Mẹ hiệu trưởng bị tố đánh trẻ mầm non
Chị Trần Thị Quế, mẹ cháu Nguyễn Trần Gia Bảo (4 tuổi), vừa làm đơn gửi Công an xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tố cáo việc cháu bị người làm bếp và là mẹ của hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục T.H. dùng dép đánh vào mặt dẫn đến chấn thương nhãn cầu, xuất huyết giác mạc và kết mạc,
Trưa 12/3, gia đình chị Quế nhận được điện thoại báo tin cháu Bảo bị bà Nguyễn Thị M. (61 tuổi) đánh gây thương tích. Ông Nguyễn Văn Tính, ông nội Bảo, vội vàng đến trường, thấy cháu nằm trong góc bếp. Bà M. đang lấy nước đá chườm lên vết thương sưng và tấy đỏ ở mặt Bảo. Gặp ông Tính, bà M. xin lỗi vì “ nóng giận nên lỡ tay”.
Bà M. là người nấu ăn và dọn dẹp trong khu vực nhà bếp của trường T.H., không có nhiệm vụ cho ăn hay chăm sóc trẻ. Lúc xảy ra vụ việc, lớp của Bảo do cô giáo Thư chăm sóc. Khi trẻ ăn cơm, bà M. từ bếp lên dọn chén bát. Thấy Bảo tự múc ăn, bà M. giành đút cho cháu. Do Bảo ói ra nhiều lần, bà M. đã đánh vào mông, lấy dép đang đi đánh mạnh vào mặt cháu.
Mặt Bảo vẫn còn sưng húp sau nhiều ngày bị đánh
Ông Tính cho biết khi xảy ra vụ việc, bà M. đề nghị giáo viên trong trường không gọi điện cho người thân của Bảo, để bà tự chữa vết bầm cho cháu. Tuy nhiên, thấy vụ việc nghiêm trọng, các giáo viên đã điện thoại cho gia đình Bảo, đồng thời báo cáo hiệu trưởng Phạm Thị H.N. – con của bà M. – về giải quyết.
Video đang HOT
Cô N. đã mang sữa đến thăm hỏi và xin lỗi song không được gia đình Bảo đồng ý. Khám cho Bảo, các bác sĩ xác định cháu bị đa chấn thương vùng mặt, chấn thương nhãn cầu, xuất huyết giác mạc và kết mạc. Theo các bác sĩ, dù không có dấu hiệu của chấn thương sọ não nhưng cũng cần theo dõi.
Sau khi bị đánh, đến nay, Bảo luôn trong trạng thái hoảng sợ và hay khóc thét, ngủ đêm thường giật mình. “Gia đình tôi gửi con vào trường đã hơn 1 năm, thường ngày Bảo ăn vẫn hay bị ói nên tôi có dặn giáo viên nên để cháu tự múc ăn từ từ. Không ngờ bà M. lại thể hiện quyền hành, nóng nảy như vậy” – chị Quế buồn rầu.
Ông Lê Văn Ba, Phó Chủ tich UBND xã Hắc Dịch, cho biết: “Trường T.H. đã hoạt động 3 năm nay và chưa có sai phạm gì. Chúng tôi sẽ xác minh vụ việc để có hướng giải quyết”.
Theo Ngọc Giang (Người lao động)
Sự đối lập khó hiểu trong vụ xử hai bảo mẫu hành hạ trẻ em
Người dân phẫn nộ mang trứng thối, cà chua đến tòa rồi vỗ tay khi tòa tuyên án. Thế nhưng, nhiều ý kiến lại cho rằng mức xử 3 năm tù với mỗi bảo mẫu là quá nặng.
Trong phiên xử ngày 20/1, TAND Q.Thủ Đức đã tuyên hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý cùng mức án 3 năm tù về tội "hành hạ người khác".
Hai bảo mẫu tại tòa.
