Mẹ luôn xem tôi là cái bóng của anh trai kể từ sau ngày anh mất
Tôi hiểu nỗi đau trong mẹ là rất lớn, thế nhưng chẳng lẽ tôi không thể sống cuộc sống của chính mình sao?
Tôi và anh trai chỉ sinh cách nhau hai năm. Mẹ sinh anh vất vả vô cùng vì sức khoẻ của anh anh không tốt từ khi mới ra đời. Anh tôi liên tục ốm đau, bệnh viện chẳng khác nào ngôi nhà thứ hai của anh.
Ngược lại hoàn toàn với anh, tôi lại mập mạp khoẻ mạnh. Từ bé đến lớn tôi gần như không phải uống viên thuốc nào, lại càng chẳng bao giờ phải vào bệnh viện. Thậm chí, khi tôi vẫn chưa cai sữa thì thời gian mẹ phải chăm sóc cho anh cũng nhiều hơn làm ẵm bồng tôi. Bởi vì lúc ấy anh cũng chỉ mới hơn 2 tuổi, chỉ cần không cẩn thận chút xiú thôi là có thể ốm đến mức phải đi cấp cứu rồi.
Khi tôi 2 tuổi thì anh trai 4 tuổi, tôi con to béo hơn cả anh trai mình. Lớn thêm chút nữa, tôi lon ton chạy khắp xóm làng, lăn lộn bùn đất, tắm mưa tầm tã nhưng về nhà vẫn ăn mấy bát cơm liền. Tôi thường xuyên đợi anh ăn dở thì sẽ hăm hở ăn nốt.
Đến khi cả hai đứa chúng tôi cùng đi học thì cuối cùng tôi cũng đã có cái dù cố gắng đến mấy cũng không bằng anh trai. Anh tôi học giỏi lắm, không phải học giỏi bình thường đâu mà là ở cái tầm đi thi đội tuyển Quốc gia. Còn tôi thì cứ tàng tàng, cố gắng lắm cũng chỉ lọt vào top 10 trong lớp. Nhưng mà là top 10 từ dưới lên.
Bù lại thì các hoạt động thể dục thể thao của tôi lại rất xuất sắc nên cũng được các thầy cô giáo châm chước cho rất nhiều. Thậm chí, giáo viên chủ nhiệm của tôi còn nói với bố mẹ định hướng cho tôi theo ngành thể dục thể thao.
Thế nhưng suốt 3 năm cấp ba, bố mẹ không có quá nhiều thời gian dành cho tôi vì anh trai liên tục có mặt trong những kỳ thi Quốc gia khiến bố mẹ đủ tất bật để chuẩn bị cho anh. Sức anh cũng không khá khẩm hơn là mấy, càng học nhiều anh càng hay ốm. Có lần, anh ngất xiủ trong một kỳ thi quan trọng khiến cả nhà rối ren hết cả lên.
Tôi thì vẫn vậy, chỉ là tuy kém anh 2 tuổi nhưng tôi cao hơn anh hẳn một cái đầu, đấy là chưa nói vì tập thể dục thể thao đều đặn nên cân nặng của tôi cũng rất tốt. Có những lúc anh ốm đến sụt cân, số cân nặng của tôi còn gấp đôi anh.
Bố mẹ không có thời gian và tâm trí nào để quan tâm đến tôi nhưng may sao với thành tình thể chất tốt mà tôi được tuyển thẳng vào trường thể dục thể thao. Nhờ vậy mà dù học kém nhưng tôi vẫn đỗ đại học như người ta.
Trường học xa nhà nên từ ngày nhập học tôi cũng ít về, bố mẹ gần như không bao giờ gọi điện. Bản thân tôi cũng không thật sự muốn gọi điện về nhà vì chủ đề giữa tôi và bố mẹ chỉ loanh quanh những vấn đề liên quan đến anh trai mà thôi.
