Mê mẩn sắc hoa đào trên cao nguyên đá
Đến thăm huyện Mèo Vạc (nằm ở vùng lõi trên Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang) du khách sẽ được thưởng thức.
chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của hoa Đào, hoa Mận, hoa Lê, hoa Cải…Những gốc Đào phai cổ thụ và những cây Mận, cây Lê được trồng xung quanh những ngôi nhà của đồng bào đang đua nhau khoe sắc tạo như những bức tranh thật đẹp.
Không ít người ngỡ ngàng và thổn thức khi được ngắm nhìn vẻ đẹp của hoa đào tại Hà Giang.
Là biểu tượng cho vẻ đẹp của ngày xuân, hàng năm cứ mỗi dịp tết đến xuân về, khắp vùng cao nguyên đá được bao phủ bởi sắc hồng rực rỡ của hoa đào.
Sắc thắm của đào phai, đào bích như rực rỡ hơn trong nắng xuân khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ thích thú.
Đến hẹn lại lên, khi vườn đào Tả Lủng bắt đầu chớm nụ thì du khách khắp nơi trong và ngoài tỉnh lại nhộn nhịp ghé thăm
Thiếu nữ dân tộc bên những cành đào phai của núi rừng cao nguyên đá.
Vẻ đẹp kiêu hãnh, mộng mơ của hoa đào khiến mùa xuân ở đây thêm sắc màu và tươi sáng.
Mùa hoa đào nở ở Hà Giang thường bắt đầu từ tháng 11 đến tận tháng 3 dương lịch.
Video đang HOT
Du khách vẫn gọi Hà Giang là xứ sở của hoa đào nở muộn.
Vào dịp đầu xuân năm mới nhiều diện tích hoa mận cũng thi nhau khoe sắc tạo ra một màu trắng ấn tượng.
Hà Giang mùa xuân rồi, em sẽ quay lại chứ?
Người ta truyền tai nhau rằng không thể đến Hà Giang mà quên uống rượu ngô, quên ghé thăm nhà đồng bào dân tộc và quên các mùa hoa.
Người ta có thể say vì rượu ngô, nhưng cũng dễ say vì những loài hoa bừng nở trên cao nguyên đá mỗi mùa.
Nếu như dịp cuối thu đầu đông, cả cao nguyên đá chìm trong sắc hồng của tam giác mạch và sắc cam của cúc dại thì khi xuân về, khắp mọi ngả đường bỗng rực rỡ với sắc hoa đào.
Sắc hoa làm xao xuyến lòng người.
Cứ dịp sau Tết nguyên đán, khi những sơn gió se sắt lạnh bắt đầu thổi xuống, bạn bè lại gọi nhau xếp ba lô về cao nguyên đá ngắm hoa đào. Hoa không mọc trên những cánh đồng bằng phẳng mà là trên những triền đá, những mép vực, những bờ rào đá.
Còn gì bằng nếu được một lần lên Hà Giang vào mùa xuân, khi hoa đào hoa mận, hoa mơ khoa sắc giữa núi rừng, rung rinh trên những mái nhà, nhấp nhô bên rào đá, khi cô gái Mông mặc váy xòe đi chợ Tết, khi chợ phiên lung linh rực rỡ sắc màu.
Phải lên vào đúng những ngày xuân chưa tan, gặp những người đàn ông say ngật ngưỡng đến mức ngủ quên bên vệ đường, khi những đứa trẻ má ửng hồng vì lạnh vui vẻ rủ nhau trèo tít cao trên những cây mận to, đi sâu vào những bản làng bình yên, ngắm nhìn và cảm nhận cuộc sống của con người vùng núi đá, chân chất mà nồng hậu, cạn cùng họ một chén rượu ngô đầy ắp ân tình giữa tiết trời rét căm.
