Mẹ kế lẻn vào phòng sờ soạng con riêng của chồng
Trong lớp tôi chủ nhiệm có một nam sinh tuột dốc cả về sức học lẫn sức khỏe, nhiều lúc em đến lớp bơ phờ ngủ gục và không làm được bài kiểm tra dù khá dễ.
Gần gũi tâm sự, tôi được biết em gặp phải chuyện tày trời: khi cha em đi làm ăn xa, người mẹ kế trẻ đang đêm vào phòng em ôm ấp vuốt ve. Vừa lạ vừa sợ nhưng em không dám cưỡng lại và cứ nằm yên để “mẹ” độc diễn. Chuyện đã xảy ra được vài tháng nay và cứ tái diễn liên tục.
Từ trước đến giờ tôi chỉ thấy nữ sinh bị quấy rối và lạm dụng, chứ chưa thấy nam sinh bị thế này bao giờ. Xin bác sĩ cho biết thêm thông tin và tôi phải làm gì để giúp học trò mình?
(Cô Phan Thị Kim H. – TP. Biên Hòa)
Cô Phan Thị Kim H. kính mến,
Lâu nay, nhiều người hay nghĩ rằng phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng yếu đuối, thụ động nên mới bị xâm hại, còn nam giới thì không. Thực tế, cả trẻ nam lẫn nữ đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Bị xâm hại ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là dụ dỗ, cưỡng ép quan hệ tình dục mà cả những tiếp xúc mang ý nghĩa về mặt tình dục như các hành vi dâm ô: đụng chạm, sờ mó; các cử chỉ, lời nói ẩn ý…
Nhiều khi chính người trong gia đình đứa trẻ bị xâm hại cũng không ý thức được việc làm của mình. Người Việt có thói quen hay nựng nịu, nghịch “quả ớt” của các bé trai, trêu chọc, bình phẩm bộ phận sinh dục của các em và cho đó là cử chỉ âu yếm mà không biết điều đó khiến các em khó chịu, bực tức, bất lực như thế nào. Cũng như các bé gái, các trẻ nam bị quấy rối lúc thơ ấu, khi chưa có kỹ năng phản đối hay giải quyết hậu quả, không chỉ dễ bị tổn thương về cơ thể, sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và cuộc sống sau này. Trẻ có thể sẽ mặc cảm, tự ti về bản thân, có những suy nghĩ đánh giá lệch lạc về tình dục (thu mình lại, sợ hãi, rụt rè, coi tình dục là chuyện xấu)…
Hiện nay, đa số các bậc cha mẹ khi có con trai thường có tâm lý chủ quan, “yên tâm” hơn so với có con gái, ít chú ý nhắc nhở con trai phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại. Trong xã hội hiện đại, “yêu” đâu cứ nhất thiết phải là “râu xanh”, mà nó có thể mang nhiều bộ mặt khác nhau. Cha mẹ cần quan tâm chia sẻ với con các kiến thức về giới tính, tình dục lành mạnh và an toàn phù hợp với lứa tuổi, giúp con nhận biết được đâu là cử chỉ thân mật giữa người thân với nhau, đâu là hành vi không được phép và làm thế nào để phản đối hay tìm sự trợ giúp…
Video đang HOT
Trong một hội thảo về phòng chống lạm dụng và xâm hại trẻ em tại Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thanh Hương, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đưa ra kết quả nghiên cứu với gần 300 học sinh tuổi từ 12 đến 18: tỷ lệ nam sinh bị xâm hại tình dục là>20%, nữ sinh là 18%. Trong đó, đối tượng xâm hại tình dục các em nam đa số là người thân quen, không ít người chính là bố, mẹ, anh chị em ruột hay bạn bè thân thiết của các bậc phụ huynh.
Một nghiên cứu của Viện Phát triển xã hội năm 2007 về bạo lực tình dục và tình dục đồng giới cũng cho thấy: có tới 7% nam giới (15 – 49 tuổi) cho biết từng bị “vào đời” từ trước năm 14 tuổi và đa số do bị ép buộc. Gần 1/3 số này tiết lộ: đối tượng quấy rối là người trong nhà.
Việc cô muốn giúp học trò vượt qua được cú sốc này cần hết sức tỉnh táo và khôn ngoan, để tránh những đổ vỡ tiếp theo (có khi bùng nổ đến mức xảy ra án mạng). Cậu học trò đang bị khủng hoảng tâm lý: lúc nào cũng chìm trong mặc cảm tội lỗi. Người cha có quyền được biết và cần phải biết sự thật này để bình tĩnh giải quyết. Nhưng ai nói, nói lúc nào và với thái độ nào để ông có thể chấp nhận được là chuyện cần cân nhắc thấu đáo.