Bố mẹ nói rằng tôi từ nhỏ đã khoẻ mạnh nên không phải lo lắng quá nhiều nhưng anh trai thì khác, nến không quan tâm đến anh anh sẽ bị ốm mất. Dần dà tôi cũng quen, không phải tôi không thương anh mình, chỉ là tôi không giỏi biểu lộ cảm xúc. Tôi cho rằng việc không làm phiền bố mẹ để ông bà có thể toàn tâm toàn ý lo lắng cho anh là cách tốt nhất để thể hiện sự quan tâm của mình đối với anh.
Cứ vậy mà bố mẹ và tôi càng ngày càng có một bức tường vô hình tạo nên mà cả hai bên đều chẳng biết nó đã hình thành từ lúc nào. Tôi cứ sống cuộc sống xa nhà như vậy còn bố mẹ vẫn cứ tất bật cạnh anh trai.
Video đang HOT
Cho đến một ngày, cuộc điện thoại của bố gọi đến thông báo với tôi một tin sét đánh ngang tai.
Anh trai tôi đã qua đời. Anh bị đột qụy, Chuyện diễn ra quá nhanh. Mọi sự cấp cứu đều không thể giữ anh lại với cuộc đời.
Tôi vội vàng bỏ mọi thứ để về nhà. Về đến nhà, mọi việc đều ngổn ngang vì bố mẹ tôi vẫn chưa thể nào đối diện được với sự thật. Lúc ấy, dù đau lòng đến mấy tôi cũng phải đứng lên để lo hậu sự cho anh.
Đám tang của anh có rất đông người đến đưa tiễn, ai cũng thương xót cho chàng trai còn quá trẻ. Khi còn sống, anh chưa từng làm mất lòng ai, mọi thứ anh làm đều hoàn hảo và chẳng có gì để chê trách hết. Không ít người lần đầu gặp tôi, nhiều người không hề biết bố mẹ tôi vẫn còn một đứa con trai khác.
Trong suốt những ngày lo toan cho anh, tôi không hề khóc. Tôi tự dặn lòng phải mạnh mẽ lên để làm chỗ dựa cho mẹ. Đây thật sự là nỗi đau quá lớn với bà.
Có một sự thật rằng dù vóc dáng khác biệt nhưng tôi rất giống anh trai mình. Lúc còn nhỏ, chúng tôi thường xuyên bị nhầm lẫn là hai anh em sinh đôi, phải khi lớn lên rồi, anh không thể cao thêm nữa thì người ta mới phân biệt được chúng tôi qua ngoại hình và chiều cao. Nếu chỉ nhìn vào gương mặt thì rất khó để biết được đâu là anh đâu là em.
Tôi sẽ chẳng bao giờ ngờ được có một ngày khuôn mặt của mình là trở thành sự trớ trêu như vậy đối với chính mình.
Mẹ muốn tôi thôi học ở trường thể dục thể thao dù chỉ còn 1 năm nữa là tôi sẽ tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc. Ban đầu tôi chỉ nghĩ đơn giản mẹ đang không ổn định trong tâm lý nên không mua rời xa đứa con trai còn lại của mình. Nhưng càng ngày mọi chuyện càng trở nên không đúng.
Với sự ngăn cản của bố, cuối cùng mẹ cùng đành chấp nhận để tôi hoàn tất việc học tập. Vậy nhưng khi tôi vừa về nhà, mẹ lại đề xuất việc tôi tiếp tục theo học thạc sĩ tại trường mà anh tôi đã theo học. Đây là việc ngoài khả năng của tôi, tôi không thể đáp ứng được nên đã từ chối. Mẹ bật khóc và nói hoàn tất việc nghiên cứu dang dở là ước mơ cuối đời của anh trai, vì sao tôi lại không thực hiện nó giúp anh?
