Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế
Không chỉ mê hoặc khán giả với kịch bản hấp dẫn, bộ 3 phim Lord of the Rings còn mang đến những cảnh phim đẹp như tranh vẽ, được ghi hình thực tế ở rất nhiều địa danh hùng vĩ.
Mặc đã ra mắt từ 2 thập kỷ trước, thế nhưng bộ 3 phim Lord of the Rings ( Chúa tể của những chiếc nhẫn) của đạo diễn Peter Jackson vẫn được xem là tượng đài huyền thoại trong dòng phim viễn tưởng nói riêng và lịch sử điện ảnh thế giới nói chung.
Không chỉ chinh phục khán giả nhờ cốt truyện lôi cuốn, Lord of the Rings còn để lại ấn tượng sâu sắc nhờ thước phim đẹp lung linh cùng với bối cảnh vô cùng hoành tráng và chân thật. Dưới đây là một số phim trường cũng như địa điểm thực tế mà đội ngũ sản xuất Lord of the Rings đã sử dụng để ghi hình cho loạt bom tấn của mình.
Ngôi nhà Bag End của người Hobbit Bilbo Baggins, thị trấn Matamata, Waikato, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Đây là phim trường được xây dựng tại thị trấn Matamata, New Zealand để phục vụ cho cả bộ 3 phim Lord of the Rings và The Hobbit. Bag End là ngôi nhà của Bilbo Baggins, người bác của nam chính Frodo Baggins và là bạn thân của pháp sư Gandalf. Tuy nhiên, khung cảnh nội thất của Bag End lại được ghi hình ở một studio trong nhà để đội ngũ sản xuất có thể áp dụng các kỹ thuật khác nhau nhằm thể hiện sự khác biệt về tỉ lệ vóc dáng giữa Gandalf và Bilbo.
Rivendell – công viên Kaitoke, thuộc khu vực Wellington, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Sau khi quá trình ghi hình hoàn tất, đội ngũ sản xuất đã dọn dẹp toàn bộ phim trường mà họ đã xây dựng để phục vụ cho những cảnh quay tại Rivendell. Tuy nhiên sau đó, công ty hiệu ứng – kỹ xảo Weta Workshop đã dựng lại một cánh cổng vòm với kiến trúc tương tự như trong Lord of the Rings tại nơi này.
Hồ Nen Hithoel – Hồ North Mavora, New Zealand – Ảnh: Bored Panda
Đây là nơi đoàn hộ nhẫn bị chia cắt trong đoạn cuối của phần phim đầu tiên, The Fellowship of the Ring. Frodo Baggins và Samwise Gamgee đã vượt qua con hồ này để tiếp tục hành trình đến Mordo và tiêu hủy chiếc nhẫn quyền năng.
Xem thêm: Game Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn kiếm về bộn tiền cho NetEase
Thủ phủ Edoras của Rohan – Núi Sunday, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Đội ngũ sản xuất đã mất nhiều tháng để xây dựng một phim trường rộng lớn tại khu vực xa xôi, hẻo lánh nhất của dãy núi Sunday và tạo ra Edoras. Bức ảnh trên đây là khung cảnh mà Éowyn quan sát được từ Meduseld, khi Gandalf, Legolas và Gimli tìm đến Rohan.
Cánh cổng Argonath – Dòng sông Kawarau, Đảo Nam, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Dòng sông Kawarau được đưa lên màn ảnh lớn để trở thành con sông Anduin trong thế giới rộng lớn của Trung Địa. Bức ảnh trên đây được chụp lại ngay trước khoảnh khắc đoàn hộ nhẫn đi qua hai cây cột trụ khổng lồ Pillars of the King.
Cánh đồng Pelennor – Thị trấn Twizel, vùng Canterbury, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Khu vực đồng bằng gần thị trấn Twizel chính là địa điểm ghi hình cảnh phim Gandalf giải cứu những đồng minh của mình khỏi bè lũ Nazgul (Ma nhẫn) – những tên tay sai đắc lực và nguy hiểm nhất của chúa tể bóng tối Sauron. Đây cũng là nơi Théoden đã có một bài phát biểu hào hùng, xúc động trước khi người Rohirrim ra trận.
Núi Victoria, New South Wales, Úc – Ảnh: Bored Panda.
Đây là nơi Frodo bị bè lũ Nazgul truy đuổi và phải cùng những người bạn Hobbit đồng hành trốn bên dưới một gốc cây khổng lồ. Gốc cây này là sản phẩm của đội ngũ sản xuất và đã bị hủy bỏ sau khi quá trình ghi hình kết thúc.
Đồi Emyn Muil – Khu vực trượt tuyết Whakapapa, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Đây là khu vực xuất hiện trong cảnh phim mở màn của The Two Towers, khi Frodo và Sam đang tiếp tục cuộc hành trình đến Mordo.
