Mẹ hoảng hồn khi phát hiện máu trào ra từ miệng con gái đang ngủ
“Khi anh ấy lật người Maya xuống thì máu trào ra từ miệng con. Ngay lúc đó, tôi nghĩ con chết rồi. Đây chắc chắn là một giấc mơ…”, bà mẹ vẫn run rẩy khi kể lại tai nạn kinh hoàng đã xảy ra.
Bà mẹ người Anh Maddy Grantham đã chia sẻ câu chuyện về tai nạn kinh hoàng của con gái mình lên Facebook: “ Tôi vẫn cảm thấy mình có lỗi và chưa hết run. Nhưng tôi nghĩ thay vì vậy, hãy dũng cảm lên và giúp mọi người nhận thức rõ hơn về những nguy cơ với con mình. Phần lớn bạn bè tôi đều đã có con. Vì vậy, tôi hy vọng có thể cứu sống ít nhất một em bé nữa“.
Maddy cho biết, con gái Maya của cô đã 2,5 tuổi. Maya không còn cho đồ vật vào miệng nữa từ 1 năm trước. Cô bé có rất nhiều đồ chơi nhỏ xíu và mỗi lần chơi đều có sự giám sát chặt chẽ từ người lớn. Maya thích xếp đồ chơi thành hàng, cho chúng ăn, đặt chúng lên những chiếc giường nhỏ xinh… Maddy thổ lộ, hầu hết đồ chơi của con gái cô đều được khuyến cáo là dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên nhưng vụ tai nạn hóc nghẹn đồ chơi vẫn xảy ra.
Máu trào ra từ miệng Maya (Ảnh: FBNV)
Người mẹ trẻ vẫn còn bàng hoàng khi nhớ lại đêm xảy ra tai nạn: “ Bằng cách nào đó, con bé giấu được một món đồ chơi và đem lên giường khi đi ngủ. Maya chắc hẳn đã đưa vật đó vào miệng và ngủ thiếp đi, bởi tôi vừa mới đặt mình xuống để cho bé út 11 tháng tuổi, lúc này đang nằm cạnh chị bú ti. Rồi tôi chợt nghe thấy tiếng khạc kỳ lạ.
Tôi lập tức ngồi bật dậy và nhìn vào miệng con. Tôi phát hiện ra món đồ chơi bé xíu nằm ở cuối lưỡi. Tôi vội vàng hét gọi Damion. Ông xã lập tức lao đến và nói tôi hãy gọi số điện thoại khẩn cấp…
Món đồ chơi vẫn chưa chịu ra. Chồng tôi thử đủ mọi cách mà nó vẫn bị kẹt trong họng con. Khi anh ấy lật người Maya xuống thì máu trào ra từ miệng con. Ngay lúc đó, tôi nghĩ con chết rồi. Đây chắc chắn là một giấc mơ. Chuyện này không thể xảy ra. Ngay khi Damion nhìn thấy máu, anh ấy thọc ngón tay vào họng Maya và móc ra được món đồ chơi.
Ngay khi Damion nhìn thấy máu, anh ấy thọc ngón tay vào họng Maya và móc ra được món đồ chơi (Ảnh: FBNV).
Video đang HOT
Xe cấp cứu tới, đưa con gái lên và chạy thẳng đến bệnh viện. Maya giờ đã ổn. Có thể con đã bị rách một vết ở họng, nơi thứ đồ chơi bị mắc lại. Nó khiến con vô cùng khó chịu.
Tôi không thể ngừng nghĩ chuyện gì xảy ra nếu kết cục không được may mắn như thế. Maya đã nguy kịch và con gần như đã ra đi. Bây giờ, ở nhà tôi, tất cả đồ chơi đều đã được cho vào thùng rác. Chúng tôi sẽ kiểm tra con thật cẩn thận mỗi tối và tôi cảm giác như mình là bà mẹ tồi tệ nhất thế giới. Mọi người, làm ơn hãy cẩn thận“.
Quy tắc đảm bảo an toàn với đồ chơi dành cho trẻ nhỏ
Câu chuyện của Maddy thực sự rất đáng sợ và là bài học cho tất cả phụ huynh. Đây là lời nhắc nhở về việc bạn có cẩn thận bao nhiêu dường như vẫn là chưa đủ đối với an toàn của trẻ. Bạn có biết mỗi năm nhiều đứa trẻ phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì những chấn thương liên quan tới đồ chơi?
Những đồ chơi nhỏ không an toàn với trẻ dưới 3 tuổi (Ảnh minh họa).
Hóc nghẹn là nguy cơ đối với trẻ từ 3 tuổi trở xuống bởi tầm tuổi này, trẻ có xu hướng đưa đồ vật vào miệng để thử.
Cha mẹ có thể tham khảo một số quy tắc an toàn sau:
- Trước khi mua đồ chơi cho con, phải đọc kỹ nhãn mác để xem món đồ chơi đó thích hợp cho trẻ mấy tuổi. Đồng thời, kiểm tra cảnh báo, thông điệp an toàn và hướng dẫn lắp ghép của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Sau khi tìm hiểu kỹ những thông tin này, bạn hãy chỉ dẫn cho trẻ cách chơi đúng.
- Với trẻ nhỏ, đặc biệt những bé dưới 3 tuổi, tránh mọi đồ chơi có các bộ phận nhỏ bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ làm trẻ hóc nghẹn đồ chơi. Để quyết định xem một món đồ chơi có tiềm ẩn nguy hóc nghẹn không, hãy thử bằng cách nhét nó qua lõi cuộn giấy vệ sinh. Nếu món đồ chơi đó hay một phần của nó lọt vừa lõi giấy, tốt nhất đừng để con bạn chơi.