Tâm trạng không thật sự tốt, tôi đã quyết định nhuộm tóc sang màu sắc sáng hơn, cắt ngắn hơn cho phù hợp với các hoạt động dạy học tại trường năng khiếu thể thao của thành phố. Tôi không thể quên được ngày hôm đó, mẹ đã phản ứng dữ dội vì tôi không để mái tóc giống như anh trai mình nữa…
Tôi không muốn tranh cãi với mẹ nhưng lại không thể thoả hiệp được với những mong muốn của bà. Mẹ tôi muốn tôi phải thật giống anh trai đã khuất của mình, thậm chí và không muốn tôi tập tạ để ngoại hình không quá khác biệt với anh…
Căn nhà của tôi giờ trở nên ngột ngạt. Bố tôi vẫn đủ tỉnh táo dù việc mất đi một đứa con cũng khiến ông suy sụp nhiều. Ông nhiều lần muốn đưa mẹ đi khám tâm lý nhưng bà lại kiên quyết phản đối nên ông cũng chẳng thể làm gì khác hơn.
Ngày hôm nay là ngày thứ năm tôi ngủ nhờ nhà bạn, đối với những việc đang diễn ra tôi chưa biết nên làm thế nào cho đúng. Tôi hiểu nỗi đau trong mẹ là rất lớn, thế nhưng chẳng lẽ tôi không thể sống cuộc sống của chính mình sao?
Người đàn bà "góa chồng" đau đớn như thế nào? Nghe tâm sự thật lòng từ trái tim của những người phụ nữ dưới đây, bạn sẽ hiểu
Mặc dù, sống cùng chồng thật nhưng những người phụ nữ này luôn cảm thấy cô đơn, tâm trí không có chỗ yên ổn, người ngoài khó có thể cảm nhận được nỗi đau trong lòng.
Cuộc sống như vậy có khác gì có chồng mà như không, sống "góa bụa" ngay trong chính ngôi nhà của mình?
Một người phụ nữ không chỉ cần một người bạn cùng giường tốt mà điều cô ấy cần là một người bạn đời, một người chồng có thể tâm sự mọi chuyện buồn vui trong cuộc sống hàng ngày.
Thực tế, điều phụ nữ luôn ao ước là có được sự quan tâm, yêu thương của đàn ông. Tuy nhiên, thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều người phụ nữ có hôn nhân không hạnh phúc mà nguyên nhân sâu xa là sự vô tâm của những người chồng. Mặc dù, sống cùng chồng thật nhưng phụ nữ luôn cảm thấy cô đơn, tâm trí không được thoải mái, nếu nhìn bên ngoài thì khó có thể cảm nhận được nỗi đau trong lòng họ. Những người phụ nữ sống như vậy có khác gì có chồng mà như không, "sống góa bụa" ngay trong chính ngôi nhà của mình?.
Hãy cùng lắng nghe nỗi lòng của ba người phụ nữ "sống cảnh góa bụa" dưới đây để xem họ buồn như thế nào trong cuộc hôn nhân của mình !.
Chị Xuân năm nay 36 tuổi, đã kết hôn được 11 năm nhưng quá chán ghét người chồng hiện tại
Vợ chồng chị Xuân đều xuất thân từ nông thôn. Sau khi lấy chồng rồi sinh con, chị Xuân chỉ quanh quẩn ở nhà làm những công việc đồng áng lặt vặt, ai thuê gì thì làm nấy. Chồng đi làm xa nhà quanh năm và chỉ về mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán, mọi công việc nhà một tay chị phải lo liệu. Khi hết vụ, có thời gian rảnh thì chị lại lên thành phố làm thêm, kiếm đồng ra đồng vào phụ giúp gia đình. Công việc hàng ngày bận tối mặt, chồng chị lại là người không có văn hóa nên chỉ biết làm những công việc lao động chân tay vất vả bên ngoài. Không biết có phải nguyên nhân do lấy nhau đã lâu nên tình cảm phai nhạt dần hay do sự vất vả mưu sinh mà hai vợ chồng ngày càng có khoảng cách vô hình nào đó. Mỗi lần gọi điện, chị và chồng chỉ xoay quanh công việc nhà và những gì chuyện quan trọng cần phải hỏi ý kiến nhau, hai người chỉ nói được vài câu rồi cúp máy.
