Mê mẩn cung đường mới khám phá Cao nguyên đá với công nghệ cao
Con đường trải nghiệm từ Mèo Vạc đến xã Du Già có các điểm đến mới tiếp tục hớp hồn du khách, đặc biệt họ sẽ thích thú khi sử dụng hạ tầng thông tin công nghệ cao, hướng dẫn viên điện tử…
Hà Giang đã xây dựng và đưa vào khai thác 3 tuyến đường du lịch trải nghiệm từ Hà Giang đến Mèo Vạc.
Cua chữ M mang đến cho du khách trải nghiệm mới lạ. Ảnh: K.P
Qua nhiều lần khảo sát, đánh giá, chuyên gia Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã đề xuất xây dựng tuyến du lịch số 4, với 14 điểm dừng chân, khám phá, ngắm cảnh, trải nghiệm gồm: Thiết giao long phá thạch, làng cổ Lũng Phìn, cua chữa M, rừng chè Shan tuyết cổ thụ Ngam La, điểm ngắm toàn cảnh xã Lũng Hồ, hẻm Nậm Lang, hợp tác xã dệt người Tày, thác núi Ba Tiên, rừng Voọc mũi hếch… Đây là các điểm, cụm điểm có tiềm năng tốt để cải thiện đưa vào khai thác.
Tuyến du lịch mới này được đầu tư hạ tầng thông tin với sự đổi mới, hướng tới mở ra cánh cửa cho Cao nguyên đá Đồng Văn trong tương lai, cũng như tiếp tục là hình mẫu cho các nơi khác như: Sử dụng công nghệ cao với mã QRcode; áp dụng mô hình hướng dẫn viên điện tử thông qua công nghệ định vị GPS, 4-5G và file thông tin âm thanh trực tuyến; xây dựng tại các điểm du lịch với trang phục và bối cảnh văn hóa của dân tộc địa phương…
Video đang HOT
Đến nay, quá trình đầu tư các điểm dừng chân, hệ thống thông tin, biển báo… trên tuyến du lịch số 4 của Cao nguyên đá Đồng Văn đã cơ bản hoàn thiện. Các điểm dừng chân ngắm cảnh, cổng chào khu vực phía Nam, trung tâm thông tin đã được đầu tư, hạ tầng giao thông đang được nâng cấp, hoàn thiện sẽ là tuyến du lịch trải nghiệm thú vị cho du khách trong hành trình khám phá núi sông.
Trải nghiệm sản phẩm du lịch "Đường Hạnh Phúc - con đường máu và hoa"
Những ai từng tới Hà Giang đều đi qua Quốc lộ 4C mang tên đường Hạnh Phúc. Mỗi năm hàng nghìn lượt khách du lịch theo con đường này để tới cao nguyên đá Đồng Văn.
Cùng trải nghiệm đường Hạnh Phúc và thấu hiểu con đường Máu và Hoa - bản hùng ca bất diệt của thế hệ thanh niên xung phong - dân công nơi cực Bắc Tổ Quốc.
Con đường máu và hoa
Đường Hạnh Phúc nối thành phố Hà Giang với 4 huyện phía bắc (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) đã đi vào lịch sử là đại công trường ghi nhận cuộc trường chinh của tuổi trẻ Việt Nam chiến thắng sự khốc liệt của cao nguyên đá.
Được khởi công từ 9/1959, từ hàng ngàn quả đồi núi trập trùng dựng đứng, hàng trăm vực sâu dốc thẳm, sau gần 6 năm vạt núi, xẻ đồi, san khe đá chung sức của hàng vạn thanh niên xung phong và dân công từ 6 tỉnh Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và 2 tỉnh đồng bằng (Nam Định, Hải Dương), toàn bộ con đường dài 185km chính thức hoàn thành vào tháng 3/1965.
