Mê mải ngắm những con đường, ngôi nhà đầy hoa trước nhà ở Thái Mỹ
Xã Thái Mỹ ( huyện Củ Chi, TP.HCM) là một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc vận động nhân dân trồng hoa, cây trước cổng nhà để xanh hóa hàng rào.
Bà Lê Ngọc Sương – Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ cho biết, trong giai đoạn nâng chất tiêu chí nông thôn mới, xã xác định việc đảm bảo vệ sinh môi trường là nhiệm vụ quan trọng, trong đó có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Xã đã triển khai cho các đoàn thể và mỗi ấp thực hiện đăng ký một tuyến đường kiểu mẫu trồng cây tạo cảnh quan môi trường.
Cảnh quan xanh, sạch, đẹp ở xã Thái Mỹ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đối với các hộ đã có hàng rào xanh, xã đề nghị cắt tỉa phù hợp để cây đạt chiều cao gần bằng nhau và độ dày tương đương giữa các nhà. Những hộ chưa có hàng rào xanh thì vận động nhân dân trồng cây bóng mát, cây cảnh, hoa và thảm cỏ. Đối với hàng rào xây, hàng rào sắt phải trồng thêm cây xanh phía ngoài hàng rào các loại cây có bóng mát, cây dây leo.
Tính đến nay, UBND xã đã phát động trồng 150 cây bằng lăng dọc tuyến đường 702 (ấp Mỹ Khánh A), 1.000 cây bông trang dọc tuyến đường Cây Trôm – Mỹ Khánh và trồng 2.000 cây hoa dâm bụt dọc hai bên tuyến đường 679 của ấp Bình Thượng 1.
Video đang HOT
Đường xá nhà cửa ở Thái Mỹ đã được trang hoàng sạch đẹp, khang trang hơn nhờ cây và hoa
Ngoài ra, mỗi ấp cũng chọn một tuyến đường kiểu mẫu để trồng hoa, cây kiểng. Ấp Bình Thượng 1 chọn tuyến đường 693; ấp Bình Hạ Tây chọn tuyến Tỉnh lộ 10 là tuyến đường kiểu mẫu, vận động nhân dân dọc 2 bên đường trồng hoa chuông vàng…
Đến nay đã có 520 hộ trồng hoa trước cổng nhà. Năm 2017, tham gia cuộc thi Con đường đẹp nông thôn mới, xã Thái Mỹ đạt hạng nhì toàn thành phố với tuyến đường 679.
“Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục vận động nhân dân tham gia thực hiện trồng hoa, cây xanh trước nhà. Duy trì hàng tuần tổ chức ra quân ngày chủ nhật xanh để phát hoang, dọn dẹp vệ sinh tuyến đường” – bà Sương nói.
Theo Danviet
Thuốc trừ sâu "handmade": đắt hàng không tưởng nhờ bí quyết đơn giản
"Không có chương trình NTM, không được đi tập huấn, tham quan thì nông dân không thể nhận thức được giá trị của sản xuất an toàn cho gia đình mình, làng xóm và khách hàng của mình" - chị Dương Thị Thư - Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đúc kết.
Lãnh đạo Hội làm vườn tỉnh cùng một số đơn vị thu mua sản phẩm nông nghiệp trao đổi về ứng dụng quy trình sản xuất hữu cơ tại vườn mẫu của chị Dương Thị Thư.
Năm 2010, khi xã Tượng Sơn triển khai phát triển kinh tế vườn, chị Thư, với vai trò là Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Hà Thanh là hộ đi đầu trong xã. Cũng từ đó, chị dần chuyển từ trồng rau quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa
Năm 2013, gia đình chị bắt tay xây dựng vườn mẫu theo các tiêu chí của chương trình NTM với sự đầu tư bài bản từ quy hoạch khu vực sản xuất đến ứng dụng các tiến bộ khoa học trong phát triển kinh tế vườn. Tiếp cận các chương trình, dự án, định hướng xây dựng vườn mẫu, chị Thư có cơ hội tìm hiểu và ứng dụng quy trình nông nghiệp hữu cơ.