Mang tiếng là có chồng về ăn Tết nhưng chị Xuân cũng đều phải tự mình chuẩn bị hết mọi việc từ cỗ bàn đến mừng thọ đám nọ đám kia. Chồng chị ở nhà chỉ nghịch điện thoại, vợ gọi thì ra ăn chứ chẳng đỡ vợ được việc gì. Đôi khi nghĩ đến chồng, nước mắt chị chỉ trực tuôn rơi. Cũng bởi vì ngày xưa chị nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ để rồi kết hôn với một người mà mình chẳng có tình cảm. Ngày trẻ, chị cố nhịn để sống vì các con nhưng đến tuổi này rồi chị mới thấy chán ghét cuộc sống hôn nhân buồn tẻ của mình và muốn được giải thoát.
Cô Linh: Kết hôn 20 năm và ly thân 5 năm
Cô Linh và chồng kết hôn được gần 20 năm. Hai người bắt đầu ly thân cách đây 5 năm, sau khi con trai đỗ vào đại học.
Thực ra cũng không có mâu thuẫn gì lớn, cô Linh chỉ cảm thấy lấy chồng nhiều năm như vậy chẳng khác nào lấy một khúc gỗ. Chồng cô không liên quan gì đến cơ thể, cuộc sống cũng như tâm trí cô. Khi hai người ở bên nhau, giống như hai người xa lạ cùng nhau sống dưới một mái nhà.
Trong khoảng thời gian hai, ba năm đầu của cuộc hôn nhân, hai người thường xuyên xảy ra những cuộc cãi vã, hờn dỗi nhau. Nhưng sau này, khi con trai chào đời, hai vợ chồng cũng ít xảy ra mâu thuẫn hơn vì thời điểm đó, cô ấy đã không còn quan tâm tới chồng mình nữa. Điều duy nhất cô quan tâm chính là đứa con trai bé nhỏ của mình và cũng bởi cô đã quen với cảm giác không có chồng bên cạnh rồi. Đối với cô, chồng chỉ là người cùng sinh ra một đứa con mà thôi.
Nhiều người thắc mắc rằng cuộc sống của vợ chồng cô Linh không hạnh phúc như vậy tại sao không quyết định ly hôn thì cô Linh chỉ trả lời rằng: "Vì sợ bản thân sẽ không thể làm gì nếu rời bỏ chồng và cũng bởi vì chồng tôi không phạm bất kỳ sai lầm nào cả, ngoại trừ việc không có điểm tương đồng về tính cách."
Thực tế, cô Linh đã chịu đựng cuộc sống chỉ có một mình suốt những năm tháng qua, cho đến khi con trai thi vào đại học mới dọn ra khỏi nhà và chuyển đến căn hộ nhỏ mà cô đã dành dụm mua được. Đối với cô, sự chia rẽ hay kết hợp trong hôn nhân có thể chỉ là hình thức, có chồng hay không cũng chẳng khác nhau là bao. Dù sao thì tất cả công việc to nhỏ trong gia đình, cô ấy đều phải tự giải quyết và cũng đã quen với việc đó nhiều năm rồi.
Chị Huyền, lấy chồng được 8 năm và hai vợ chồng không ở chung nhà
Chị Huyền và chồng quen nhau trên mạng được gần 3 năm, và họ đã yêu nhau gần 2 năm mới quyết định kết hôn. Nói về việc kết hôn muộn, chị Huyền chia sẻ: "Lúc yêu nhau chẳng hiểu bản thân tôi nghĩ gì nữa. Càng không thể bên nhau, thì chúng tôi lại càng khao khát được ở bên nhau, cuối cùng cả hai đã lựa chọn kết hôn nhưng kết cục cũng chẳng đi đến đâu".
