Mê mẩn vẻ đẹp khó cưỡng lại của mùa lúa mới tại thung lũng Pù Luông
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130km về phía Tây Bắc, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông từ lâu đã nổi tiếng trong cộng đồng du lịch phượt bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và cuộc sống yên bình, tĩnh lặng của đồng bào dân tộc miền núi.
Là một vùng cao rộng hơn 17.600ha, được nối liền với phần đuôi của Vườn Quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi chạy song song, địa hình của Pù Luông có nhiều suối thác, hang động, ruộng bậc thang và những bản làng nằm yên bình giữa cảnh tượng thiên nhiên xanh rì và núi non hùng vĩ. Việc sở hữu thảm thực vật phong phú này đã giúp cho khí hậu của nơi đây luôn mát mẻ, dễ chịu ngay cả trong những ngày hè oi bức nhất.
Quang cảnh Pù Luông
Ngay lúc này, du khách có thể ghé thăm Pù Luông để đón mùa lúa mới và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng, khu ruộng bậc thang trong chiếc áo mới xanh mướt và tận hưởng cuối tuần của mình tại đây với nhiều điểm đến vô cùng thú vị.
Bản Kho Mường
Nhìn từ xa, Kho Mường như một bức tranh yên bình được tạo nên bởi sắc xanh, ánh vàng thơ mộng của ruộng nương và núi rừng xanh ngát với điểm nhấn là những mái nhà sàn nằm xen kẽ nhau. Cảnh vật trời ban này cũng đã giúp bà con Kho Mường có thể phát triển kinh tế của mình bằng việc khai thác thêm các dịch vụ về du lịch.
Bức tranh thiên nhiên thơ mộng mang tên Kho Mường
Đến với Kho Mường, du khách sẽ được đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên và tham gia vào những hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc Thái cũng như hòa mình vào cuộc sống dân dã, thường nhật của người dân nơi đây.
Cuộc sống yên bình của người dân địa phương Kho Mường
Đặc biệt, du khách có thể ghé thăm hang Kho Mường nằm cuối đường mòn xuyên qua các cánh đồng của thung lũng. Đây là hang động được tạo nên từ những khối nhũ đá vôi được hình thành từ hơn 250 triệu năm trước và là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi.
Vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn của hang Kho Mường
Thác Hiêu
Bắt nguồn từ hang đá thuộc dãy núi đá vôi của khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông – Cúc Phương, Thác Hiêu và dòng suối Hiêu thuộc địa phận Làng Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước hiện đang là điểm đến yêu thích của dân phượt và du khách yêu thích du lịch khám phá trong thời gian gần đây.
Dòng thác Hiêu
Theo người dân địa phương, dòng thác này có chiều dài khoảng 800m và có màu vô cùng trong xanh. Không những thế, nhiệt độ của dòng nước còn có thể thay đổi theo mùa, trở nên mát lạnh vào mùa hè và ấm áp về đông
Hồ nước trong trẻo nằm dưới chân thác
Video đang HOT
Kết thúc hành trình khám phá Thác Hiêu, du khách có thể dừng chân tại một hồ nước nhỏ ở phía cuối thác. Mực nước chỉ hơn 1m khiến du khách có thể dễ dàng hòa vào dòng nước mát và thỏa sức nghỉ ngơi, thư giãn khi đã ở phía cuối chặng đường.
Son – Bá – Mười
Vượt qua những con dốc cao và khúc khuỷu, Son – Bá – Mười, hay còn được gọi là khu Cao Sơn nằm tách biệt hoàn toàn với bên ngoài và vẫn còn lưu giữ những dấu ấn truyền thống mang nhiều đặc trưng của người Thái cổ.
Cung đường dẫn tới khu Cao Sơn cũng là điểm hấp dẫn dân du lịch, đặc biệt là với những ai yêu thích du lịch mạo hiểm.
Được ví như một Sapa thu nhỏ của Pù Luông, Cao Sơn có khí hậu ôn hòa quanh năm với nhiệt độ trung bình từ 18 – 22 độ C và còn có thể có tuyết rơi vào mùa đông.
