Những hình ảnh PV Infonet ghi nhận tại vườn hoàng mai trước Kinh thành Huế chiều 20/1 (26 tháng Chạp):
Trước vẻ đẹp của vườn mai vàng, đôi bạn trẻ từ Hà Nội vào chơi đang đi dạo và ngắm hoa mai.
Các gốc mai cũng chính là những điểm để người dân vào chụp ảnh kỷ niệm.
Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng được ba mẹ dẫn đến chụp ảnh kỷ niệm trong vườn hoàng mai lớn nhất TP Huế này.
Một em nhỏ tạo dáng dễ thương bên cây mai vàng nở và được mẹ chụp hình.
Những người lớn tuổi cũng tranh thủ ra vườn mai lưu lại kỷ niệm…
Video đang HOT
Người dân đi dạo tìm những cây đẹp để check-in.
Nón và áo tím Huế – những phụ kiện không thể thiếu khi chụp hình cũng thường xuyên có mặt tại vườn mai trước Kinh thành Huế.
Những nụ cười tươi rạng rỡ bên những cây mai vàng xứ Huế.
Những khung ảnh đẹp được các bạn trẻ lưu lại làm kỷ niệm.
Cặp vợ chồng vào vườn mai ngắm hoa.
Những người lớn tuổi cùng rủ nhau ra vườn hoàng mai chụp ảnh.
Chiều đến, rất đông người dân và du khách đã đến đi dạo và chụp ảnh check-in.
Nhiều bạn trẻ cũng đến với vườn mai vui chơi Xuân…
Theo infonet.vietnamnet.vn
Cầu ngói Thanh Toàn, bức tranh yên bình xứ Huế
Nằm giữa khung cảnh yên bình của làng quê Thanh Thủy Chánh, cầu ngói Thanh Toàn là một trong những cây cầu cổ nhất, có kiến trúc đẹp nhất nước ta. Đây cũng được coi là điểm đến đặc trưng cho hình ảnh thanh bình, êm đềm của đồng quê xứ Huế.
Là cây cầu gỗ rất quý hiếm bởi có giá trị nghệ thuật cao nhất trong tất cả các cây cầu cổ ở Việt Nam, cầu ngói Thanh Toàn được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là "Di tích văn hóa cấp quốc gia" năm 1990. Ngày nay, cầu gỗ Thanh Toàn tọa lạc cách trung tâm thành phố Huế 8km, thuộc địa bàn xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy.
Cầu ngói Thanh Toàn có kiến trúc "thượng gia hạ kiều": trên nhà dưới cầu. Ở Việt Nam hiện nay còn chừng 4-5 chiếc cầu tương tự thế, nổi tiếng nhất chính là Chùa Cầu, Hội An. Thế nhưng khác với bên phố Hội ồn ào và xô bồ, cầu ngói Thanh Toàn lại nên thơ và thanh bình hơn nhiều do ít người biết đến.
Từ bên ngoài nhìn vào có cảm giác cầu như một ngôi nhà do trên cầu có mái che, phủ ngói lưu ly. Được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, ban đầu cây cầu có chiều dài 18,75m, rộng 5,82m. Trải qua dấu ấn tháng năm, lụt lội, chiến tranh... đã được xây dựng, trùng tu lại nhiều lần, kích thước đã bị thu hẹp chiều dài còn 16,85m và rộng là 4,63m.
Cầu có bảy gian, chính giữa là gian thờ bà Trần Thị Đạo, người đã có công xây dựng cây cầu này. Tương truyền bà là con cháu dòng họ Trần có chồng làm quan dưới triều vua Lê Hiển Tông, để cầu tự bà đã dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, để việc đi lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân.
Bảy gian như bảy gian phòng của ngôi nhà, với mỗi gian có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Đây cũng chính là điểm nhấn đặc biệt nhất của cầu ngói Thanh Toàn, là chiếc ghế dừng chân, thậm chí là chiếc phản cho người dân, du khách nằm nghỉ ngơi.
Cho em về với một đoàn cho vui"
Cầu ngói Thanh Toàn gắn bó với người dân Thanh Thủy Chánh lâu đến độ đã được phổ thơ, lưu truyền ca dao. Ngày nay, khi giới trẻ địa phương đi xa làm việc, chỉ còn người già ở lại làng, cây cầu ngói càng trở thành một người bạn tri kỷ của thế hệ người già nơi đây.
">
"Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui"
Cầu ngói Thanh Toàn gắn bó với người dân Thanh Thủy Chánh lâu đến độ đã được phổ thơ, lưu truyền ca dao. Ngày nay, khi giới trẻ địa phương đi xa làm việc, chỉ còn người già ở lại làng, cây cầu ngói càng trở thành một người bạn tri kỷ của thế hệ người già nơi đây.
Dưới chân cầu là khúc sông nhỏ thuộc nhánh của dòng sông Như Ý, mùa hè là mùa hoa súng nở, kết hợp với khung cảnh nông thôn dân dã, cảnh "thượng gia hạ kiều" tạo thành một bức tranh quê tuyệt đẹp như vẽ.
Đầu cầu là một khoảng đất rộng trông ra chợ quê của làng Thanh Thủy Chánh, nơi có một ngôi đình lâu năm được che phủ bởi những gốc đa cổ thụ, địa điểm này thường là nơi diễn ra hội làng, các hoạt động cộng đồng cũng như buôn bán, họp chợ.
Cứ hai năm một lần, cầu ngói Thanh Toàn lại trở thành địa điểm tổ chức lễ hội chợ quê. Chợ quê ngày hội Cầu ngói Thanh Toàn đến nay đã tạo dựng được thương hiệu riêng, không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế, trở thành điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến với vùng đất cố đô Huế
Hạ Du
Theo nhandan.com.vn
Báo Indonesia ca ngợi Đà Nẵng là 'Bali của Việt Nam' Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, báo điện tử Detik của Indonesia ngày 17/1 đã giới thiệu Đà Nẵng là thành phố hiện đại lớn nhất ở miền Trung Việt Nam và là "Bali của Việt Nam". Một góc thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN Theo báo trên, ở Đà Nẵng, du khách có cảm giác như ở một đất nước...