Lên Hà Giang, nếu đã thăm thú hết các địa danh nổi tiếng hãy thử một lần vào bản, vào thăm nhà một người đồng bào, trò chuyện cùng họ. Những con người ngày ngày đeo gùi lên nương lúc nào cũng cúi gằm mặt vào đất, váo đá núi nhưng nụ cười thì lúc nào cũng thường trực trên môi, phút trước còn ngại ngùng e dè vì người lạ, phút sau câu chào hỏi đã xem nhau như người trong nhà.
Những người ở cao nguyên đá, ở ngôi nhà rào bằng đá, ngày ngày cuốc từng hốc đất gieo hạt giống trên sườn núi đá, sống trên đá, chết chôn trong đá nhưng vẫn không rời đi, không bỏ cuộc. Mùa đốt nương đến, ngước lên đến mênh mông thấy khói vẫn bốc cao từ những dãy núi đá chênh vênh.
Đi hết những mùa hoa ở Hà Giang.
Hà Giang chào đón chúng tôi bằng một cơn mưa nhỏ ở Yên Minh và cái lạnh đột ngột không báo trước. Từ Km số 0 ở thành phố Hà Giang, chúng tôi bắt đầu hành trình chạy xe máy về trấn cổ Đồng Văn trong cái lạnh se sắt.
Mọi người gặp dọc đường đều bảo "Chỉ có 3 chị em gái, đi lên tận Hà Giang xa xôi các em không sợ gì à?". Chẳng giấu gì, chúng tôi bảo, sợ thì có sợ, nhưng không vì thế mà ngăn được khát khao lên đường. Và chúng tôi tin rằng, dọc đường đi chúng tôi sẽ gặp gỡ thêm bạn bè, sẽ gặp được những điều thú vị.
Ngay khi đến cổng trời Quản Bạ khi đang ngồi nghỉ chân ở một quán nước, bạn chủ quán hỏi chúng tôi về điểm đến tiếp theo và nhiệt tình chỉ cho chúng tôi một nơi ngắm hoa đẹp và ít người biết. Theo lời chỉ dẫn của Giàng - chủ quán nước, chúng tôi rẽ từ trung tâm Quản Bạ vào Cao Mã Pờ, men theo những con đèo quanh co để đến với một xã biên giới của Hà Giang.
Vượt gần 20km đường đèo, khung cảnh trước mắt làm chúng tôi hét lên vì sung sướng. Bên đường một đồi hoa đào nở đỏ rực trên nền đá tai mèo xám xịt, phía dưới là bản Vàng Chá Phìn với những nếp nhà bình yên. Chúng tôi xem đó là món quà cho một chặng đường xa. Dường như cái tên Cao Mã Pờ vẫn còn xa lạ với khách du lịch, nên nơi này chỉ có 3 chị em chúng tôi ngồi ngắm thung lũng hoa, nhìn những cánh hoa rơi trong gió.
Rừng hoa đào ở Cao Mã Pờ.
Hoa nở từ đầu bản khiến chúng tôi không sao kiềm lòng được. Chúng tôi đi xuống con đường đất vào bản, chẳng gặp ai để hỏi thăm, gặp một em nhỏ đang ngồi nhặt củ khoai cho heo, tôi hỏi: chị đi xuống dưới kia chụp hình hoa được không, em gật đầu bảo được mà chẳng chút e dè.
Chúng tôi đứng phởn phơ chụp hình làm chó sủa inh ỏi cả bản. Bỗng một chị cũng mặc áo đỏ đi từ phía dưới nhà sau rặng hoa đi lên. Tôi chủ động cười chào trước:
- Em chào chị ạ. Bọn em thấy hoa đẹp quá nên vào chụp ảnh ạ!
Thật ra cũng sợ sợ nhỡ chị ra đòi tiền chụp ảnh nãy giờ thì sao. Nhưng mà không, chị cười hiền bảo, cứ chụp đi.
- Hoa nhà chị à, đẹp quá chị.