- Kiểm tra thật kỹ xem có phần nào bị lỏng, những mảnh vỡ, rìa/cạnh sắc hay nước sơn bị xước, mờ, bong tróc. Thường xuyên kiểm tra hiện trạng của đồ chơi nhằm đảm bảo chúng không bị nứt vỡ hay không dùng được nữa. Vứt đi bất cứ món đồ chơi nào bị gãy hoặc bộ phận bị rời ra.
- Cẩn trọng với những món đồ chơi có chứa pin tròn nhỏ hoặc nam châm. Trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về ruột và dạ dày, thậm chí là nguy cơ tử vong sau khi nuốt pin tròn nhỏ hay nam châm. Giữ 2 loại này xa khỏi tầm với của trẻ nhỏ và gọi trợ giúp y tế ngay lập tức nếu con bạn nuốt phải.
Trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về ruột và dạ dày, thậm chí là nguy cơ tử vong sau khi nuốt pin tròn nhỏ hay nam châm (Ảnh minh họa).
- Tránh các viên bi, đồng xu, bóng và trò chơi với bóng đường kính từ 4,4cm trở xuống. Những loại này có thể bị mắc kẹt trong họng, ngay trên ống thở và khiến hô hấp của bé trở nên khó khăn.
- Loại bỏ bảng giá, ruy băng, dây buộc khỏi các đồ chơi trước khi đưa cho trẻ. Một sợi dây có thể dễ dàng quấn quanh cổ bé, gây ngạt thở vì bị siết cổ.
- Dù có yêu thích màu sắc và độ nảy của bóng bay đến mấy thì đây vẫn là loại đồ chơi tiềm ẩn nguy cơ lớn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Trẻ có thể bị hóc nghẹn hoặc ngạt thở bởi những quả bóng bay bị vỡ hay chưa được thổi lên. Nếu trẻ nuốt vào, bóng bay xịt hay các mảnh vụn từ quả bóng vừa nổ có thể đóng chặt đường thở của bé, khiến bé không thể thở nổi. Đừng cho phép trẻ nhỏ chơi bóng bay.
- Tránh những loại đồ chơi bằng vật liệu độc hại bởi chúng có thể gây ngộ độc cho bé. Hãy đảm bảo trên nhãn mác sản phẩm có dòng chữ “nontoxic” – “không độc hại”.
- Đồ chơi chạy bằng pin nên là loại có nắp che kín phần pin và chỉ có thể mở bằng tuốc-nơ-vít. Như vậy, trẻ không thể tự mình mở ra và nghịch. Pin và pin bị chảy nước rất nguy hiểm cho bé. Chúng có thể gây nghẹn, chảy máu trong và bỏng hóa chất.
- Tránh những đồ chơi có thể bắn đạn hoặc thứ tương tự vào không trung. Chúng có thể gây chấn thương mắt nghiêm trọng hoặc dẫn tới tình trạng ngạt thở.
- Tránh những đồ chơi phát ra âm thanh quá to bởi chúng có thể gây tổn thương cho đôi tai non nớt của bé.
Theo Helino
Tiêu hủy lô hàng nhái thực phẩm chức năng, thuốc
Toàn bộ hàng hóa niêm phong còn nguyên vẹn được đưa đi tiêu hủy, chi phí do phía công ty chịu.
Ảnh: CTV
Ngày 29.8, Đội 4 (Đội quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) liên quận huyện Q.12, Hóc Môn, Củ Chi thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM) tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Hotel Students và kiểm tra niêm phong (ảnh) tại chi nhánh của công ty này (46A đường Thạnh Lộc 26, P.Thạnh Lộc, Q.12).
Toàn bộ hàng hóa niêm phong còn nguyên vẹn, gồm 404,1 kg nguyên liệu; 669,6 kg hàng hóa sản phẩm không nhãn mác; 808,3 kg bán thành phẩm chưa ép vỉ; 214.320 viên đã được ép vỉ (chưa thành phẩm) được đưa đi tiêu hủy, chi phí do phía công ty chịu. Riêng 13 loại sản phẩm thành phẩm đựng trong hơn 220 thùng được niêm phong đưa về Ban Quản lý ATTP TP trước đó sẽ được tiêu hủy sau.
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 13.8 Ban Quản lý ATTP TP và Đội 4 kiểm tra đột xuất trụ sở chính Công ty TNHH Hotel Students (343/33A Nguyễn Trọng Tuyển, P.1, Q.Tân Bình) và nơi sản xuất tại 46A đường Thạnh Lộc 26; phát hiện công ty này đang sản xuất thực phẩm nhái hình dáng thuốc, thực phẩm chức năng trong điều kiện không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đoàn kiểm tra đã niêm phong, tạm giữ toàn bộ nguyên liệu, phụ gia, bán thành phẩm để tại chỗ; niêm phong đưa 220 thùng thành phẩm về Ban Quản lý ATTP TP để xử lý theo quy định. Ngày 17.8, Ban Quản lý ATTP TP ra quyết định xử phạt công ty trên 114,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm.
Theo thanhnien.vn
Xác minh bánh trung thu nhập lậu có nguy cơ mất an toàn thực phẩm Cục An toàn thực phẩm (ATTP) đã có công văn đề nghị Bộ Công thương xác minh thông tin bánh trung thu nhập lậu. Tại công văn số 4231/ATTP-KHTC ban hành ngày 14.8 do ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP - Tổ trưởng Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc ban chỉ đạo liên ngành T.Ư về ATTP ký, gửi Vụ...