Với những hành vi tát bôm bốp, dúi đầu ép ăn của hai bảo mẫu vào thời điểm clip hành hạ trẻ được đưa trên các phương tiện truyền thông, dư luận không khỏi căm phẫn. Ngay lúc đó, hàng ngàn ý kiến cho rằng cần xử thật nặng. Người ta đã gọi hai bảo mẫu này là "ác thú".
Cách phản ứng này của dư luận cũng dễ hiểu. Điều này cũng giống như trước việc phi tang xác chị Lê Thị Thanh Huyền của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, nhiều người cho rằng phải tử hình "bác sĩ đồ tể" ấy.
Trong phiên xử hai bảo mẫu, mới 7h sáng ngày 20/1, hàng nghìn người dân đã kéo đến chật kín sân của Nhà Thiếu Nhi. Họ mang theo rất nhiều cà chua, trứng ung để chờ hai bảo mẫu đến để trút sự tức giận. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã kịp thời ngăn chặn. Tờ Đất Việt viết.
Phiên xét xử hai bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non diễn ra bên trong hội trường, nhiều người dân không vào được bên trong đã quá khích đến độ chen lấn, xô đẩy, đập cửa. Theo đó, ngay khi tòa phán quyết mức án, rất đông người dự khán phiên tòa vỗ tay biểu lộ sự đồng tình.
Hàng ngàn người tới theo dõi phiên tòa.
Việc mang trứng thối, cà chua đến, việc đập cửa để vào như vậy là quá khích. Điều này đối lập hoàn toàn với nhiều ý kiến của độc giả gửi tới chúng tôi sau khi bản án 3 năm tù cho mỗi bảo mẫu được tuyên.
Độc giả Nguyễn Huy Hoàng viết: "Mức án 3 năm tù là quá nặng với với hai bảo mẫu. Có lẽ, bản án ấy chịu nhiều sức ép từ dư luận, từ "tòa án đám đông". Các cháu nhỏ chưa bị thương tật về hành vi hành hạ của hai bảo mẫu. Các cụ có câu "yêu cho roi cho vọt", tôi thiết nghĩ hai bảo mẫu làm vậy cũng là muốn các cháu chịu ăn".
"Tôi cũng là một người mẹ, thú thực, nhiều lúc cả ngày con không chịu ăn tôi cũng nóng nảy và phát mông con. Có lẽ phải chăm nhiều bé nên hai bảo mẫu không thể kiềm chế được, họ đã bị lên án nhiều rồi, mức án như vậy là hơi nặng", chị Nguyễn Thị Minh Tâm (Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) nói.
Tại phiên tòa, bảo mẫu Phương và Lý đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Cả hai thừa nhận đã tát, bóp cổ, dúi đầu, bịt mũi... các bé. Nhưng cả hai cũng cho rằng, tất cả hành động đó chỉ với mục đích dọa cho các bé ăn. Hai bị cáo này cũng đã khóc ngay khi tòa tuyên án.
Trao đổi với chúng tôi xung quanh mức án này, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: "Ngoài hành vi thực tế của các bị cáo còn là hành vi tác động đến xã hội gây ra sự phẫn nộ. Trong việc hành hạ các cháu bé, có một tình tiết tăng nặng của các bị cáo đó là những đứa trẻ là người phụ thuộc về cả vật chất và tinh thần. Thế nên, tôi cho rằng mức án 3 năm tù với mỗi bảo mẫu không phải là nặng. Bản án này mang tính chất răn đe, giáo dục và không phải chỉ xử riêng cho hai đối tượng này mà làm gương cho nhiều bảo mẫu khác tránh đi vào vết xe đổ".
Theo VNE
Hàng ngàn người theo dõi xử 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em Sáng 20.1, khu vực Nhà thiếu nhi Q.Thủ Đức (TP.HCM) không còn một chỗ trống khi TAND Q.Thủ Đức tổ chức xét xử lưu động vụ án Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, chủ cơ sở Trường mầm non tư thục Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, quê Kiên Giang) hành hạ trẻ em. Hai bị cáo Lê Thị Đông...