Mẹ hỏi nếu có người lạ đến “tự nhận là bạn của mẹ thì sẽ làm gì”, con trai rành rọt đáp lại 1 câu được khen nức nở
Cậu con trai đã được mẹ dạy các kiến thức bảo vệ bản thân khi người lạ có ý đồ xấu.
Tình trạng bắt cóc trẻ em đang diễn ra ngày càng phức tạp trong xã hội. Cùng với việc các bậc phụ huynh ngày càng nâng cao cảnh giác, chiêu thức của những kẻ bắt cóc trẻ em lại không ngừng nâng cấp. Điều đó đòi hỏi việc cảnh giác cho con từng tình huống nhỏ nhất như người mẹ dưới đây là điều rất cần thiết.
Mới đây, trên mạng xã hội đã chia sẻ với nhau một đoạn clip chia sẻ về cách người mẹ dặn dò con của mình khi gặp tình huống một người lạ tự nhận là bạn của mẹ để xem cách cậu bé xử lý như thế nào.
Đoạn thoại của mẹ con trong tình huống này như sau: ” Nếu một người lạ đến gặp con và nói, Chú là bạn của mẹ con và chú đến đây để đón con về Con sẽ nói gì?”
Người con trả lời rằng “Chú là một kẻ nói dối. Mẹ tôi không có bất kỳ người bạn nào hết”.
Morning talks with my child. #boymom #momsover30 #SmartfoodClub #phonologicalawareness #tiktokmomsover30 #fypシ゚viral #nofriends
Người mẹ cảnh báo cho con về tình trạng bắt cóc (Nguồn: @not.so.bad.mom)
Cách dạy con tránh việc người lạ bắt cóc này là điều các bậc phụ huynh nên học hỏi. Người mẹ đã rào trước cho con rằng: Chỉ có duy nhất mẹ và người thân đi đón con thôi, còn nếu người lạ tiếp cận để nhận đón con thì chắc rằng người đó có ý đồ xấu.
Cậu con trai được trang bị kiến thức nên cũng biết rằng phải đối mặt với người lạ thế nào. Dạy con kiến thức bảo vệ bản thân từ sớm, mỗi ngày lặp đi lặp lại thì dù có gặp tình huống xảy ra, chắc hẳn cậu bé này cũng sẽ tự biết cách bảo vệ mình thôi.
Tình trạng bắt cóc trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp (Ảnh Minh Họa)
Ngày nay, bọn bắt cóc trẻ em luôn thay đổi các hình thức khác nhau khiến các bậc phụ huynh luôn cảm thấy bất an cho con cái của mình. Dưới đây là một số lưu ý mà các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con mình thường xuyên để hạn chế tối đa tình trạng xấu nhất.
Một số lưu ý dạy con để tránh tình trạng bắt cóc như sau:
Tránh xa người lạ ở mức tối đa
Các bậc phụ huynh cần giải thích cho con mình ai được xem là người lạ. Cần chỉ rõ cho bé nhớ những khuôn mặt người quen nên tin tưởng, còn những người khác không rõ đều là người lạ và không được nghe theo. Cha mẹ nên dạy cho con khi gặp người lạ phải chạy ngay lập tức đến người đi đường, cảnh sát hay thầy, cô… để nhờ sự giúp đỡ.
Tăng cường giáo dục an toàn cho trẻ
Các bậc phụ huynh có thể cùng con mô tả các tình huống bắt cóc hay xảy ra được nhắc đến trên báo, đài, các clip cảnh báo… Sau đó, cha mẹ diễn tả cho con ý thức phòng vệ nếu rơi vào tình huống tương tự thì nên giải quyết như thế nào để giúp cho con cái có thể ứng biến một cách hợp lý.
Dạy trẻ đi với đám đông, nhớ số điện thoại phụ huynh, cảnh sát và ghi lại biển số xe của kẻ lạ mặt, luôn luôn cảnh giác bất cứ ai có dấu hiệu theo dõi mình.
Dạy con hét lớn khi cảm thấy nguy hiểm
Cha mẹ nên sớm dạy trẻ những phương pháp tự lập. Như vậy, dù không có cha mẹ ở bên, các bé vẫn có thể ứng phó với tình huống và xử lý kịp thời. Cha mẹ nên dạy các con hét thật to khi có người lạ mặt tiếp xúc. Việc hét to không chỉ giúp thu hút sự chú ý mọi người, tìm kiếm sự cầu cứu, mà còn là cách cho con vùng vẫy để thoát khỏi tay của kẻ bắt cóc.