Đỉnh Pù Luông
Từ đỉnh Pù Luông, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn phong cảnh nên thơ của núi rừng, cánh đồng và thung lũng ở dưới chân núi sau hành trình kéo dài 6 – 8 tiếng.
Đỉnh Pù Luông
Ngoài ra, bạn còn có thể dựng trại trên đỉnh để ăn uống, nghỉ ngơi qua đêm và tận hưởng khung cảnh yên bình, trôi qua một cách tĩnh lặng của núi rừng.
Sương mù che đỉnh Pù Luông mỗi sáng sớm
Hiện nay, khi việc di chuyển đã không còn là một trở ngại lớn, du khách có thể đến với Pù Luông bằng những combo bao gồm xe khách và phòng nghỉ tại các điểm lưu trú địa phương.
Sống chậm ở Hoài Khao
Nằm nép mình trong một thung lũng mênh mông rộng, bao quanh là đại ngàn Phja Oắc- Phja Đén, xóm Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) có cả thảy hơn 34 nóc nhà với gần 200 nhân khẩu.
Xóm nhỏ này là nơi sinh sống của đồng bào Dao Tiền. Đặc biệt, tất thảy từ văn hóa, kiến trúc, nghề thủ công truyền thống từ xa xưa nơi này vẫn được lưu giữ đầy đủ...mặc kệ những hiện đại ồn ào đe dọa lấn lướt.
Xóm nhỏ trong mây
Xóm Hoài Khao còn hoang sơ lắm. Ngoài chuyện xóm mới có điện lưới cách đây hơn 2 tháng và những con đường bê tông mới làm cách đây một vài năm cho tiện đi lại thì gần như chưa có bất cứ thứ gì gọi là "hiện đại xâm lấn".
Buổi sáng, thức dậy trong ngôi nhà gỗ truyền thống mái lợp ngói âm dương của đồng bào Dao Tiền, chỉ cần đưa mắt qua cửa sổ thôi là đã thấy mây trắng tinh khôi sà xuống sát ngọn những cây quế cổ thụ trước sân nhà. Ở Hoài Khao dường như mọi việc đều diễn ra trong mây....
Những ngôi nhà gỗ được dựng nơi lưng chừng thung lũng, bốn phía núi bao bọc, phía dưới là những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa nước đổ
Vì nằm ở địa thế cao hơn 1.000m so với mực nước biển, lại là vùng đệm của rừng nguyên sinh nên khí hậu ở đây quanh năm trong lành, ngày mát mẻ, đêm se lạnh, mùa Đông thi thoảng có băng giá. Hệt như khí hậu Sapa Lào Cai vậy.
Những ngôi nhà gỗ được dựng nơi lưng chừng thung lũng, bốn phía núi bao bọc, phía dưới là những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa nước đổ, khi những tia nắng mặt trời chiếu vào, những thửa ruộng cứ lấp la lấp lánh... Khung cảnh này thực sự là lựa chọn không thể bỏ qua cho những người ưa tĩnh lặng và muốn trải nghiệm sống chậm.
Trong 34 nóc nhà của cả bản, có 7 hộ gia đình ở đây đầu tư làm homestay, gọi là đầu tư nhưng thực chất cũng chỉ là sửa lại căn nhà của mình cho sạch sẽ, thoáng mát, mua thêm chăn gối, cải tạo lại bếp, xây thêm khu vệ sinh ...
Những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa nước đổ
Trò chuyện với chúng tôi, ông Lý Hữu Tăng - trưởng xóm Hoài Khao cho biết người dân trong xóm trước khi làm quen với khái niệm du lịch cộng đồng thì chỉ biết đi làm nương rẫy và chăn nuôi. Cuộc sống phần lớn là tự cung, tự cấp nên kinh tế rất khó khăn. Hai năm qua được lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, lãnh đạo huyện Nguyên Bình vận động, hỗ trợ và chỉ dẫn, bà con đã bắt đầu đưa chuồng trại ra khỏi nơi sinh sống, bắt đầu làm homestay.