Bác sĩ Hoa Tiêu/Phunuonline
Mẹ chồng một mực bắt tôi đưa con riêng về trả chồng cũ
Mẹ chồng còn quát mắng con riêng của tôi bằng những lời cay độc: "Mày chỉ là cái ao nước lã thôi, không liên quan gì đến nhà tao cả. Tao thật hối hận khi mở lời cho mẹ mày mang mày về đây".
Trải qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc, 28 tuổi, sau khi ly hôn, tôi đã từng nghĩ mình sẽ đứng lại để nuôi con trai 3 tuổi khôn lớn. Nhưng sau 2 năm ly hôn, tôi đã có quyết định mới cho cuộc đời mình khi gặp anh - người đã làm tôi thay đổi và có thêm niềm tin vào hôn nhân.
Anh năm nay 35 tuổi hơn tôi 2 tuổi, là nhân viên ngành Bưu điện. Anh là người giản dị, ít nói, sống tình cảm. Hơn hết là tôi tìm được sự đồng cảm, sẻ chia từ anh - người cũng có cuộc hôn nhân đầu tan vỡ và có con riêng như tôi. Chúng tôi đến với nhau đúng nghĩa "rổ giá cạp lại" với bao hy vọng về một hạnh phúc lâu bền.
Sau 4 tháng quen nhau, anh đã đưa tôi về ra mắt gia đình anh. Gặp mẹ anh, tôi thấy bà rất gần gũi và tâm lý. Là người phụ nữ từng trải nên vừa tiếp xúc với tôi lần đầu, bà như đi dép trong bụng tôi - một người muốn thay đổi cuộc sống nhưng lại loanh quanh với tâm trạng "cá chuối đắm đuối vì con". Trong buổi nói chuyện, bà nói bà rất thương bọn trẻ bị thiệt thòi vì bố mẹ ly hôn. Bà chủ động bảo tôi kết hôn với con trai bà, tôi vẫn hoàn toàn có thể dẫn con riêng về ở cùng gia đình.
Tôi đã bắt đầu cuộc sống mới của mình như thế. Nhưng sống với nhau, tôi nhận ra mẹ chồng tôi không phải như những gì tôi đã nghĩ.
Trải qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc, 28 tuổi, sau khi ly hôn, tôi đã từng nghĩ mình sẽ đứng lại để nuôi con trai 3 tuổi khôn lớn (Ảnh minh họa)
Tháng đầu tiên của tôi ở nhà chồng trôi qua trong hạnh phúc. Con riêng của tôi cũng được cả nhà chiều chuộng yêu quý. Nhưng 1 tháng, rồi 2-3 tháng trôi đi, những mâu thuẫn dần xuất hiện và tăng lên. Tất cả chỉ vì chuyện con anh - con tôi khiến tôi rất mệt mỏi.
Do cùng độ tuổi với nhau (con tôi 3 tuổi, con anh 4 tuổi) nên 2 đứa trẻ trong nhà thường xuyên tranh giành, thậm chí đánh nhau. Chuyện trẻ con rồi cũng thành chuyện người lớn. Mẹ chồng tôi không còn cảm thông và bênh vực công bằng hai cháu như tôi vẫn tưởng lúc đầu. Giờ thì bà bênh cháu nội của bà chằm chặp. Bà bênh cháu nội nhiều cái vô lý khiến tôi muốn hét lên mà bênh con trai riêng của mình vì thấy tội cho con bị họ bắt nạt trắng trợn nhưng lại phải kìm lại.
Ví như trong 1 lần tranh giành đồ chơi, 2 đứa xô ngã nhau. Con anh chẳng may bị bầm mắt. Thế là mẹ chồng tôi xót cháu ruột nên thẳng tay đánh con tôi đau điếng. Mẹ chồng còn quát mắng con riêng của tôi bằng những lời cay độc: "Mày chỉ là cái ao nước lã thôi, không liên quan gì đến nhà tao cả. Ở đây làm gì để mà suốt ngày tranh giành với cháu tao? Tao thật hối hận khi mở lời cho mẹ mày mang mày về đây ở cùng!".
Có lẽ thằng bé cũng chẳng hiểu gì ngoài thái độ tức giận phừng phừng của bà. Vì thế, con chỉ rúm ró, khóc òa lên rồi chạy về phía tôi. Thương con, tôi chỉ biết dỗ dành con nín. Còn chồng tôi tuy không có mặt ở nhà lúc đó chứng kiến sự việc. Nhưng khi anh đi làm về được mẹ chồng tôi kể chuyện, chẳng cần biết đầu đuôi thế nào, anh lại vào chỉ tay năm ngón quát mắng con tôi xơi xơi.