Họ mở đường với dụng cụ lao động thô sơ, chỉ là cuốc, xẻng, búa tạ, xà beng, xe cút kít..., trong điều kiện làm việc vô cùng khó khăn, thiếu thốn về vật chất, cùng với khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, mùa hạ nóng như rang, mùa đông rét cắt da cắt thịt. Đoạn khó khăn nhất của con đường chỉ có 21km từ Đồng Văn sang Mèo Vạc nhưng phải mất gần 2 năm vất vả thi công. Đoạn đường này chính là con đèo hiểm trở Mã Pì Lèng. Để hoàn thành con đường qua đèo, trong 11 tháng trời hàng trăm thanh niên xung phong đã thay nhau treo mình trên vách đá để đục từng thớ đá, đục từng lỗ mìn, để kéo dài con đường.
Không thể kể hết được những khó khăn gian khổ trong suốt gần 6 năm xẻ núi mở đường; không thể nói hết được những nhọc nhằn, sự hi sinh thầm lặng của anh chị thanh niên, công nhân quyết tâm xây dựng con đường. Không thể quên 14 thanh niên nam nữ đã nằm lại nơi trập trùng đá xám. Máu đã đổ để hình thành con đường lịch sử.
Sau 6 năm xây dựng với bao khó khăn chồng chất, thiếu thốn đủ bề, con đường dài gần 200km đã được hình thành với khát vọng lớn lao mang lại đổi thay cho vùng đất giáp biên nghèo khó nơi cực Bắc Tổ quốc. Với ý nghĩa đó, năm 1965 Bác Hồ kính yêu đã đặt tên là Con đường Hạnh Phúc. Con đường nối liền khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, đem lại ánh sáng văn minh, giao thương phát triển kinh tế, phát triển văn hóa xã hội cho đồng bào các dân tộc đã bao đời "sống trong đá chết vùi trong đá" nơi biên cương Tổ quốc. Hoa đã nở trên cao nguyên đá tai mèo. Cuộc sống đồng bào nơi đây đã đổi thay từng ngày.
... và con đường du lịch
Ngày nay con đường này là được gọi là con đường kỳ vĩ nhất Việt Nam gắn liền với các địa danh du lịch nổi tiếng như đèo Mã Pì Lèng, dốc Bắc Sum, dốc Thẩm Mã, cổng trời Quản Bạ, Vách đá trắng... đồng thời là giao thông kết nối tới tất cả các điểm di sản, di tích, danh thắng vùng công viên địa chất, thu hút đông đảo khách du lịch và giới trẻ trong và ngoài nước ưa mạo hiểm.
Trải nghiệm con đường Hạnh phúc tới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ dừng lại những cánh đồng hoa tam giác mạch nở trên đá, khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ mà còn hiểu về công trình phá đá mở đường bằng ý chí, nghị lực, tinh thần đoàn kết của thế hệ đi trước.
Gần 200 km chạy dài xuyên rừng, vượt núi, có hàng trăm đoạn đường khúc khuỷu, cua tay áo, đó là biểu hiện sức mạnh của con người trước thiên nhiên, là niềm tự hào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đi trên những cung đường ngoằn nghèo, đứng giữa thung lũng ngô xanh mướt trải ngút ngàn như tấm thảm, hoặc đứng trên đỉnh núi Mã Pí Lèng nhìn xuống dòng sông Nho Quế uốn lượn như giải lụa mềm dưới vực sâu - một cảm giác thiêng liêng, yêu người dân nơi đây, yêu Tổ quốc Việt Nam đến vô cùng.
Một số hình ảnh trải nghiệm địa danh trên đường Hạnh Phúc - Con đường Máu và Hoa
Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Đà Lạt từ A từ Z Đà Lạt là một thị trấn nghỉ mát ở khu vực cao nguyên của Việt Nam. Đây cũng là một trong những điểm tham quan mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Việt Nam. Những công trình kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hòa của các ngôi nhà cổ xưa cùng các tòa nhà hiện đại, những...