Mê mẩn điệu vũ của mỹ nhân cổ trang Hoa
Phạm Băng Băng, Lưu Đào, Trần Hảo… khoe tài vũ đạo trong phim cổ trang.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhạc vũ chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Thông qua điệu múa, lời ca tiếng hát truyền tải tâm tư tình cảm là một trong những hình thức giao lưu đơn giản mà sâu sắc và lãng mạn nhất. Rất nhiều bộ phim cổ trang đương đại cũng đã xuất hiện những phân đoạn vũ đạo mang nhiều phong cách khác nhau như múa vạt tay áo, múa trống… Với sự thể hiện của các diễn viên trẻ xinh đẹp, màn biểu diễn này đã ít nhiều để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người xem.
Dưới đây một số trường đoạn đặc sắc trong các bộ phim cổ trang Hoa ngữ được chú ý nhất thời gian gần đây. Mời độc giả cùng thưởng thức, đánh giá và lựa chọn màn nhạc vũ của sao nữ nào thành công và hấp dẫn nhất?
Điệu vũ vạt tay áo
Điệu vũ đẹp mắt và lãng mạn của Lưu Đào
Điệu vũ vạt tay áo có thể biểu diễn trên sân khấu cung đình hoành tráng và cũng có thể xuất hiện nơi thôn quê, chốn lầu xanh phong trần. Sự phổ biến của nó mang tới cho người xem cảm giác thư thái, gần gũi nhưng khi cần thiết cũng có thể điều khiển để hỗ trợ nội dung tình tiết một cách mạch lạc. Ngoài việc phô diễn đường cong cơ thể, sự mềm dẻo trong động tác thì người biểu diễn điệu vũ này còn có thể linh hoạt làm chủ được bối cảnh xung quanh.
Video đang HOT
Điệu vũ của Vương Lộ Giao khiến người xem xúc động sâu sắc
Ví như trong bộ phim Đại Đường Ca Phi, Dương Quý Phi (Vương Lộ Giao thủ vai) đã dùng chính vũ đạo để chia sẻ tâm sự khi bị thất sủng. Không có quần áo lộng lẫy, không có dàn nhạc và cả vũ công phụ họa, Dương Quý Phi vừa múa vừa rẽ ngang hàng quân lính, tiến xa dần và cuối cùng là tự kết liễu sinh mạng bằng một dải lụa trắng. Hình ảnh đối lập với ngày đầu nhập cung – cờ hoa tưng bừng đã để lại ấn tượng sâu sắc và cảm động với người xem.
Hoàn thành điệu vũ vạt tay áo một cách nhẹ nhàng và lãng mạn hơn là Lưu Đào trong bộ phim truyền hình Giang sơn mỹ nhân tình (Hỏi quân vương có biết bao nhiêu sầu). Mặc dù dàn dựng không quá phức tạp, kỹ thuật cũng không cao nhưng kết hợp với phần diễn xuất bằng ánh mắt của người đẹp, khán giả độ tuổi nào cũng đều phải xao xuyến.
Múa trống
Cảnh quay của Chương Tử Di trong Thập diện mai phục
Múa trống là loại vũ đạo đòi hòi kỹ năng cao, rất phổ biến từ thời Hán. Người biểu diễn phải phô diễn được khả năng thăng bằng, kỹ thuật điêu luyện của bản thân nhưng cũng phải “hô ứng” trơn tru được với những chiếc trống được đặt xung quanh sân khấu. Phân đoạn múa trống xuất hiện khá nhiều trong phim nhưng để biểu diễn thành công nó thì có lẽ chỉ có Chương Tử Di ( Thập diện mai phục), Lý Băng Băng ( Bát đại hào hiệp) hay Phạm Băng Băng (Đại Đường Phúc Dung viên) là được nhắc tới nhiều hơn cả.
