Mẹ lo cảnh bán bò vì con đỗ… thủ khoa
Với số điểm 28,25 em Trần Văn Cường, học sinh Trường THPT Trần Phú (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trở thành thủ khoa Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM.
Cường sắp trở thành chàng sinh viên, song chặng đường phía trước của em đang còn rất xa và nhiều chông gai.
Có một bề dày thành tích
Những ngày qua, rất đông bạn bè, bà con hàng xóm đã đến để cùng chia vui với cậu học trò Trần Văn Cường.
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Cường luôn biết vươn lên
Cường có dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen. Chúng tôi thật sự nể phục với bảng thành tích dày cộm về học tập của cậu học trò này.
12 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, 3 năm cấp 3 là học sinh giỏi của tỉnh, đặc biệt trong năm lớp 12, Cường đã đạt giải 3 môn toàn trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Và trong kỳ thi đại học vừa qua, với số điểm 28,25 (trong đó môn Toán : 9,00, Lý: 9,25, Hóa: 10) Cường đã trở thành thủ khoa khối A của Trường Đại học Bách khoa TP.HCM năm nay.
Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Cường chia sẻ: “Ở trên lớp, khi thầy cô giáo giảng bài thì cần chăm chú nghe bài giảng và tiếp thu ngay trên lớp.Những câu từ nào giáo viên nhấn mạnh thì mình phải ghi chép cẩn thận. Điều quan trong nhất là phải có sự quyết tâm, định hướng rõ ràng cho mình. Có kế hoạch học tập cụ thể”.
Cũng theo Cường, các kiến thức thi ĐH chủ yếu nằm ở trong chương trình sách giáo khoa.
Ngoài thời gian học, Cường luôn tìm việc để phụ giúp mẹ
Về vấn đề học thêm, Cường cho biết: “Học thêm thì cũng tốt. Chúng ta sẽ được tiếp cận với nhiều phương pháp học mới, hơn nữa học thêm sẽ cho ta nhiều cảm hứng trong học tập hơn”.
Ngoài việc yêu thích ngành Kỹ thuật cơ – điện tử thì em còn rất thích làm bác sỹ. Và em cũng thi vào Trường Đại học Y Hà Nội.
“Em rất muốn thành bác sỹ. Mặc dù chưa có kết quả điểm thi của Trường Y Hà Nội nhưng em tự chấm được khoảng 28 đến 29 điểm. Nếu đậu trường y chắc em sẽ theo học y”, em Cường cho biết.
Video đang HOT
Hoàn cảnh eo lé
Cứ nghĩ về những chặng đường phía trước của con chị Trung lại rưng rưng nước mắt
Khi nói về hoàn cảnh của cậu thủ khoa này, cũng như những người hàng xóm, chúng tôi thật sự thấy lo lắng, chạnh lòng bởi em có một hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Gia đình của Cường thuộc diện hộ nghèo. Bố em đau ốm liên miên và mắc bệnh mất trí nhớ nên chỉ quanh quẩn trong nhà, không làm được việc. Mẹ Cường ngoài thời gian đi làm ruộng thì còn đi gặt lúa, cắt cỏ thuê.
Cường là con út trong gia đình có 5 anh em. Các anh chị của Cường đã trưởng thành, chủ yếu đi làm công nhân ở miền Nam, đồng lương eo hẹp nênkhông giúp gì được cho bố mẹ và em.
Gia đình em vốn khó khăn nhưng từ khi bố em bị bệnh thì cuộc sống cảng bi đát, chật vật hơn.
Chị Nguyễn Thi Trung (mẹ của Cường) cho biết, trước đây bố của Cường là một người khỏe mạnh bình thường, là trụ cột, chổ dựa cho cả gia đình. Thế nhưng từ năm 2004, bố em bỗng nhiên mất trí nhớ, ngơ ngẩn như người mất hồn trở, suốt ngày chỉ nói chuyện một mình và sống co cụm.
10 năm nay, bố của Cường bị mất trí nhớ và bệnh tật không làm được việc gì. Tất cả mọi sinh hoạt của gia đình đè nặng trên vai chị Trung
Đến các bệnh viện thì được các bác sỹ kết luận bị ảnh hưởng thần kinh. Và cứ thế, 10 năm nay, bố Cường chỉ sống quanh quẩn trong nhà.
Cũng từ đó, tất cả gánh nặng miếng cơm manh áo của gia đình đè nặng trên đôi vài của chị.
5 năm trở lại đây, căn bệnh huyết áp khiến sức khỏe của chị Trung yếu hẳn nhưng chị vẫn phải kham hơn 8 sào ruộng để có tiền cho Cường ăn học và đó cũng là khoản thu nhập chủ yếu của gia đình.
Món nợ chỉ có 6 triệu đồng nhưng 3 năm qua, gia đình chị vẫn chưa thể xoay xở ra để trả ngân hàng.
Mỗi lần nói về đứa con trai của mình là chị không ngăn được những giọt nước mắt. Nhà quá nghèo nên ngay cả việc ăn sáng đối với gia đình Cường là điều ít khi xảy ra.