Trang bị cho con các thiết bị định vị
Thông qua các món đồ có trang bị hệ thống định vị, các bé có thể bấm nút gọi cho cha mẹ ngay khi gặp nguy hiểm. Cha mẹ cũng có thể lưu những vị trí an toàn cho con mình, khi con mình đi ra khỏi vùng an toàn các thiết bị sẽ cảnh báo ngay đến cha mẹ. Việc đi tới những nơi lạ, ít người theo sát sẽ dễ khiến trẻ bị kẻ xấu lợi dụng, bắt cóc.
Con gái tan học bị người lạ gọi đúng họ tên đòi đón đi, ông bố trẻ cảnh báo: Có 1 sai lầm 90% các phụ huynh đang mắc phải có thể khiến con gặp nguy hiểm
Sau phút giây thót tim, ông bố trẻ lên mạng xã hội cảnh báo cho các phụ huynh nguy cơ với con cái mình.
Làm cha mẹ của trẻ nhỏ trong thời đại kỹ thuật số mang lại một số thách thức. Không chỉ là việc trẻ nghiện thiết bị điện tử mà còn là sự nguy hiểm của việc theo dõi vị trí và vi phạm quyền riêng tư - những dữ liệu có thể bị khai thác bởi những kẻ gian để gây hại cho con bạn. Một người bố ở Malaysia đã đăng lên Facebook để cảnh báo các bậc cha mẹ khác về nguy cơ của việc chia sẻ quá nhiều thông tin về con cái họ trên mạng xã hội, khi đứa con gái nhỏ của anh suýt bị bắt cóc trên sân trường.
Tránh chia sẻ tên và trường học của con bạn trên phương tiện truyền thông xã hội... điều này có thể mang lại nguy cơ cho những đứa trẻ.
Ihsan kể lại rằng một người lạ ăn mặc lịch sự cố gắng dẫn đứa trẻ đi. Đáng sợ thay, người này được cho là đã gọi đứa trẻ bằng đúng họ tên của bé. May mắn, một giáo viên đã ngăn cản kẻ lạ mặt. Tên này sau đó đã viện cớ vào nhầm trường.
"Tránh chia sẻ tên và trường học của con bạn trên phương tiện truyền thông xã hội... điều này có thể mang lại nguy cơ cho những đứa trẻ. Không nên để lộ thông tin tên, trường học của con bởi mọi thứ đều có thể xảy ra với các con, nhất là khi nạn ấu dâm đang hoành hành khắp nơi", người bố cảnh báo.
Đứa con bé bỏng của bạn trông thật đáng yêu và bạn muốn chia sẻ chúng với thế giới, nhưng bạn có thể để trở thành mục tiêu tiếp theo của những kẻ tội phạm. Khi bạn đăng hình ảnh của con mình lên các trang như Facebook, bất kỳ ai trong danh sách bạn bè của bạn đều có thể dễ dàng tải những hình ảnh đó về máy tính hoặc thiết bị thông minh của họ. Những hình ảnh này có thể dễ dàng được chia sẻ và thay đổi bởi bất kỳ ai có chút kiến thức về máy tính.
Khi đăng ảnh lên mạng cho tất cả bạn bè xem, nhiều người không nhận ra rằng địa chỉ của bạn cũng được hiển thị trong bức ảnh đó khi bạn chụp những bức ảnh này trước nhà. Bạn không nghĩ gì về điều đó, nhưng với các dịch vụ định vị trên mạng xã hội và địa chỉ của bạn hiện rõ, bạn vừa vô tình mời ai đó đến nhà mình.
Có một số điều bạn có thể làm để giữ cho con mình được an toàn:
Không cho phép con bạn có tài khoản mạng xã hội cho đến khi chúng đến tuổi trưởng thành
Chỉ gửi hình ảnh của con bạn trong tin nhắn riêng tư cho gia đình và bạn bè, và không bao giờ nên đưa lên mạng xã hội.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 6 của Luật Trẻ em 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/6/2017) về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi "Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em".
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 56 năm 2017 của Chính phủ (có hiệu lực vào ngày 01/7/2017) quy định về các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng thì: "Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em".
Vợ streamer giàu nhất Việt Nam hé lộ là người khó tính, thậm chí còn không nói chuyện với bạn của chồng! Hot girl Xoài Non chưa từng làm hành động này với người lạ. Xoài Non từ trước đến nay nổi tiếng là người khá "kín" trong việc giao tiếp với người ngoài. Điều này đã liên tục được cô nàng nhắc lại mỗi lần được người hâm mộ hỏi về mối quan hệ với những người bạn thân như Linh Ngọc Đàm, MisThy......