Xem thêm: Call of the Night tập 1: Đi đêm gặp ma cà rồng
Hồ Mavora, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Đây là nơi Gandalf Áo Trắng triệu hồi Shadowfax, được mệnh danh là chúa tể của các loài ngựa ở Rohan. Nơi này cũng là địa điểm ghi hình cảnh phim Aragorn, Legolas và Gimli chiếc đầu cắm trên cọc của một con Orc.
Thành Minas Tirith – Công viên quốc gia núi Cook, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Rặng núi này đóng vai trò khung cảnh phía bên trái của tòa thành Minas Tirith, nơi đặc biệt nổi bật trong The Return of the King với cảnh phim Gandalf và Pippin cưỡi ngựa về thủ đô Gondor. Bức ảnh trên đây được chụp từ dòng sông băng Tasman, New Zealand ở độ cao khoảng 80m. Trong khi đó, chiến trường xung quanh Minas Tirith lại được ghi hình ở gần thị trấn Twizel.
Cánh đồng Pelennor – Công viên quốc gia núi Cook, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Với một khu vực rộng lớn như cánh đồng Pelennor, đội ngũ sản xuất Lord of the Rings phải kết hợp ghi hình nhiều địa điểm khác nhau. Bức hình trên đây nằm trong phân cảnh Legolas hạ gục một con Oliphaunt nhờ tài bắn cung điêu luyện của mình.
Nhà trọ Green Dragon – phim trường Hobbiton – Ảnh: Bored Panda.
Green Dragon xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh trong bộ phim The Fellowship of the Ring, khi Gandalf và Frodo đang di chuyển đến ngôi nhà của Bilbo Baggins.
Thung lũng Helm’s Deep – Erewhon Station, núi Sunday, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Phân đoạn Aragorn tìm đến Helm’s Deep được đội ngũ sản xuất quay ở góc rất rộng để thể hiện sự hùng vĩ của dãy núi Sunday. Đây là nơi diễn ra trận chiến Hornburg nổi tiếng bậc nhất trong thế giới Lord of the Rings.
Ngôi làng Rohirrim – Đập Poolburn, Otago, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Đây là nơi ghi hình phân cảnh một tên Orc tấn công ngôi làng Rohirrim. Trong khi đó, phân đoạn Aragorn, Legolas và Gimli truy đuổi tên Uruk-hai đã bắt cóc Merry và Pippin được quay phim ở khu vực lân cận.
Xem thêm: Chúa tể của những chiếc nhẫn: Trở lại Moria, trò chơi sinh tồn ở Trung địa
Thác Mangawhero – Đảo Bắc, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Thác Mangawhero là nơi ghi hình phân cảnh Gollum đuổi theo một con cá dưới sông để lấp đầy cái bụng trống rỗng của bản thân. Nơi này nằm ở một sườn đồi của ngọn núi Ruapehu, cũng là địa điểm quay phim của rất nhiều phân đoạn khác.
Ithilien – Khu đồng bằng Twelve Mile, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Đây là nơi ghi hình phân đoạn Frodo, Sam và Gollum phát hiện ra hai con voi khổng lồ Oliphaunts.
Pháo đài Isengard – Gần khu định cư Glenorchy, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Mô hình cỡ lớn của Isengard đã được đội ngũ sản xuất xây dựng và đặt tại khu vực này.
Dunharrow – Ngọn núi Victoria, New South Wales, Úc – Ảnh: Bored Panda.
Mỏ đá cũ tại Ellice Street, Wellington, New Zealand đã được đội ngũ sản xuất biến thành khung cảnh khu trại của Rohirrim tại Dunharrrow.
Khu vực Deer Park Heights, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Deer Park Heights là khu vực ghi hình rất nhiều khung cảnh hoành tráng của Lord of the Rings. Bức ảnh trên đây là phân đoạn những người tị nạn Rohan đang di chuyển từ Edoras tới Helm’s Deep. Trận chiến giữa họ với bầy Wargs và Orcs cũng được quay tại đây.
Trận chiến The Battle Of The Last Alliance – Whakapapa, New Zealand – Ảnh: Bored Panda.
Đây là nơi ghi hình phân đoạn mở đầu của The Fellowship of the Ring, cũng như của toàn bộ bộ 3 phim Lord of the Rings. Bức ảnh này là cảnh Gil-galad đang chiến đấu với bầy Orc trong trận chiến Battle of the Last Alliance – trận chiến giữa liên minh người, tiên với chúa tể hắc ám Sauron trong Kỷ thứ Hai.
Bản hùng ca 'Chúa tể của những chiếc nhẫn' trở lại màn ảnh rộng với định dạng mới
Được ra mắt lần đầu vào năm 2001, bộ ba phim Chúa tể của những chiếc nhẫn của đạo diễn Peter Jackson đã gặt hái được nhiều thành công vô tiền khoáng hậu và trở thành bản hùng ca trong lòng hàng triệu khán giả yêu phim ảnh.
