Mẹ mải lướt điện thoại, ngước mắt lên thấy miệng con đầy 1 màu nâu đen, nhìn thứ bên cạnh thì đã biết con đang ăn gì
Bà mẹ này trông con rất mệt nên thi thoảng cô tự cho mình chút thời gian nghỉ ngơi, ngồi chơi điện thoại để con tự do hoạt động.
Trẻ nhỏ luôn tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh chúng. Trong mắt trẻ, đồ vật gì cũng lạ lẫm làm chúng muốn cầm nắm, ngửi, thậm chí là cho vào miệng ăn. Mọi người đều nghĩ đó là điều bình thường ở lũ trẻ. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, nó lại là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Mới đây một bà mẹ người Trung Quốc đã đăng tải lên MXH những hình ảnh về cậu con trai 10 tháng tuổi của mình. Chẳng là bé đang độ tuổi biết bò, luôn bò lê nghịch ngợm khắp các ngõ ngách trong nhà. Bà mẹ này trông con rất mệt nên thi thoảng cô tự cho mình chút thời gian nghỉ ngơi, ngồi chơi điện thoại để con tự do hoạt động.
Bà mẹ mải nghịch điện thoại để con tự bò chơi.
Hôm đó, khi ngẩng lên nhìn con, cô ngạc nhiên thấy cậu bé đã bò đến chậu cây và bốc đất bỏ vào miệng ăn. Phát hiện ra hành vi của con, người mẹ chạy đến thì trong miệng cậu bé đã đầy đất. Cô bật cười, chụp lại mấy bức ảnh con ăn đất rồi đăng lên khoe với mọi người kỷ niệm ở nhà trông con đáng nhớ của mình.
Cậu bé tỏ ra thích thú với đất ở chậu cây.
Khi bà mẹ chạy đến kiểm tra thì trong miệng bé trai 10 tháng tuổi đã đầy đất.
Nhưng cô không ngờ được, người xem đa số lại cảnh bảo cô phải nhanh đưa con đến bệnh viện kiểm tra:
Video đang HOT
- Giống con tôi quá, vớ được cái gì là ăn cái đấy!
- Có khi đứa bé nghĩ đất là socola cũng nên, buồn cười quá!
- Đây là bệnh đấy, cần phải chữa. Trẻ con thường thích gặm cắn các thứ nhưng đến mức ăn đất thì phải xem lại. Rất có thể bé bị thiếu nguyên tố vi lượng nào đó!
- Chẳng lẽ đây là hội chứng Pica? Nhìn mà lo, chị hãy đưa con đi khám ngay xem!
- Có thể là thiếu kẽm đấy, trước đây con tôi cũng như vậy. Sau đó đi khám và bổ sung kẽm thì đã ổn.
Việc trẻ nhỏ thích bỏ vào miệng mọi thứ chúng tìm được có thể đơn thuần chỉ là thiên tính thích tò mò, muốn khám phá của chúng. Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần trông nom con cẩn thận, để chúng không cho vào miệng những đồ vật mất vệ sinh hoặc gây nguy hiểm là được.
Nhưng việc ăn đồ vật lạ cũng có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu một hoặc vài nguyên tố vi lượng nào đó, dẫn đến trẻ thích ăn những thứ không phải đồ ăn như vậy. Nặng hơn nữa là trẻ có thể mắc hội chứng Pica. Đối với khả năng này, cha mẹ phải đưa con đến những cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể và có hướng điều trị kịp thời.
Hội chứng Pica là gì?
Hội chứng Pica là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi tình trạng trẻ thường xuyên ăn các đồ vật không phải thức ăn như đất, cát, giấy, sơn, phấn, tóc, gỗ… Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa và chậm phát triển. Nếu kéo dài lâu, hội chứng này có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ.
Với những trẻ mắc hội chứng Pica, sự tò mò của bé sẽ vượt khỏi ngưỡng thông thường. (Ảnh minh họa)
Với những trẻ mắc hội chứng Pica, sự tò mò của bé sẽ vượt khỏi ngưỡng thông thường. Nếu trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, bắt đầu có khuynh hướng thường xuyên thèm và đòi ăn các món không phải thức ăn kéo dài từ 1 tháng trở lên, bạn nên nghĩ đến hội chứng này.
Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh kỳ lạ này có thể là do thiếu hụt các khoáng chất như kẽm và sắt; có tổn thương trong não; gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và tâm thần phân liệt. Ngoài ra, Pica còn có liên quan mật thiết đến những chấn thương cảm xúc, thiếu thốn tình cảm, bị cha mẹ bỏ bê…
Bệnh có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, như tắc nghẽn đường ruột, thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc chì, ảnh hưởng đến xương hàm…
Tú Cầu
Đang khóc ngằn ngặt mà mẹ đặt vào thứ này, đứa bé lập tức im bặt, khi biết sự thật ai cũng gật gù "Nhất định phải học theo"
Nhờ ý tưởng sáng tạo, bà mẹ vừa dỗ con nín khóc mà lại vừa dọn được nhà sạch sẽ.
Nhà có trẻ nhỏ các bố mẹ sẽ thấu hiểu cảnh con bám mẹ đến mức không thể làm nổi 1 việc gì. Nhưng những bà mẹ ở nhà chăm con thì có đến cả "núi" việc cần làm, vì thế họ đã nghĩ ra đủ các chiêu trò để mình được rảnh tay làm việc khác.