Chị Lý Thị Hương - chủ một ở Hoài Khao chia sẻ, bản thân chị và những người dân trong xóm, lần đầu nghe đến du lịch cộng đồng thì thấy xa lạ lắm, vì từ trước tới giờ người dân trong bản không mấy ai đi đâu xa, quanh năm chỉ biết chăn nuôi và trồng trọt trên nương. Nhưng sau rất nhiều lần vận động, phổ biến kinh nghiệm và học hỏi của cán bộ xã, cán bộ huyện, chị và người dân trong bản đã có những khái niệm ban đầu về làm du lịch, phát triển kinh tế gắn với gìn giữ và giới thiệu văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Con đường nhỏ chạy xuyên qua xóm Hoài Khao
Cũng theo chị Lý Thị Hương để làm được homestay, vợ chồng chị chỉ có chút ít vốn liếng còn đâu phải đi vay ngân hàng cộng thêm một phần tiền hỗ trợ từ huyện Nguyên Bình. Vì không có tiền nên để hoàn thiện một lúc, vợ chồng chị đã tích góp từng đồng, mỗi lúc mua một thứ ... sau gần hai năm homestay đơn giản nhưng sạch sẽ đã hoàn thiện.
Chị Bàn Thị Liên, chủ homestay Khánh Hưng cho biết: "Trước khi làm homestay, ngày nào hai vợ chồng cũng đi làm nương từ sáng sớm, mang theo cơm trưa, đến chiều tối mới về nhà. Ngày nào cũng vậy. Thế nhưng giờ chuyển sang du lịch thì đỡ vất vả hơn. Cũng mừng là, ngày càng nhiều du khách biết và tìm đến với Hoài Khao.
Những bông tú cầu nở rực rõ góc sân nhà
Theo chị Liên để xây homestay và sắm sửa đồ đạc trong nhà anh chị đã phải vay toàn bộ tiền ngân hàng, bên cạnh đó là 80 triệu tiền hỗ trợ của huyện. Giờ đây homestay của gia đình chị đã có thể đón khách với 5 phòng, trong đó có 2 phòng riêng và 3 phòng chung. Bây giờ, việc quan trọng nhất mà chị phải tập trung đó là trau dồi tay nghề bếp núc để có nhiều món ăn ngon hơn phục vụ khách.
Điểm đến nguyên sơ trên cung đường Đông Bắc
Hoài Khao vốn có tên cổ là Vài Khao, tiếng Dao có nghĩa là trâu trắng, còn tên gọi Dao Tiền xuất phát từ việc ở cổ áo (phía sau) có đính chín đồng tiền bạc, tượng trưng cho vía của thần ế Mẫu, vị thần đã có công che chở, nâng đỡ cho người Dao Tiền từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến khi người Dao Tiền trở về với tổ tiên. Cũng giống như nhiều bản làng của đồng bào dân tộc ở vùng núi Đông Bắc, bản nhỏ và hoang sơ này luôn khát khao một cuộc sống ấm no và sung túc và bài toán thoát nghèo có vẻ như là đã tìm ra lời giải: làm du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa.
Đến với Hoài Khao, du khách có cơ hội đi xuyên qua đoạn đường dài 3,5km, con đường thông từ xã Quang Thành sang xã Thành Công, đoạn đường chỉ có mây, núi và rừng nguyên sinh
Ông Đào Nguyên Phong - Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết: "Ban đầu vận động bà con làm homestay gặp rất nhiều khó khăn, cán bộ huyện phải đi từng hộ dân để thuyết phục, rằng muốn cuộc sống ấm no hơn, kinh tế tốt hơn thì không thể chỉ đi làm nương, đi rẫy được. Chúng ta có lợi thế phong cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, có bản sắc văn hóa vậy thì chúng ta sẽ làm du lịch cộng đồng, làm homestay để làm sao xóm Hoài Khao trở thành địa điểm du lịch, thu hút du khách đến trải nghiệm văn hóa, cảnh đẹp nơi đây.
