Mẹ làm điều kinh hoàng với con và bi kịch đau lòng đằng sau
Nếu như mắc những bệnh liên quan đến tinh thần, nhất định phải uống thuốc định kỳ, bởi vì chỉ cần một sơ sẩy, cũng có thể tạo thành bi kịch..
Cách đây không lâu, tại nước Anh xảy ra câu chuyện đau lòng, khiến dư luận bàng hoàng.
Vào thời điểm xảy ra bi kịch rùng rợn, cậu bé Tyler Warmington ở Faringdon, Oxfordshire, đã hai ngày liên tục không đến trường. Cảm thấy lạ, nhân viên nhà trường đã gọi tới nhà của Tyler để dò hỏi, không có trả lời liền lập tức báo cảnh sát.
Khi cảnh sát đến nhà, cô Emma Jackson, mẹ của Tyler ra mở cửa. Đáng kinh ngạc, khi cửa vừa mở ra, cảnh sát phát hiện toàn ngôi nhà đầy vết máu, thân thể cô Emma cũng có rất nhiều vết cắt, máu vẫn còn đang rỉ ra.
Thấy cảnh sát, cô Emma vẫn thản nhiên như không có chuyện gì. Được hỏi con trai đâu, cô Emma chỉ lên tầng và nói con trai vẫn đang ngủ.
Khi cảnh sát lên tầng, vào phòng ngủ kiểm tra thì phát hiện ra, cậu bé Tyler đã bị đâm chết và bọc trong một chiếc chăn bông.
Khám nghiệm sơ bộ cho thấy, thân thể cậu bé bị hơn 13 vết dao đâm. Đau lòng thay, hung thủ giết chết Tyler chính là người mẹ bình thường vẫn hết lòng yêu thương cậu.
Video đang HOT
Thế nhưng, sau khi giết con trai, cô Emma vẫn không hay biết mình đã làm gì. Thậm chí khi bị cảnh sát bắt, cô Emma vẫn hỏi lại cảnh sát: “Con tôi vẫn ngủ trên tầng đúng không?”
Trải qua các xét nghiệm của bác sĩ tâm thần, cô Emma được xác nhận là mắc phải chứng rối loạn tâm thần, ảo tưởng, rối loạn suy nghĩ, ảo giác thính giác, rối loạn chức năng xã hội và trầm cảm.
Phiên tòa xét xử cô Emma, quan tòa nhận định cô ngộ sát, xử cô tù chung thân, buộc vào bệnh viện tâm thần để trị liệu.
Theo Kiều Dụ (Kiến thức)
Cái chết bí ẩn của thiếu phụ mặc áo ngủ trong ngôi biệt thự
Sau khi hung thủ giết người chắc chắn phải để lại manh mối, vì trên đời không có vụ phạm tội nào là hoàn hảo. Họ luôn tin rằng chỉ cần tiếp tục kiên trì điều tra, sẽ có lúc hung thủ thật sự phải lộ diện.
ảnh minh họa
Dù án mạng xảy ra tại nhà một viên chức người Trung Quốc, băng dính quấn xác có vân tay ông ta song nhà chức trách nước này vẫn không thể buộc tội.
Suy đoán vô tội là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Trung Quốc, nguyên tắc này được áp dụng từ năm 2010 và đã giúp nhiều người tránh được oan sai.
Tháng 11/2014, các cơ quan truyền thông tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đưa tin trưởng phòng Trần Huy thuộc Cục quản lý hàng không Vân Nam bị tòa sơ thẩm kết án chung thân với cáo buộc gây ra cái chết của vợ chưa cưới. Đến tháng 6/2015, tòa phúc thẩm lại tuyên bố bị cáo vô tội. Ông Huy được trả tự do sau ba năm giam giữ.
Vụ án xảy ra vào tháng 3/2012, Trần Huy 49 tuổi, đã ly hôn nhiều năm, chung sống như vợ chồng với Hồ Diệu Lan hơn ba năm. Hồ Diệu Lan lúc này 30 tuổi, chưa chồng nhưng đã có con riêng năm tuổi. Ba người sống trong nhà riêng ở thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Huy còn có biệt thự ở ngoại ô cách đó 50 cây số.
