Mê mẩn với 13 góc làm việc tại nhà của dân thiết kế, chị em công sở hoàn toàn có thể học hỏi theo!
Có lẽ công việc cần nhiều sự sáng tạo cũng đòi hỏi một không gian độc đáo đúng không nào?
Dịch Covid-19 khiến cho nhiều người làm việc tại nhà và phải sắp xếp, thiết kế không gian làm việc để hiệu suất đạt cao nhất. Vậy riêng đối với những người làm nghề thiết kế, họ sẽ nghĩ ra ý tưởng gì để tân trang cho không gian ấy của mình? Cùng nghía qua 13 góc làm việc tại nhà đẹp miễn chê của dân design nhé chị em ơi. Đặc biệt bạn có thể học theo kiểu trang trí này bởi nó không quá khó đâu!
1. Brady Tolbert – giám đốc sáng tạo tại Bobby Berk. Không gian làm việc nhỏ xinh của anh là sự kết hợp của những ý tưởng nảy lên trong đầu. Chúng xuất hiện xung quanh để kích thích sự sáng tạo.
2. Agnie Myung – đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo ở Poketo. Cô chuyển đổi phòng khách của mình thành nơi lý tưởng để làm việc. Cô biết kết hợp những điều nhỏ bé để tạo niềm vui trong công việc.
3. Hopie Stockman – đồng sáng lập của Block Shop. Một căn phòng gần gũi với thiên nhiên để mỗi ngày làm việc sẽ hưởng trọn ánh sáng mặt trời là điều mà cô gái hướng tới.
4. Lauren Nelson – nhà sở hữu Lauson Nelson Design. Chiếc bàn ăn đối với cô là không gian lý tưởng làm việc cũng như tổ chức các cuộc họp online.
5. Jake Rodehuth-Harrison – đồng sáng lập của Etc.etera. Góc làm việc đơn giản nhưng anh biết đặt chiếc laptop của mình lên trên vài cuốn sách để hạn chế cơn mỏi cổ.
6. Nick Cope – giám đốc điều hành của Calico Wallpaper. Cô cũng làm việc ngay tại trên bàn ăn của mình bởi góc này sẽ hưởng rất nhiều ánh sáng tự nhiên.
7. Cathy Bailey – đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo tại Health Ceramics. Cô lựa chọn góc làm việc cách bếp ăn vài bước chân. Điều đó có nghĩa cô sẽ dễ dàng chuẩn bị bữa ăn mà không bị động trước những việc gấp.
8. Sara Combs – đồng sáng lập của The Joshua Tree House. Cảm hứng nơi làm việc của cô là màu nâu gỗ, nhưng điều đấy không làm khung cảnh trầm buồn mà ngược lại rất tươi sáng.
9. Dan Mazzarini – nhà sáng lập BHDM Design. Cảm hứng của anh lại là màu đen trắng trông thật sự sang trọng, huyền bí nhưng vẫn chuyên nghiệp mặc dù anh ngồi làm việc trên bàn ăn gia đình.
Video đang HOT
10. Bobby Berk – đồng sáng lập Netflix’s Queer Eye. Anh chia sẻ mình làm việc ở hầu khắp các phòng trong gia đình. Sự không cố định ấy là chất xúc tác cho cảm hứng, ý tưởng không bao giờ bị nhàm chán.
11. Michaele Simmering – nhà sáng lập và giám đốc sáng tạo của Kalon. Mặc dù làm việc tại nhà chẳng còn xa lạ gì với anh nhưng anh không ngừng sáng tạo, đổi mới nó. Ý tưởng mới sẽ được dính lên tấm bảng trước mặt để anh luôn được dồn toàn tâm trí suy nghĩ về nó.
12. Ginny Macdonald – nhà sáng lập của Ginny Macdonald Design. Cô quyết định làm việc ở ngay phòng ăn của mình – nơi dễ dàng nhìn ra phòng khách. Thiết kế của cô tạo cảm giác ấm cúng khi làm việc trong chính căn nhà mình.
13. Robert McKinley – nhà sáng lập của Studio Robert McKinley. Anh muốn tạo một không gian làm việc để mình có thể thoải mái đắm chìm vào sáng tạo. Vì vậy sự sắp xếp ngăn nắp gọn gàng cũng như độc đáo là điều anh ưu tiên trước hết.
Quiry
Cải tạo căn phòng 17m được xây đã 20 năm thành không gian đa năng, tiện ích nhờ tận dụng nội thất quán cà phê cũ ở Sài Gòn
Bắt nguồn từ ý tưởng muốn tận dụng lại nội thất của quán cà phê cũ, cô gái trẻ Phương Thanh đã "mặc" chiếc áo mới cho căn phòng 17m của mình thật đẹp và tiện ích.
Căn phòng cũ của Phương Thanh có diện tích 17m. Vì không gian đã khá cũ kỹ, cách sắp xếp nội thất lộn xộn, không phù hợp với cuộc sống sinh hoạt của chính mình.
Cô gái Phương Thanh quyết định tận dụng lại nội thất của quán cà phê cũ để thay đổi diện mạo cho không gian được xây dựng cách đây 20 năm.
Trước đây, từ năm 2014 - 2018, Phương Thanh có làm một quán cà phê nhỏ lấy cảm hứng từ phong cách cổ điển châu Âu kết hợp phong cách hiện đại.
Thời điểm hiện tại vì quán không còn hoạt động nữa nên cô gái đã tận dụng lại nội thất để làm đẹp căn phòng cho chính mình.