- Ừ, nhà mình với nhà em dâu, trên kia thì là nhà bác, nhà cậu, họ hàng hết.
- Đẹp vậy sao chị không thu tiền chụp hình?
- Không, thu làm gì, được mấy đồng đâu mà, kệ họ chụp thì chụp.
- Chụp lên đẹp lắm chị ơi. Chị chụp hình với bọn em đi.
Chụp hình kỉ niệm với người dân trong bản.
Bản Vàng Chá Phìn mùa xuân về.
Chị ấy tên Mìn - nói chúng tôi cứ chụp hình đi, tí xuống nhà chị chơi uống nước, chị đi lên nhà chú bác một tí. Mừng quá bọn tôi lò dò xuống nhà chị chơi. Chị chưa về, thấy xa xa có một vườn hoa cải, bọn tôi đi đến thì gặp một chị áo hồng. Các chị trên này thích mặc đồ nổi giống bọn tôi. Chị đang chăn bò, mở cửa vườn cho bọn tôi vào chụp hình. Hoa cải nở vàng ươm, cây thì là không ăn hết cũng nở hoa đầy.
Ra khỏi vườn rau chị Chấn rủ chúng tôi vào nhà chị chơi đi, rồi hãy sang chị Mìn. Đầu tiên chị mang bánh kẹo trái cây ra mời mấy đứa ăn, thật thà bảo bánh kẹo từ mấy ngày Tết còn. Hôm ấy là ngày 20 tháng Giêng âm lịch, theo phong tục của người Hán các chị thì sẽ kiêng quét nhà và... kiêng đi làm??? Mọi người trong họ hàng vừa tập trung ăn uống sáng giờ ở nhà các chị và vừa rủ nhau ra ngoài chợ thị trấn chơi.
Rồi chuyện gì đến thì tự nó cũng đến, chị bảo: uống chén rượu nhé, chả dễ mà gặp. Bọn tôi trước khi lên cũng biết đôi chút về lòng hiếu khách của đồng bào trên bản, nên không chối từ bảo bọn em uống chén nhỏ thôi nha chị. Chị tất tả đi lấy rượu, rót vào 4 cái ly. 4 chị em cạn 1 chén, chị rót thêm chén nữa. Rượu ngô không có vị cồn, không nhức đầu nhưng uống tới đâu biết tới đó nóng ran cả bụng. Hôm ấy rời khỏi nhà chị Mìn, chị Chấn, chúng tôi ai cũng lâng lâng vui, vì cảnh đẹp, vì cả ân tình của những người lạ.
Hoa nở trước một ngôi nhà cổ.
Vườn hoa cải trên cao nhìn xuống sông Nho Quế.
Lần thứ 2 tôi trở lại cao nguyên đá vào mùa xuân là vào những ngày mưa rét. Mưa từ dốc Thẩm Mã đến Đồng Văn. Nhiệt độ giảm đột ngột khiến chúng tôi trở tay không kịp, co ro trong cái lạnh của miền đá, vừa ngắm nhìn những bông hoa đào dọc hai bên đường lên Phố Cáo, Sủng Là.
Mưa phùn mùa xuân đường lên Phố Cáo.
Những người đàn ông uống rượu bên đường.
Những ngày xuân này, muốn trở lại Hà Giang, sáng sớm mặc cái áo khoác dày, buộc chặt ba lô phía sau yên xe, và lại cùng nhau hăm hở lên đường.
Tháng 2 - Mùa đẹp nhất du lịch Hà Giang trong năm cho những chuyến đi Tháng 2, Hà Giang đang chìm trong tiết trời của mùa xuân. Thời điểm này vẫn được đánh giá là mùa đẹp nhất du lịch Hà Giang trong năm cho những chuyến đi. Thời tiết tháng 2 ở điểm cực Bắc rất dễ chịu. Trời không mưa, bầu trời trong xanh, không khí thoáng đãng và trong lành với cái nắng nhè nhẹ....