Ngày 13/3, Huy và người nhà của Hồ Diệu Lan cùng đến báo cảnh sát về cái chết của Lan. Theo lời khai, sáng ngày 9/3 khi ông ta đi làm, Lan còn ra cửa tiễn, sau đó vào nhà đưa con đi học. Ba giờ chiều hôm đó, Huy nhận được tin nhắn của Lan với nội dung: "Em gặp một người bạn cũ, ra ngoài chơi tối về muộn. Buổi chiều anh vui lòng đón con giúp em".
Buổi tối không thấy Lan về, điện thoại không liên lạc được, Huy tìm kiếm khắp nơi, đồng thời thông báo cho người nhà của cô này. Hôm sau, anh và em trai Lan bay từ Tứ Xuyên đến Côn Minh tìm kiếm. Ba ngày sau, tại biệt thự của Huy ở ngoại ô, nhóm tìm kiếm phát hiện có một chỗ đất mới có vẻ như vừa bị đào bới.
Sau khi đào hơn một mét phát hiện một túi nilon loại to, mọi người dừng lại để không phá hoại hiện trường và lập tức báo cảnh sát. Thi thể Lan được tìm thấy.
Theo kết luận của pháp y, nguyên nhân tử vong của nạn nhân do ngạt thở, khoảng bốn đến năm ngày trước khi được phát hiện. Lan mặc áo ngủ màu hồng nhạt, tay chân bị trói bằng băng dính trong.
Sau khi điều tra trên nhiều phương diện, cảnh sát phát hiện quan hệ xã hội của nạn nhân tương đối đơn giản, không có công việc, quan hệ tình cảm với ai khác, vay mượn tiền bạc, cũng không có bạn bè nào khả nghi. Vì thế ban chuyên án tập trung vào Trần Huy, bởi vì địa điểm phi tang là khu vườn trong biệt thự của ông này.
Huy giải thích không có động cơ giết người, tình cảm của hai người rất tốt. Họ đã đi làm chứng nhận độc thân, chuẩn bị vài ngày tới sẽ đăng ký kết hôn. Lan cũng thường xuyên dẫn bạn đến ngôi biệt thự này chơi. Mặc dù địa điểm vứt xác là biệt thự của Huy nhưng cảnh sát cũng không thể quy kết ông ta là thủ phạm.
Khi không có bằng chứng xác thực, tất cả đều chỉ dừng lại ở mức độ nghi ngờ. Cảnh sát quyết tâm tìm bằng chứng, tập trung vào ngôi nhà hai người đang ở vì nạn nhân mặc áo ngủ, rất có thể bị sát hại tại nhà. Dù vậy việc khám xét toàn bộ ngôi nhà theo kiểu trải thảm cũng không hề phát hiện một đầu mối nào có giá trị.
Cảnh sát chuyển mục tiêu sang tin nhắn cuối cùng của nạn nhân. Theo em trai của Lan, tin nhắn này tương đối đáng ngờ vì văn phong không giống của chị gái. Hơn nữa, Huy và Lan đã chung sống ba năm, chuẩn bị kết hôn, cách nói "vui lòng đón con giúp em" dường như quá mức khách khí. Thông tin của công ty viễn thông cho thấy cả tin nhắn gửi đi và tin nhắn nhận về đều thông qua một trạm thu phát BTS. Hơn nữa đây lại chính là trạm BTS dành riêng cho Cục quản lý hàng không nơi Trần Huy làm việc. Như vậy khi gửi tin nhắn, điện thoại của cả Huy và Lan đều ở nơi làm việc của Huy. Có thể Huy đã sát hại Lan từ tối hôm trước, nói dối cảnh sát là sáng hôm sau Lan vẫn đưa mình ra cửa, sau đó mang điện thoại di động của Lan đến chỗ làm tự nhắn tin cho mình.