Cô gái trẻ Phương Thanh tự cải tạo không gian sống của mình.
Để cải tạo không gian, Phương Thanh tự tìm kiếm, tham khảo ý tưởng và chỉnh sửa theo ý thích cá nhân. Phương Thanh cũng đặt đóng đồ riêng theo kích cỡ mong muốn. Vì cô cũng có nhiều kinh nghiệm trước đó khi tự thiết kế quán cà phê để giảm chi phí nên khi làm đẹp không gian sống, Phương Thanh không quá bỡ ngỡ.
Căn phòng đã xây dựng 20 năm.
Toàn bộ căn phòng trước khi cải tạo.
Khi quyết định cải tạo phòng, Thanh xác định trang trí tổng thể trước để phù hợp với việc tận dụng các món đồ nội thất thiết kế có sẵn. Thanh chọn sàn gỗ màu sáng để tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái cho căn phòng nhỏ. Cô cũng chọn vân nâu vàng nhẹ để tăng sự ấm cúng cho không gian.
Đồng thời, sơn toàn bộ tường và trần, cửa lớn, lan can đều được lựa chọn màu trắng. Vì yêu thích phong cách tối giản nên sự đồng điệu về màu sắc luôn là yếu tố được Thanh ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, sử dụng một màu sơn cũng là cách để cô gái tiết kiệm về mặt chi phí khi cải tạo căn phòng nhỏ.
Phương Thanh bỏ chiếc giường sắt cũ vì không còn phù hợp với nội thất chung của căn phòng sau khi cải tạo. Để tiết kiệm chi phí cũng diện tích phòng, Thanh không mua giường mới mà chọn cách nằm nệm.
Góc ghế đa năng.
Kệ đựng đồ.
Phương Thanh còn tự mua đinh 3 chân nhỏ gọn để treo tranh trang trí tường, vừa dễ vừa tạo vẻ đẹp bắt mắt cho không gian.
Đồ trang trí trên kệ giúp không gian đẹp hơn.
Góc nhỏ sắp xếp gọn gàng.
Tủ đựng đồ được giữ lại vì có cùng tone với căn phòng sau cải tạo.
Thanh cũng giữ lại tủ quần áo cũ vì còn sử dụng tốt, kiểu dáng cũng khá xinh xắn và đồng bộ với màu nội thất chung sau khi cải tạo.
Căn phòng được Phương Thanh chia làm 3 khu vực chức năng chính. Khu vực bàn trang điểm, gương, tủ áo sẽ được bố trí cùng một góc để khi sử dụng, di chuyển qua lại được thuận tiện hơn. Khu vực tủ kệ và sofa mini được đặt ngay lối cửa vào phòng để khi đi đâu về có thể đặt đồ lên kệ và ngồi ở ghế nghỉ ngơi. Đây cũng là nơi Thanh yêu thích đọc sách khi rảnh rỗi. Khu vực bàn làm việc đơn giản nhưng được bố trí gần cửa sổ hoặc ban công để tạo cảm giác thoải mái, thông thoáng, thư giãn khi ngồi làm việc lâu.
Rèm cửa vừa tăng vẻ đẹp cho không gian vừa che bớt khuyết điểm cho căn phòng.
Góc bàn trang điểm.
Chia sẻ về kinh nghiệm sắp xếp đồ đạc, cô gái trẻ cho biết:
- Vì yêu thích phong cách tối giản nên việc đầu tiên của Thanh là bỏ đi rất nhiều đồ đạc không cần thiết để căn phòng trở nên gọn nhẹ.
- Sau khi cải tạo thì việc sắp xếp đồ đạc trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Thanh ưu tiên để ít vật dụng trên mặt bàn và kệ. Việc này sẽ giúp ít bị bừa bộn và mỗi khi lau dọn hoặc sắp xếp lại vị trí cũ cũng rất nhanh, tiết kiệm thời gian.
Phương Thanh cho biết thêm: "Khi cải tạo nhà, mình thấy không nên sử dụng nhiều kệ vì rất mau đóng bụi, khi lau dọn cũng sẽ rất ngại. Ngoài ra nhiều kệ cũng làm cho mình hay nhét đồ vô tội vạ sẽ khiến căn phòng trở nên bừa bộn, lộn xộn.
Đối với sàn gỗ, không nhất thiết phải đặt ở cửa hàng lớn vì giá thành sẽ cao hơn nhiều so với những công ty nằm ở quận nhỏ. Với rèm, một trong những vật dụng quyết định giá trị thẩm mỹ của căn phòng. Vì thế, mình chọn mua thanh lý ở các tiệm may rèm để giá thành được giảm đi nhiều".
Nệm ngủ thay cho chiếc giường cũ.
Căn phòng tiện ích hơn, gọn gàng hơn sau khi cải tạo.
Căn phòng sau khi cải tạo trở nên gọn gàng, đáng yêu và rộng rãi hơn. Mỗi ngày khi về nhà, chị đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu và yêu thích ngắm nhìn căn phòng của mình.
Nhật Ánh
Vai trò của ánh sáng trong việc tạo nên cảm hứng cho góc làm việc tại nhà Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng giúp góc làm việc tại nhà thêm đẹp hơn, tăng thêm nhiều cảm hứng cho việc giải quyết công việc hàng ngày. Ánh sáng được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng thêm cảm hứng cũng như sự thoải mái khi làm việc tại nhà. Khi tạo bàn làm...