Cuối tháng 9 này, hai phần phim lần lượt là The Lord of the rings - The Fellowship of the ring (tựa Việt: Chúa tể của những chiếc nhẫn - Nghĩa tình huynh đệ) khởi chiếu 30/9/2022 và The Lord of the rings - The two towers (tựa Việt: Chúa tể của những chiếc nhẫn - Hai tòa tháp) khởi chiếu 14/10/2022 sẽ trở lại màn ảnh rộng với hình ảnh chất lượng cao và thêm các định dạng mới hấp dẫn như IMAX.
Chúa tể của những chiếc nhẫn được dựa trên bộ tiểu thuyết vĩ đại của cố nhà văn J.R.R. Tolkien. Phim lấy bối cảnh tại vùng Middle Earth (Trung Địa), kể về cuộc hành trình tiêu diệt Chiếc nhẫn quyền lực (One Ring) của một người Hobbit tên Frodo Baggins. Số phận của vùng Trung Địa nằm trong tay Frodo và tám người bạn trong Hiệp hội bảo vệ nhẫn ( The Fellowship of the ring) trong chuyến đi tới núi Doom ở Mordo, nơi duy nhất có thể phá hủy chiếc nhẫn One Ring của Chúa tể bóng tối Sauron.
Mặc dù đã hơn hai thập kỷ trôi qua, nhưng dường như sức hút của vùng đất Trung Địa huyền bí vẫn chưa bao giờ giảm đối với những người hâm mộ dòng phim fantasy. Sự ra đời của loạt phim Chúa Nhẫn đã thay đổi bộ mặt của Hollywood mãi mãi. Lần đầu tiên, một dự ám phim viễn tưởng được đánh giá cao về chuyên môn lẫn thương mại với chiến thắng tận 17 giải Oscar và vô số các đề cử khác.
Một trong những yếu tố tạo nên thành công của ba phần phim chính là phần hình ảnh vô cùng ấn tượng, tôn trọng gần như tuyệt đối những miêu tả trong bộ truyện gốc từ những đặc điểm ngoại hình của từng tộc người như sự nhỏ bé của người Hobbit, khuôn mặt đáng sợ của loài Orcs hay diện mạo to lớn của Thần cây; cho tới sự hùng vĩ của vùng đất Trung Địa tất cả đã được đưa lên màn ảnh rộng một cách trọn vẹn nhất. Ngoài ra, cách sử dụng màu sắc thông minh và tinh tế, kết hợp với những góc máy toàn, những yếu tố đã tạo nên một Trung Địa như bước ra từ tiểu thuyết.
Những trận đánh trong Chúa tể của những chiếc nhẫn còn giúp nâng tầm bộ phim với độ hoành tráng khiến ai cũng phải choáng ngợp. Từ những trận đánh nhỏ cho tới những trận đánh mang tính quyết định, tất cả đề đã được các nhà làm phim chăm chút từng chi tiết nhỏ và khiến nó không thể hoàn hảo hơn, dễ dàng làm say đắm trái tim của những khán giả khó tính nhất. Đã mắt thôi chưa đủ, phần âm thanh của của Chúa nhẫn cũng rất được chú trọng để liên kết cảm xúc của người xem, thậm chí riêng phần nhạc nền của phim cũng đã ẵm đến 8 giải thưởng lớn.
Có thể nói, các nhà làm phim Chúa tể của những chiếc nhẫn không chỉ tạo nên một bộ phim mà họ đã tạo nên cả một thế giới. Mặc dù hệ thống câu chuyện trong tiểu thuyết gốc rất phức tạp nhưng đạo diễn Peter Jackson đã cố gắng để giữ lại những sự kiện chính và giúp câu chuyện luôn mạch lạc, không bị chắp vá. Và những nỗ lực này đã đem lại nhà làm phim những thành công mà tới hiện tại khó bộ phim nào có thể vượt qua được.
The Lord of the rings - The Fellowship of the ring - tựa Việt Chúa tể của những chiếc nhẫn - Nghĩa tình huynh đệ khởi chiếu 30/9/2022.
The Lord of the rings - The two towers - tựa Việt Chúa tể của những chiếc nhẫn - Hai tòa tháp khởi chiếu 14/10/2022.
The Lord Of The Rings trở lại màn ảnh rộng với định dạng mới Cuối tháng Chín, hai phần phim của The Lord Of The Rings sẽ trở lại màn ảnh rộng với hình ảnh chất lượng cao tại các phòng chiếu Việt. Được ra mắt lần đầu vào năm 2001, bộ ba phim The Lord Of The Rings - Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson đã gặt hái được nhiều thành...