Mặc dù suy đoán này rất hợp lý nhưng vẫn không vững chắc, bởi vì công ty viễn thông cho biết trạm BTS này dành riêng cho Cục quản lý hàng không nhưng phạm vi phủ sóng vẫn bao trùm ra ngoài. Một số cửa hàng trên các con phố xung quanh vẫn có thể sử dụng trạm BTS này.
Trong khi đó, Huy khẳng định tin nhắn này không phải ông ta tự nhắn, có thể lúc gửi tin thì vợ chưa cưới của mình đang đi dạo phố trên đường bên cạnh Cục quản lý hàng không.
Việc điều tra dựa trên video giám sát cũng gặp nhiều khó khăn. Khu vực trước cửa nhà Huy không có camera. Một số cửa hàng trên phố gần cơ quan ông ta có camera nhưng không bao phủ được hết mà còn nhiều góc khuất nên không thể khẳng định nạn nhân không có mặt ở đây lúc gửi tin nhắn. Một camera ở lối lên đường cao tốc cho thấy tối 9/3 Huy lái xe lên đường cao tốc, điểm đến lại chính là ngôi biệt thự ở ngoại ô, có thể là đưa thi thể đi phi tang. Nhưng Huy giải thích hôm đó chờ mãi không thấy Lan về nhà nên lái xe đi tìm khắp nơi, tất nhiên cũng đến cả biệt thự để tìm.
Lúc này, cảnh sát mới tung ra bằng chứng cuối cùng, cũng là bằng chứng quan trọng nhất. Trên băng dính trói chân tay nạn nhân có một số dấu vân tay, toàn bộ đều là vân tay của Huy. Dù điều này không thể nói rõ Huy chính là hung thủ thì cũng cho thấy Huy đã tham dự việc trói nạn nhân. Huy giải thích đây quả thật là cuộn băng dính ở biệt thự. Mới tuần trước Huy cùng Lan đến biệt thự, thấy chăn bẩn nên cho vào túi nilon mang về giặt, có dùng băng dính quấn lại. Vì thế trên cuộn băng dính vẫn còn vân tay của ông này.
Bất kể Huy giải thích thế nào, cảnh sát vẫn quyết định bắt giữ Huy để điều tra vì cho rằng bằng chứng đang nắm trong tay đã đủ để khép tội. Trải qua 14 lần hỏi cung, Huy vẫn kiên quyết không nhận tội và lập tức kháng án ngay sau khi tòa sơ thẩm tuyên án.
Cùng với quá trình cải cách tư pháp tại Trung Quốc, nguyên tắc "suy đoán vô tội" ngày càng được coi trọng, hơn nửa năm sau tòa phúc thẩm tuyên án bị cáo vô tội và được trả tự do. Theo tòa phúc thẩm, mọi bằng chứng buộc tội chỉ được chấp nhận khi không còn cách giải thích nào khác. Nếu có thể giải thích bằng cách khác, bằng chứng được coi là không vững chắc và không thể dựa vào để kết tội.
Dù Trần Huy kháng án thành công nhưng cảnh sát Công Minh cho hay vẫn không nản lòng. Sau khi hung thủ giết người chắc chắn phải để lại manh mối, vì trên đời không có vụ phạm tội nào là hoàn hảo. Họ luôn tin rằng chỉ cần tiếp tục kiên trì điều tra, sẽ có lúc hung thủ thật sự phải lộ diện.
Theo Khang Diệp (VNE)
Bẫy tình hụt của người đàn bà nghèo khó Bỏ chồng con với ước mơ đổi mời, người đàn bà nghèo ở Trung Quốc nhầm tưởng đã lừa tình được hai người đàn ông giàu có. Ông Trương Đức Công trú tại thành phố Bác Lạc thuộc khu tự trị Tân Cương - Duy Ngô Nhĩ (Trung Quốc) dù đã 60 tuổi song vẫn sống độc thân vì không có tiền lấy...