Chủ tịch UBND Huyện Nguyên Bình Đào Nguyên Phong giới thiệu cho du khách về bản Hoài Khao
Để người dân xóm Hoài Khao có thể "mục sở thị" những làng du lịch cộng đồng đã thành công và đang đón khách du lịch đến ở như thế nào, chúng tôi đã đưa họ đi tham quan tại làng đá Khuổi Ky, huyện Trùng Khánh. Sau khi tham quan về, bà con Dao Tiền đồng ý làm homestay, chúng tôi tiếp tục thuyết phục họ phải di dời chuồng trâu, lợn ra khỏi khu vực sinh sống. Khó khăn tiếp nữa là nhận thức còn hạn chế của người dân ở đây, chúng tôi phải đến từng nhà, chỉ dẫn từng cách nói, cách làm, thậm chí cách vệ sinh nhà cửa, nhà vệ sinh rồi sân vườn..."
Khung cảnh "gây thương nhớ" ở Hoài Khao
Sau hai năm triển khai và hỗ trợ, ngày tháng 4/2022 vừa qua, huyện đã chính thức đưa 7 homestay đi vào hoạt động. Điểm thú vị là mỗi homestay mang một nét riêng, tạo sự phong phú, hấp dẫn cho du khách. UBND huyện Nguyên Bình xác định phương châm phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy việc xây dựng, quy hoạch tại Hoài Khao được quản lý sát sao để không phá vỡ cảnh quan, thiên nhiên, không để bê tông hóa.
Ông Phạm Hải Quỳnh - Chủ tịch Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam cho biết: "Du lịch cộng đồng miền Bắc được ví là cái nôi của du lịch cộng đồng Việt Nam. Trong quá trình phát triển, chúng ta nhận được sự song hành của các tổ chức quốc tế như GREP, AOP, EU...
Những ngôi nhà gỗ với nóc nhà lợp ngói âm dương
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cũng đã xuất hiện một số những hiểu lầm. Trong đó, chúng ta lầm tưởng việc xây dựng các homestay chính là phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, homestay chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ".
Theo ông Phạm Hải Quỳnh, du lịch cộng đồng là hoạt động mang lại lợi ích cho cả cộng đồng. Hiện nay, chúng ta có những địa phương tích cực phát triển như Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La... Việc xây dựng và phát triển mô hình sinh kế cộng đồng sẽ giúp quá trình phát triển du lịch bền vững và lâu dài. Gần đây, nhiều địa phương cũng dần phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, đã có những thất bại, cho nên tìm hướng đi đúng vẫn là một dấu hỏi lớn. Hoài Khao cũng không là ngoại lệ.
Du khách được trải nghiệm in sáp ong tạo hoa văn trên trang phục của người Dao Tiền
Tuy nhiên, ông Phạm Hải Quỳnh đánh giá: "Với tinh thần học hỏi, sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đã giúp mô hình du lịch ở đây có nhiều khởi sắc. Người dân địa phương đã xây dựng được 34 căn nhà mang giá trị văn hóa của đồng bào. Đồng thời, địa phương cũng đang tạo dựng cảnh quan, cơ sở vật chất để phát triển mô hình sinh kế bền vững trong tương lai. Từ đó, tôi tin tưởng rằng đây sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong tương lai. Sau hai năm đại dịch, du lịch cộng đồng đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh. Hiện nay, du khách thường có xu hướng tự di chuyển, đi theo nhóm nhỏ và tìm đến những nơi có cảnh vật yên bình. Những điểm đến du lịch cộng đồng sẽ đặc biệt thu hút và tạo sức bật lớn trong tương lai không xa".
Trước đây, khi nhắc tới Cao Bằng, thường thì du khách vẫn chỉ nhớ đến thác Bản Giốc ở Trùng Khánh và Hang Pác Pó, suối Lê nin ở Hà Quảng....Nhưng Cao Bằng có nhiều hơn thế và huyện Nguyên Bình là một ví dụ.
