Mê mẩn sắc hoa bên dòng sông Mã
Màu sắc rực rỡ của các loài hoa phủ kín bãi bồi bên dòng sông Mã (phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa) đã kiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua cho du khách chụp ảnh, thưởng ngoạn.
Đến Tào Xuyên vào những ngày này, chúng ta được hòa mình cùng thiên nhiên tươi đẹp. Bên dòng sông Mã thơ mộng, các loài hoa cũng đang đua nhau khoe sắc: hoa tam giác mạch, hoa cánh bướm, hoa hướng dương, hoa cải…
Để phục vụ du khách, 2 năm gần đây, ngoài hoa cải, người dân xã Hoằng Lý (nay là phường Tào Xuyên) đã đưa về đây nhiều loài hoa hơn.
Du khách không phải lặn lội lên tận Hà Giang xa xôi mới được thưởng lãm loài hoa tam giác mạch, ngay giữa lòng TP Thanh Hóa, loài hoa nhỏ bé cũng đang bung nở, khoe sắc.
Cùng với tam giác mạch, hoa sao bướm cũng là loài hoa được các chủ vườn đặc biệt quan tâm.
Đây là loài hoa nổi bật với vẻ đẹp nhẹ nhàng, mỏng manh, thu hút nhiều người tới tham quan và chụp ảnh.
Những cánh mỏng manh, rực rỡ sắc màu đã tạo nên sức hút kỳ lạ cho loài hoa này.
Video đang HOT
Sắc vàng của hoa cải.
Diện tích đất bên bờ sông Mã giờ đã phủ đầy sắc hoa khiến ai cũng mong muốn được đắm chìm vào thiên nhiên thơ mộng.
Để có thể được chiêm ngưỡng và lưu lại những hình ảnh thú vị ở bãi hoa ven sông này, nhiều bạn trẻ đã không quản ngại đường xa để được đến đây hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp.
Sắc hồng tím của những bông hoa cánh bướm mỏng manh đã làm xao xuyến biết bao tâm hồn du khách.
Chỉ cần bỏ ra từ 30.000 – 40.000 đồng bạn có thể thỏa sức ngắm, chụp ảnh giữa vườn hoa có đủ màu sắc.
Bên những cánh hoa, những chú ong cũng đang chăm chỉ tìm mật ngọt.
Nhiều bạn trẻ thích cũng rất thú khoe sắc cùng hoa hướng dương.
Cảnh đồng hoa bên bờ sông Mã rực rỡ sắc màu đã tạo nên một vẻ đẹp thuần khiết nơi chốn phồn hoa đô thị.
Nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng để du khách lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp và trở thành điểm nhấn riêng cho vùng đất xứ Thanh.
Hoài Thu – Vân Anh
Theo baothanhhoa.vn
Bánh đa Minh Châu: Món quà quê dân dã
Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, như: gạo, vừng, muối... người dân làng Minh Châu (hay còn gọi là làng Chòm), xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa đã tạo cho xứ Thanh loại bánh đa có hương vị đặc trưng riêng khó nơi nào có được.
Dù làm bánh đa lâu năm nhưng người làng Minh Châu chẳng ai nhớ nghề này có từ bao giờ. Chỉ biết khi lớn lên, họ đã thấy ông bà, bố mẹ làm những chiếc bánh đa vừng thơm ngon, béo ngậy.
Nghề bánh đa tuy không nặng nhọc nhưng hàng ngày, những người dân làm nghề phải dậy từ 3h sáng để chuẩn bị các khâu làm bánh và họ thường kết thúc công việc vào khoảng 13h chiều mỗi ngày.
Là người có hàng chục năm gắn bó với nghề truyền thống, chị Lê Thị Huệ, thôn Đắc Châu 1, cho biết: "Tôi gắn bó với nghề này từ lúc 14, 15 tuổi. Cũng chẳng biết nghề có từ bao giờ nhưng khi sinh ra tôi đã thấy ông bà, bố mẹ làm bánh rồi. Trung bình mỗi ngày tôi thường tráng được khoảng 1.000 chiếc bánh. Hôm nào đơn hàng nhiều thì chồng tôi cũng tráng phụ thêm. Ở những gia đình làm nghề truyền thống này, phụ nữ, đàn ông đều biết tráng bánh".
Để có một chiếc bánh đa ngon, người dân làng Minh Châu phải sự dụng gạo có độ dẻo ít (gạo thường được dùng là Q5) để tráng bánh. Người tráng bánh phải dàn bột đều tay để bánh có độ dày vừa phải, rồi rắc lớp vừng đều trên mặt bánh.
Bánh đa làng Minh Châu chỉ dùng nguyên liệu duy nhất là bột gạo với vừng. Theo những người làm bánh lâu năm ở làng thì chỉ làm bằng bột gạo thì bánh đa sau khi quạt mới giữ được độ giòn và thơm lâu, không bị dai dù có để lâu.
Sau khi tráng bánh xong, bánh sẽ được đưa ra phơi, nếu trời nắng to khoảng 5-6 tiếng là bánh khô, nhưng trời râm phải 2 - 3 ngày. Bánh không được phơi quá khô, sẽ cong dòn, dễ gãy.
Bánh đa vừng thường nhập với giá từ 4.500 - 6.000đồng/cái tùy từng loại. Ngoài bánh sống ra, người dân làng Minh Châu cũng nướng bánh chín để bán.
Vào mùa gấc chín, người dân Minh Châu còn làm bánh đa gấc với màu đỏ đẹp mắt và mùi thơm của gạo, vừng, gấc quyện vào nhau, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng.
Một chiếc bánh đa quạt thành công phải có màu vàng ruộm và nở phồng đều nhau. Khi ăn có vị béo ngậy của vừng, vị ngọt của gạo và vị mặn của muối tạo nên một hương vị đậm đà khó nơi nào có được.
Nghề làm bánh đa ở làng Minh Châu vẫn sống cùng thời gian, đó là nhờ ý thức gìn giữ của nhiều thế hệ trong làng. Giờ đây, nhiều người đã coi nghề làm bánh là nghề chính chứ không chỉ đơn thuần là nghề phụ làm lúc nông nhàn.
Những giàn bánh đa phơi trải dài bên hiên nhà vào những trưa nắng khiến cho ai ghé thăm nơi đây cũng thấy ấm lòng. Làng nghề bánh đa Minh Châu giờ đây không chỉ giúp cho người dân có cuộc sống ấm no mà còn trở thành địa điểm đến thăm quan độc đáo cho du khách trong và ngoài tỉnh.
Theo Thanhhoa
Bánh khoái xứ Thanh Bánh khoái có phải càng ăn càng "nghiện", càng ăn càng "khoái" hay hương vị nào khác từ bánh khoái? Bánh khoái - Tôi không biết cái tên gọi mộc mạc ấy bắt đầu do ai đặt ra và có phải tên ban đầu là "bánh khói", âm miền Trung đọc chệch thành bánh khoái không, nhưng tôi và bạn bè vẫn thường...