Lý Băng Băng uyển chuyển trình diễn điệu múa trống
Trường đoạn kinh điển trong tác phẩm Thập diện mai phục năm 2004 được đánh giá cao nhờ hai yếu tố quan trọng. Đó là lợi thế xuất thân là diễn viên múa chuyên nghiệp đã giúp Chương Tử Di đạt tới tiêu chuẩn hoàn hảo về kỹ năng vũ đạo. Ngoài ra, với nghề nghiệp ban đầu là quay phim, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã biến tác phẩm của mình thành 1 bức tranh sống động nhiều mầu sắc, khiến Thập diện mai phục thành một cuộc trình diễn ngoạn mục về mặt thị giác.
Phạm Băng Băng khoe sắc vóc trong điệu vũ lả lơi
Trong khi đó, Lý Băng Băng và Phạm Băng Băng cũng là một đối thủ “nặng ký” trong cuộc bình chọn thú vị này. Phân đoạn của Lý Băng Băng nằm ở phần mở đầu phim khi nhân vật Phụng Lai Nghi lần đầu xuất hiện tại lầu xanh. Đây cũng được xem là vũ đạo mờ màn, dùng cụm từ “thiên kiều bách muội” (vô cùng yêu kiều, duyên dáng) để miêu tả về nó cũng chẳng hề quá lời.
Ngoài ra, phần biểu diễn của Phạm Băng Băng cho vai diễn Dương Ngọc Hoàn cũng được so sánh là kết hợp hoàn hảo của múa trống và hồ tuyên vũ. Chỉ bằng động tác quay trái, uốn phải trên nền tiếng trống gấp gáp không mệt mỏi, Phạm Băng Băng đã cuốn người xem như bị cuốn vào mê cung hấp dẫn.
Phi thiên vũ
Trường đoạn do Trần Hảo biểu diễn trong Thành Đôn Hoàng
Điệu vũ phi thiên mang nhiều đặc điểm của vũ đạo phương Tây. Người biểu diễn có thể uốn mình dẻo như một chú rắn đang bị thôi miên theo điệu nhạc hoặc cũng có lúc thực hiện động tác tương tự như múa Ấn Độ. Điểm khác biệt lớn nhất của Phi thiên vũ là không bị bó hẹp bởi nguyên tắc về nhịp và độ rộng của sân khấu.
Trong trường đoạn trong Thành Đôn Hoàng (2006) người xem có dịp chiêm ngưỡng “điệu vũ trên mây” của nữ diễn viên Trần Hảo. Bằng sự cảm nhận tinh tế dành cho tiết tấu cũng như khả năng biểu lộ xúc cảm gương mặt tài tình, mỹ nhân “vạn người mê” đã được mệnh danh là “phi thiên bích họa” – người đẹp múa phi thiên đẹp như trong tranh.
Theo VNN
Mỹ nhân cổ trang Hàn nào cười đẹp nhất? (P2)
Nụ cười của mỹ nhân có thể làm "tan chảy" những trái tim băng giá nhất. Cùng ngắm vẻ đẹp rực rỡ của diễn viên xứ sở Kim Chi khi cười.
Moon Geun Young trong Painter of the Wind
Han Ji Hye trong The Duo
Người đẹp "Truyền thuyết Jumong" Han Hye Jin
Park Ha Seon trong phim Dong Yi
Goo Hye Sun trong The King and I
Eun Jung (nhóm nhạc T-ara) trong bộ phim Queen Insoo
Hyomin trong Gyebaek
Lee Da Hae trong Chuno
Han Ji Min trong Yi San
Nhược Anh
Theo VNN
Mỹ nhân cổ trang nào cười đẹp nhất? (P2) Nụ cười của mỹ nhân có thể làm "tan chảy" những trái tim băng giá nhất. Cùng ngắm vẻ đẹp rực rỡ của diễn viên Hoa ngữ khi cười. Nhiêu Mẫn Lợi An Dĩ Hiên Hồ Tịnh Lưu Vân Hoắc Tư Yến Đổng Khiết Phạm Băng Băng Trương Lan Lan Thư Sướng Trương Nghị Nhan Đan Thần Lương Tiểu Băng Nhược Anh Theo...