“Nó chỉ ăn ngày có 2 bữa, đôi khi cũng có bữa sáng nhưng chỉ có cơm với nước mắm thôi. Thương con, thương chồng tôi chỉ biết khóc”, chị Trung tâm sự.
Ngày nhận được tin báo đứa con trai đỗ thủ khoa cũng là những đêm chị Trung nước mắt lưng tròng. Đó là những đêm chị không sao ngủ được, bao suy nghĩ, bao nỗi lo cứ ùa về trong đầu chị.
Để có tiền cho Cường ăn học những năm cấp 3 đối với chị đã là quá sức rồi, giờ học đại học xa nhà thì chị làm sao kham nổi. Để em phải nghỉ học thì chị không đành lòng.
“Giờ trong nhà không còn một đồng tiền nào nữa. Mai mốt đây nó vào nhập trường tôi không biết xoay xở sao đây. Chắc chỉ còn cách bán nốt con bò là tài sản có giá cuối cùng của gia đình”, chị Trung nghẹn đắng.
Căn nhà xập xệ, rách nát của gia đình cậu thủ khoa đang sinh sống
Nhìn căn nhà cấp bốn xập xệ, những bức tường cũ kỷ, rạn nứt và bong tróc trống huơ, trống hoác không có thứ tài sản nào đáng giá. Có lẽ thứ tài sản duy nhất của gia đình lúc này là một con bò.
Thầy Phan Đăng Nhân, Hiệu phó Trường THPT Trần Phú chia sẻ: “Cường là một học sinh hết sức đặc biệt. Gia đình em cực nghèo khó. Bố đau, mẹ thì sức khỏe yếu nhưng em rất chăm ngoan và học rất giỏi”. Giờ em đỗ thủ khoa, chúng tôi cũng thấy rất lo lắng. Với hoàn cảnh như vậy liệu gia đình có đủ sức cho em theo học đại học không (?)”.
Đơn trình bày hoàn cảnh của em Cường
Thế là Cường sắp trở thành chàng sinh viên đã trở thành hiện thực. Song chặng đường phía trước của em đang còn rất xa và nhiều chông gai. Liệu người mẹ ấy, cậu học trò ấy có thể vượt qua. Hơn bao giờ hết, cậu học trò Trần Văn Cường đang cần sự giúp đỡ, sẻ chia của các nhà hảo tâm, các bạn đọc.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1489: Bà Nguyễn Thị Trung (mẹ em Trần Văn Cường) ở thôn Trung Nam, xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. ĐT: 0166.798.3762 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Xuân Sinh – Văn Dũng
Theo Dantri
Xót thương giáo viên tử nạn vì lũ cuốn
Do mưa lớn, nước lũ dâng cao, thầy giáo Hoàng Phúc Bình đã bị nước cuốn trôi, để lại gia cảnh vô cùng thương tâm.
Ngày 1/10/1013, do mưa lớn, nước dâng cao, trên đường đi dạy về, thầy giáo Hoàng Phúc Bình, giáo viên môn Sinh học trường THPT Trần Phú - Đức Thọ - Hà Tĩnh đã bị nước lũ cuốn trôi.
Đến chiều ngày 2/10/2013, gia đình và cơ quan chức năng mới tìm được thi thể.
Thầy Bình mất đi, để lại gia cảnh hết sức tang thương.
Thầy Bình mất đi, để lại gia cảnh hết sức tang thương. Thầy có 3 con nhỏ, con đầu lòng năm nay học lớp 6, bé thứ hai học lớp 3, cháu thứ 3 mới học mẫu giáo. Vợ thầy Bình làm nông nghiệp, sức khoẻ yếu, bệnh tật triền miên.
Thầy Trần Xuân Phượng, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết: "Trước mắt, toàn trường tập trung lo hậu sự cho thầy, sau đó, chúng tôi sẽ vận động anh em cán bộ giáo viên và học sinh chung tay chia sẻ nỗi đau, giúp đỡ các con thầy không để thất học. Cần lắm những tấm lòng chia sẻ với gia quyến thầy Bình".
Thầy Hoàng Phúc Bình là một tấm gương nỗ lực vượt khó vươn lên. Thầy sinh năm 1968, quê ở xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, sau khi học xong phổ thông, vì hoàn cảnh quá khó khăn, thầy Bình đi bộ đội, sau về ôn thi đậu vào khoa Sinh trường ĐH Sư phạm Vinh. 4 năm đại học, thầy phải bươn chải làm thêm để tự nuôi thân. Ra trường dạy học ở trường THPT Cao Thắng (Hương Sơn), rồi chuyển về trường THPT Trần Phú.
Theo Lê Văn Vỵ (Gia đình & Xã hội)
Bé 14 tuổi đạp xe đi lạc gần 250 km Bị lạc nhưng không hỏi đường, Trần Văn Đạt một mình đạp xe trên quốc lộ 1A từ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vào đến Quảng Trị. Sáng 22/7, tại trụ sở Phòng cảnh sát giao thông Quảng Bình, ông Trần Văn Thủy đã nhận lại con trai là Trần Văn Đạt, 14 tuổi đi lạc từ 3 ngày trước. Đạt được giao...