Bên cạnh những điểm du lịch nổi tiếng như làng du lịch cộng đồng Hoài Khao, nhà trình tường ở xã Thành Công, hang ong với những tổ ong "khổng lồ" cùng tập tục lấy sáp ong làm nên những bộ trang phục ấn tượng của phụ nữ Dao Tiền thì huyện Nguyên Bình còn được biết đến với những điểm đến hết sức thú vị như: Rừng trúc, rừng thông rộng hàng chục hecta, hay đỉnh Phja Oắc cao 1.931m so với mực nước biển, nơi được ví như nóc nhà của Cao Bằng mùa Đông thường xuất hiện băng tuyết...Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, du lịch Nguyên Bình vẫn còn là cụm từ mới mẻ trong từ điển của du khách. Nhiều du khách còn ví von rằng, mảnh đất này "như một nàng công chúa ngủ trong rừng và vẫn chờ hoàng tử đến đánh thức".
Hang ong khoái ở Hoài Khao điểm đến không thể bỏ qua của du khách
Năm 2021, để phát huy tiềm năng du lịch cảnh quan rừng trúc, huyện Nguyên Bình triển khai thực hiện Chương trình đột phá xây dựng điểm ngắm cảnh, trải nghiệm vườn trúc sào trong vùng Phja Oắc - Phja Đén. Địa điểm được lựa chọn là vườn trúc, vầu trên 30 ha (diện tích trúc là 20 ha, vầu là 10 ha) tại xóm Bản Phường, xã Thành Công. Hiện tại, huyện đã và đang triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục: hạ tầng đường bê tông dẫn vào vườn trúc, đường dạo trong vườn trúc, nhà đón tiếp, các chòi ngắm cảnh, điểm chụp hình, biển chỉ dẫn, biển hiệu. Đặc biệt, ưu tiên sử dụng vật liệu hài hòa, thân thiện môi trường và phù hợp với khí hậu trong vùng. Nhiều du khách nhận định, vẻ đẹp của rừng trúc nơi đây chỉ nhỏ hơn về quy mô so với rừng trúc Arashiyama nổi tiếng của Nhật Bản chứ không hề thua kém về vẻ đẹp cũng như mức độ hoang sơ.
Cùng với rừng trúc, rừng thông ở xã Thành Công nằm trong Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén với diện tích 102,8 ha được trồng từ năm 1976. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, với những bãi đất bằng phẳng, rộng rãi là điểm thu hút du khách đến thăm quan, dã ngoại. Thời gian tới, huyện Nguyên Bình sẽ tiếp tục xin chủ trương của UBND tỉnh Cao Bằng để phát triển du lịch tại rừng thông.
Đỉnh núi Phja Oắc cao 1.931m là một trong hai đỉnh núi cao nhất của tỉnh Cao Bằng, mùa hè khí hậu mát mẻ, mùa đông giá lạnh cộng với độ ẩm cao, vì thế nơi đây thường có băng tuyết. Đỉnh Phia Oắc trước năm 2007 hầu như chưa có dấu chân người. Được biết đến là một trong những điểm đến tiềm năng trên tuyến du lịch khám phá Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng, đến nay, Phja Oắc đã là một cái tên thường xuyên xuất hiện trong danh sách các điểm săn tuyết của nhiều du khách.
Check in trên đỉnh Phja Oắc
Vừa qua, huyện Nguyên Bình đã đầu tư cải tạo, xây dựng điểm tham quan vọng cảnh trên đỉnh núi Phja Oắc với tổng kinh phí 2,091 tỷ đồng. Hiện nay đã hoàn thiện hòn đá mốc (đá tự nhiên) khắc chữ "Phja Oắc 1931m"; hoàn thành trồng mới cây cô đơn; đang hoàn thiện sàn ngắm cảnh, đường bậc lên xuống. Qua hơn một năm tập trung triển khai thực hiện, đến nay, các hạng mục đầu tư cơ bản đã hoàn thiện, và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch.
Sapa có một 'làng Tây' 5 sao đẳng cấp nằm giữa thung lũng ruộng bậc thang: Cấp sổ đỏ vĩnh viễn, vị trí đắc địa được UNESCO bảo tồn Quần thể nghỉ dưỡng núi đẳng cấp đầu tiên của Việt Nam này đang trở thành thỏi nam châm thu hút các du khách và cả các nhà đầu tư nhờ sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh đặc biệt. Nhờ không gian thiên nhiên trời phú ở độ cao trung bình 1500-1800m so với mặt nước biển, khí hậu, sông suối, núi...