Giống như bà mẹ người Trung Quốc dưới đây mới chia sẻ cách mà cô đã làm để dỗ con nín khóc. Thấy con cứ khóc ngằn ngặt đòi mẹ bế, sẵn robot hút bụi trong nhà đang hoạt động, cô đặt đứa bé nhỏ xíu vào một cái tổ nhỏ được làm từ khăn quấn lại, sau đó đặt lên trên robot. Đứa bé đang khóc inh hỏi được robot đưa đi lòng vòng khắp nhà, mẹ chẳng cần bế ẵm, dỗ dành mà tự nhiên im bặt, lại còn ra vẻ thích thú nằm lim dim rồi tự ngủ.
Đứa bé được "chu du" khắp nhà mà mẹ lại rảnh tay.
Bà mẹ này không phải là người duy nhất sử dụng robot hút bụi vào việc chăm con. Nhiều mẹ bỉm sữa cũng từng có sáng kiến này nhưng họ thường đặt con vào một chiếc xe đẩy hay ghế tập ngồi rồi buộc dây vào robot. Trẻ được đi lại khắp nhà, lại nhìn thấy robot chạy đi chạy lại nên đứa bé nào cũng thích thú. Khi xem những hình ảnh này, nhiều mẹ đã tấm tắc: "Nhất định phải học theo", "Sáng tạo quá"...
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng cách làm này không an toàn với 1 em bé sơ sinh còn chưa biết ngồi. Nếu robot gặp chướng ngại vật, đứa bé có thể bị rơi ngã.
Không ít người nghĩ ra sáng kiến dùng robot hút bụi chăm con.
Khi phải chăm trẻ nhỏ, mỗi người thường sẽ có một số mẹo khác nhau để dỗ trẻ nín khóc, ru con ngủ hay là dụ trẻ chơi. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng chỉ cần chơi trong nhà thì trẻ sẽ an toàn, nhưng thực tế không phải vậy. Ngôi nhà cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà cha mẹ không lường hết được.
Dưới đây là những mối nguy hiểm cho trẻ ngay trong nhà mình, bố mẹ cần lưu ý:
1. Không rút sạc các thiết bị điện
Bố mẹ nuôi con nhỏ thường chỉ chú ý đến các ổ điện cố định ở chân thường và tưởng rằng dùng bịt ổ điện là xong nhưng nhà nào cũng có nhiều nguồn điện khác tiềm ẩn rủi ro đối với trẻ nhỏ. Chẳng hạn như các ổ cắm đa chức năng nối dài, những thiết bị điện đang sạc hay đang cắm điện.
Trẻ nhỏ vốn rất tò mò nên càng những món đồ đang kết nối với nguồn điện, có dây rợ, chúng càng muốn khám phá. Chỉ cần một phút lơ là trẻ có thể tự ý rút dây diện hay rút sạc điện thoại, sạc robot hút bụi, sạc cây lau nhà.... Hành động này có thể khiến trẻ tiếp xúc với nguồn điện bị hở.
2. Không khóa van gas
Nơi nguy hiểm nhất trong nhà đối với trẻ nhỏ không đâu khác chính là nhà bếp. Nhiều người chỉ tập trung cất giữ những con dao sắc nhọn nhưng ngay cả bếp đun nấu, nhất là bếp gas cũng không hề an toàn với trẻ nhỏ.
Nếu không khóa van gas, trẻ có thể tự bật bếp và làm cháy nhà. Vì thế, luôn luôn phải khóa van gas sau khi sử dụng hoặc khóa tủ bếp nơi có đặt bình gas.
3. Cửa sổ là nơi đầy rủi ro
Trẻ thường thích leo trèo lên cửa sổ chơi song đây lại là nơi rất nguy hiểm. Ngã từ trên cửa sổ xuống, ném đồ vật qua cửa sổ hay là ngã ra khỏi nhà nếu nhà nào không sử dụng lưới chắn, rào chắn cửa sổ... là những tai nạn trẻ em phổ biến có liên quan đến cửa sổ.
4. Máy rửa bát, máy giặt, lò nướng
Đây là những thiết bị ít cha mẹ chú ý tới nhưng trẻ lại rất tò mò. Những con dao sắc nhọn trong máy rửa bát hay chất tẩy rửa của máy rửa bát, máy giặt cắm sẵn điện... tất cả những thứ này đều có nguy cơ đe dọa sức khỏe trẻ.
5. Chăn ga trải giường
Mặc dù chăn ga trải giường rất mềm mại nhưng với trẻ tầm từ 1 - 3 tuổi, chúng có thể bị những món đồ này che phủ vào mặt mà không thể gỡ bỏ ra, đặc biệt là trong khi ngủ.
Như vậy, nhà không phải là nơi an toàn cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc bảo vệ trẻ khỏi các mối nguy hiểm trong gia đình mình.
MM
Thấy con ở nhà tránh dịch chẳng có gì chơi, ông bố rủ 2 cậu ấm quay clip hài "đau ruột", tình cảm bố con "đi lên" thấy rõ Sau khi đăng tải những đoạn clip, hình ảnh hài hước lên mạng xã hội, nhiều bạn bè của anh Tùng đã phải bái phục vì sự sáng tạo của 3 bố con. Nếu như cuộc sống thường ngày có rất nhiều điều thú vị thì trong những ngày cách ly xã hội, tất cả mọi hoạt động của chúng ta thì xoay...