Khi đó, chị Huyền cho rằng công việc của mình không ổn định như chồng nên đã nghỉ việc ở nhà làm nội trợ. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, chị lại sống chung với bố mẹ chồng. Nhà cũng không lớn lắm, chị lại là người ngoại tỉnh, có nhiều thói quen khác với gia đình chồng nên phát sinh nhiều mâu thuẫn.
Chỉ sau hai năm chung sống, chị phải bỏ về quê ngoại một mình, dù sao ở nhà bố mẹ đẻ cũng thoải mái hơn. Chị cũng mong chồng đến ở cùng nhưng anh luôn tìm cách trì hoãn. Thực ra, chị Huyền đã nghĩ đến chuyện ly hôn, nhưng vừa rời khỏi nhà chồng về quê thì chị phát hiện mình có thai nên cứ dùng dằng mối quan hệ đến tận bây giờ.
Tình cờ, một lần lên thăm chồng, chị gặp những người bạn ở quê chồng. Họ nói rằng chồng chị đã có người phụ nữ khác. Nhưng chị cũng chẳng thể làm gì khác được bởi cuộc hôn nhân này lâu nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa, chỉ là cả hai người đang cố gắng chịu đựng vì đứa con mà thôi.
Một người vợ như vậy thực ra không khác mấy so với những gia đình đơn thân vì mặc dù mang tiếng có chồng, có gia đình nhưng vẫn một mình gánh vác mọi việc. Khi được hỏi rằng liệu một người ở độ tuổi còn trẻ như vậy mà phải sống cảnh cô đơn và lẻ loi thì có thấy buồn không, chị cúi đầu trả lời: "Đàn bà nào chẳng khát khao yêu đương, nhưng cuộc đời bắt mình phải như vậy thì cũng đành chịu. Với lại chăm lo con cái rồi lo cho công việc rất mệt mỏi nên cũng không còn nhiều thời gian để trải lòng, tìm kiếm một người đàn ông khác".
Ai nghe những lời tâm sự này chắc hẳn sẽ cảm thấy thật xót xa. Phụ nữ đang ở tuổi đẹp như hoa, nhưng chỉ có thể nở và héo một mình, để thời gian dày vò thân xác.
Đối với phụ nữ, có hai điều quan trọng phải nhớ:
Đầu tiên, hãy học cách yêu thương bản thân và không trừng phạt bản thân vì những sai lầm của người khác.
Thứ hai là thực hiện rõ ràng và biết cách tính toán cho cuộc sống của mình sau này. Nếu ở bên người đàn ông này có thể cải thiện cuộc sống của bạn, vậy thì kiên trì không có gì sai. Ngược lại, nếu ở bên anh ta không khác gì ly hôn, tốt hơn hết buông bỏ để bản thân nhìn ra thế giới bên ngoài một lần nữa.
Tình cảm giữa con người với nhau không có ai thắng ai thua, việc đấu đá qua lại chỉ khiến chính mình bị tổn thương hơn. Nhất là một người phụ nữ rõ ràng đã có chồng, nhưng lại giống như một góa phụ, đối mặt với một người đàn ông hoàn toàn không có tình cảm với bạn, anh ta không biết yêu bạn, và không biết yêu là gì, thì cuộc sống thực sự sẽ rất bế tắc.
Ngày chồng tôi nằm viện, có một người thanh niên đến xin được trả viện phí Người thanh niên đó là ai mà lại hào phóng giúp chồng tôi lúc ốm đau thế này? Mấy năm nay sức khỏe của chồng tôi yếu, chẳng thể làm được việc nặng. Bà con trong khu phố thương tình gia đình tôi khó khăn, mỗi khi ai có việc nhẹ nhàng lại gọi chồng tôi đến làm. Mỗi lần đến làm cho...