Chị Thư sử dụng đèn nhử để bắt sâu và bướm gây hại cây trồng
Chị Thư bắt đầu dừng sử dụng các loại thuốc hóa học và thay thế bằng dòng thuốc sinh học thân thiện với môi trường. Chị chia sẻ: "Khi được tuyên truyền và tiếp cận các kênh thông tin, biết về tác hại của thuốc hóa học, nhất là lạm dụng đạm, sử dụng thuốc kích thích đối với cây trồng, tôi hiểu được rằng, bản thân, gia đình mình và cộng đồng thôn xóm đang phải trả giá đắt cho quá trình sản xuất không an toàn. Từ nhận thức đến trăn trở, tôi đã quyết tâm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và từng bước tuyên truyền, lan tỏa cách làm tới các hộ sản xuất trong thôn".
Năm 2017, chị Thư là hộ làm vườn duy nhất của xã Tượng Sơn được cử tham gia lớp đào tạo kéo dài 1 tháng về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Lớp học này bên cạnh trang bị quy trình chuẩn trong sản xuất an toàn, còn truyền đạt nhiều phương pháp tự chế biến các dung dịch hữu cơ để sử dụng phòng trừ sâu bệnh cho vườn rau.
Theo Chi hội trưởng phụ nữ thôn Hà Thanh, phòng trừ sâu bệnh bằng các dung dịch hữu cơ tự chế, dù thời gian, công sức tăng gấp đôi nhưng thân thiện, an toàn
"Sau đợt thực hành này, tôi đã thành thục kỹ thuật chế biến các loại thuốc phòng sâu bệnh (tỏi, ớt, gừng, đu đủ, rau muống ngâm với rượu) và chuyển sang sử dụng các loại thuốc tự chế để phòng trừ sâu bệnh. Dù thời gian, công sức phải tăng gấp đôi, nhưng hiệu quả mang lại bền vững hơn" - chị Thư kể.
Gần 2 năm sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh "handmade", theo chị Thư, hiệu quả khá rõ nét vì phần lớn sâu bệnh đều bị tiêu diệt với các loại thuốc dân gian này. Cùng với sử dụng phân bón hữu cơ ủ theo quy trình, đất đai giữ được độ phì nhiêu, vườn cây tươi tốt hơn và sâu bệnh cũng ít phát sinh hơn trước.
Tin tưởng vào sản phẩm sạch của gia đình, khách hàng từ trong xã đến tận thành phố thường liên hệ đặt hàng nên gia đình chị không lo tìm thị trường tiêu thụ. "Mỗi lần phun thuốc, mình cũng cứ thoải mái hít thở không khí trong lành. Cả vườn rau bao bọc ngôi nhà nhưng cũng chẳng phải lo ô nhiễm. Sản phẩm làm ra mang đi bán thấy yên tâm, thanh thản vì lợi ích sức khỏe của khách hàng được đảm bảo" - chị Thư chia sẻ
Chị Thư cho biết, sử dụng phân bón hữu cơ cũng là một giải pháp hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh
Vừa thực hành, chị Thư vừa bắt tay vào quá trình tuyên truyền, vận động chị em trong chi hội với mong muốn thôn chuyên làm rau Hà Thanh chuyển đổi sang quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Phần lớn cuộc họp thôn, họp chi hội, chị Thư đều tranh thủ giới thiệu, tuyên truyền và lấy mô hình thực tế của vườn nhà với quy trình hữu cơ và thu nhập gần 200 triệu đồng/năm làm dẫn chứng thuyết phục các hộ dân. Gắn với chương trình "5 không, 3 sạch" của Hội Phụ nữ và phát triển vườn mẫu của địa phương, chị Thư đã đến từng nhà để tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ áp dụng các bước theo quy trình sản xuất hữu cơ.
Với nỗ lực, sự kiên trì của người có thâm niên 20 năm làm chi hội trưởng phụ nữ, mô hình sản xuất rau - củ - quả theo quy trình hữu cơ dần được ứng dụng vào thực tế sản xuất ở thôn Hà Thanh. Thời gian đầu là các chị trong BCH chi hội, cán bộ thôn triển khai, tiếp đó là các hội viên nòng cốt và đến nay, 50% hộ làm rau trong thôn đã lựa chọn hướng sản xuất an toàn này.
Theo Mai Thủy (Báo Hà Tĩnh)
Hàng trăm cây cảnh quý hiếm giá hàng chục triệu USD của đại gia đất Tổ Với việc sở hữu hàng trăm cây cảnh quý hiếm giá trị đến hàng chục triệu USD, vườn cây của anh Phan Văn Toàn ở Phú Thọ được các tổ chức trong nước công nhận là vườn cây cảnh di sản đầu tiên tại Việt Nam. Trong giới mê cây cảnh Việt Nam, cái tên Phan Văn Toàn (haycòn gọi là Toàn "đô...