Tôi cảm giác như lúc đó, mẹ con tôi như lạc giữa 1 thế giới không thuộc về mình. Nhưng nghĩ cuộc hôn nhân thứ 2 của tôi chỉ vừa mới bắt đầu, tôi không thể kết thúc nó sớm được. Hơn nữa tôi nghĩ, gia đình nào cũng có mâu thuẫn, thôi thì tôi cứ cam chịu để mẹ con tôi có một gia đình đúng nghĩa.
Và cuộc sống ở nhà chồng của 2 mẹ con tôi cứ như thế trôi qua. Cho đến một ngày cách đây vài ngày mẹ chồng tôi đề nghị tôi mang con riêng trả về cho chồng cũ của tôi nuôi. Tôi lặng đi vì hụt hẫng. Bởi hôn nhân của tôi với con trai bà mới chỉ bước sang tháng thứ 9. Chính bà lúc trước chẳng nói cho tôi được mang con riêng của mình về đây sao? Thế mà giờ bà lại quay ngoắt 180 độ như thế.
Thương con, một mặt tôi vẫn cố gắng nhẫn nhịn và im lặng trước đề nghị của mẹ chồng. Mặt khác, tôi ra sức thuyết phục chồng để chồng nói chuyện với mẹ để bà cho phép con tôi ở lại đây. Chồng tôi cũng nhiều lần thuyết phục bà nhưng bà vẫn không đồng ý.
Sợ phải đưa con riêng về cho chồng cũ nuôi, tôi đã nghĩ đến việc vợ chồng tôi ra ở riêng. Nhưng chồng tôi không đồng ý. Anh bảo anh là con một của bà, hơn nữa nhà cửa rộng thênh thang ra ngoài ở làm gì cho vất vả. Thấy tôi còn chần chừ, mẹ chồng tôi càng thúc giục. Đã có lúc tôi muốn buông bỏ tất cả mọi thứ để bế con riêng của tôi ra đi vì đã quá mệt mỏi thì chính lúc này tôi lại biết mình có thai. Và tôi lại không đủ dũng cảm để ra đi.
Mới hôm qua, mẹ chồng tôi lên phòng một mực bảo vợ chồng tôi rằng: "Hai đứa định chần chừ đến bao giờ? Mẹ chỉ cho thêm thời hạn 1 tuần nữa là hai đứa phải đưa thằng M (tên con riêng của tôi) về đâu thì về. Nó ở đây ngày nào, là mẹ đau đầu ngày ấy vì 2 đứa cứ chọc nhau suốt. Thêm nữa, vài tháng nữa hai đứa cũng có bé rồi, để nó ở đây không ai chăm nó được đâu".
Tối qua, chồng tôi cũng bảo vợ rằng, mẹ đã nói vậy thì tôi nhanh mà tính đưa con riêng về nhà ngoại ở một vài tháng. Khi tôi sinh nở xong sẽ đón con về đoàn tụ cùng. Chồng vừa nói vậy, lòng tôi đã quặn đau. nước mắt tôi đã tuôn rơi vì xót xa cho con trai quá.
Tôi nghĩ chỉ có cách tôi sẽ đưa con cùng ra khỏi nhà chồng. Mẹ con tôi sẽ thuê nhà và sống như trước đây (Ảnh minh họa)
Giờ tôi phải làm sao đây khi chồng cũ của tôi cũng đã lấy vợ? Mà chắc gì một người chồng vô trách nhiệm như chồng cũ của tôi còn muốn đưa con về nhà chăm sóc? Đưa con về nhà ngoại tôi ư? Ông bà ngoại cháu đã mất, giờ chỉ còn nhà chị gái tôi? Chẳng lẽ tôi lại phải gửi con cho chị gái ư? Chị gái tôi cũng đang có 3 đứa con nhỏ đã đủ nặng gánh rồi.
Tôi nghĩ chỉ có cách tôi sẽ đưa con cùng ra khỏi nhà chồng. Mẹ con tôi sẽ thuê nhà và sống như trước đây. Lương của tôi 6 triệu cũng đủ cho mẹ con tôi sống qua ngày. Nhưng tôi ra đi, chồng tôi sẽ ra sao, đứa con trong bụng tôi lại không có bố như anh nó ư?
Tôi thật sự đang rất đau khổ và bế tắc. Mong các bạn hãy cho tôi 1 lời khuyên để tôi sớm ra quyết định đúng đắn nhất cho con tôi.
Theo Tri thức trẻ
Cảm động với bức thư người phụ nữ gửi tới mẹ kế của con gái Chắc chắn không người mẹ nào mong muốn có người phụ nữ khác chen vào cuộc sống của gia đình mình. Khi điều đó trở thành hiện thực, tâm trạng chung của hầu hết chị em phụ nữ là sự ấm ức và lo lắng. Tuy nhiên, cách phản ứng của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau. Gửi đến mẹ kế của...