Mê Linh tìm đường cho hợp tác xã hoạt động hiệu quả
Năm 2017, huyện Mê Linh phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) tại 3 xã Hoàng Kim, Tam Đồng và Chu Phan. Cùng với các tiêu chí về hạ tầng, việc tổ chức lại hình thức sản xuất của các hợp tác xã (theo tiêu chí số 13) đang được huyện Mê Linh quyết tâm thực hiện.
Hợp tác xã hoạt động èo uột
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà – Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết, trong 3 địa phương trên, xã Tam Đồng đã cơ bản chuyển đổi xong hợp tác xã (HTX) theo Luật HTX năm 2012. Tuy nhiên, các HTX tại địa phương này hiện vẫn hoạt động chủ yếu ở quy mô thôn. Trong khi đó, 2 xã Chu Phan và Hoàng Kim đang gặp khá nhiều khó khăn trong tổ chức lại sản xuất. Cụ thể, xã Hoàng Kim đã hoàn thành việc hợp nhất các HTX quy mô thôn thành HTX quy mô toàn xã. Dù vậy, do mới kiện toàn nên hoạt động của HTX này còn khá lúng túng và gặp nhiều khó khăn.
Ông Lương Văn Tiến ở xóm 3, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) chăm sóc ruộng cải củ. Ảnh: I.T
Video đang HOT
Việc chuyển đổi mô hình HTX tại xã Chu Phan thậm chí còn nan giải hơn. Hai HTX quy mô thôn tại địa phương này chưa thể tiến hành hợp nhất do vướng mắc liên quan tới kiểm kê tài sản. Trong khi đó, để có thể hoàn thành chương trình xây dựng NTM, bên cạnh điều kiện cần thiết là phải chuyển đổi các HTX theo luật, điều kiện đặt ra đối với các HTX là cần xây dựng được những mô hình kinh tế hiệu quả. Và đây sẽ là một trở ngại trên con đường về đích NTM của 3 xã Hoàng Kim, Tam Đồng, Chu Phan.
Thực tế, tại huyện Mê Linh, không chỉ có 3 xã theo kế hoạch về đích NTM năm nay đang gặp khó trong chuyển đổi và phát triển các mô hình sản xuất. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, phần lớn trong tổng số 77 HTX chỉ hoạt động ở quy mô thôn; hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Lợi nhuận trung bình hàng năm của các HTX cũng mới đạt khoảng 18 triệu đồng/HTX.
Tập trung nâng cao vai trò của hợp tác xã
Ông Đoàn Văn Trọng – Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, trong quá trình xây dựng NTM, địa phương luôn xác định việc hoàn thành mỗi tiêu chí đều có vai trò quan trọng và không thể xem nhẹ. Do đó, huyện đang tập trung thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của xã viên, thành viên các HTX, cũng như các phòng, ban ngành đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể. Huyện cũng đã chỉ đạo các hội, đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân…) nghiên cứu, đề xuất trong kế hoạch công tác năm 2017, phấn đấu xây dựng ít nhất 7 mô hình HTX hoạt động hiệu quả. Tiếp tục phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển HTX (thuộc Liên minh HTX thành phố) hỗ trợ cho vay đối với các HTX đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất. Được biết, trong năm 2016, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX đã cho vay đối với 40 dự án phát triển sản xuất tại Mê Linh với tổng kinh phí gần 9,6 tỷ đồng.
Ông Trọng cho biết thêm, mới đây, huyện Mê Linh và Liên minh HTX thành phố đã ký kết chương trình phối hợp về phát triển kinh tế tập thể năm 2017 với 10 nội dung cụ thể, đồng thời phân công nhiệm vụ, tổ chức triển khai đến từng phòng, ban ngành chức năng. Đây sẽ là động lực, điều kiện thuận lợi để địa phương chuyển đổi thành công khoảng 20% số HTX còn lại, cũng như hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trong năm 2017.
Theo Dantri
Từ thất nghiệp thành ông chủ mây tre đan
Nhờ nỗ lực của bản thân anh Tiến, đơn đặt hàng ngày càng tăng lên. Anh Tiến lại vay mượn thêm để mở rộng sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề cho bà con và đưa vào làm việc tại cơ sở. Hàng năm cơ sở sản xuất trên 5.000-6.000 sản phẩn các loại, doanh thu đạt 1,8 tỷ đồng.
Xuất ngũ, anh Võ Như Tiến, ở phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê (Đà Nẵng) làm nghề nông sinh sống. Thế nhưng thành phố chỉnh trang đô thị, đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhiều người trong đó có anh gần như thất nghiệp. Nghĩ phải kiếm cái nghề học, anh quyết định khăn gói ra Hà Nội học nghề mây tre đan.
Năm 2009, sau một thời gian đi học nghề tại Hà Nội, anh về xin vào làm việc tại hợp tác xã mây tre An Khê. Sau khi học được cơ bản các công đoạn sản xuất, anh dần tự lập và quyết định mở một xưởng nhỏ tại gia đình và tham gia vào Hội mây tre đan của phường Thanh Khê Tây.
Anh Tiến hướng dẫn cho các con em nông dân đang làm việc tại cơ sở sản xuất. Ảnh: K.O
Không có vốn, vợ chồng anh phải đi vay vốn ngân hàng, mượn thêm tiền của người thân, bạn bè. "Thời gian đầu rất khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị đều thiếu thốn, tôi phải lặn lội tìm mua nguyên liệu tận gốc để tiết kiệm. Sản phẩm làm ra lại phải đi chào mời khắp nơi. Dần dần sản phẩm mới được thị trường chấp nhận và có đơn hàng" - anh Tiến chia sẻ.
Nhờ nỗ lực của bản thân anh Tiến, đơn đặt hàng ngày càng tăng lên. Anh Tiến lại vay mượn thêm để mở rộng sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề cho bà con và đưa vào làm việc tại cơ sở. Hàng năm cơ sở sản xuất trên 5.000-6.000 sản phẩn các loại, doanh thu đạt 1,8 tỷ đồng. Mỗi năm anh Tiến còn nghiên cứu 1-2 sản phẩm mới theo thị hiếu người tiêu dùng.
Cơ sở sản xuất mây đan tre của anh đã tạo việc làm cho gần 20 lao động tại địa phương đang làm việc, học nghề với mức lương từ 3,5 - 6 triệu đồng/tháng. Được biết, ngoài làm ông chủ của một cơ sở sản xuất, hiện anh Tiến đang là chi hội trưởng chi hội Mây tre đan của Hội ND phường Thanh Khê Tây. Nói về hướng phát triển cơ sở, anh Tiến chia sẻ: "Sắp tới mình sẽ mở rộng cơ sở sản xuất lên 1.000m2, đa dạng các mẫu mã để đáp ứng thị trường. Tuy vậy, hiện mình đang khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất, nguồn vốn vay".
Theo Danviet
Hợp tác với nông dân đưa nông sản sạch ra thị trường Ngày 1/9, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi động chương trình "Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt" thông qua việc liên kết với 1.000 hợp tác xã và hộ nông dân để cung ứng nông sản sạch và an toàn cho thị trường. Vingroup hợp tác với nông dân cung cấp rau sạch ra thị trường. Nối...