Mẹ hiến thận cứu con trai
Bệnh nhi có cân nặng thấp nhất Việt Nam, chỉ nặng 13,5 kg đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương ghép thận thành công từ thận của mẹ, mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi.
Các bác sĩ tiến hành lấy thận và ghép cho bệnh nhi.
Hai ca ghép thận liên tiếp tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Ca ghép thận nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam là ca ghép cho cháu Bùi Bảo Nguyên (6 tuổi, ở Thái Nguyên). TS, BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Nguyên được phát hiện suy thận từ khi mới 10 tháng tuổi. Bảo Nguyên chỉ có duy nhất một quả thận bên phải và quả thận này bị thiểu sản.
Từ khi sinh ra, bệnh nhi còn bị chậm phát triển thể chất do suy thận mạn nên dù đã được điều trị bằng hooc-môn tăng trưởng nhưng đến nay, đã sáu tuổi cháu cũng chỉ nặng 13,5 kg, cao 100 cm.
BS Hương cho biết, dù đã được các bác sĩ điều trị bảo tồn từ khi mới 10 tháng tuổi nhưng ngày 28-8 vừa qua, bệnh nhi có dấu hiệu tăng kali máu, mức lọc cầu thận giảm thấp và được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối.
“Chúng tôi đã tiến hành thẩm phân phúc mạc đồng thời tiến hành hội chẩn và có chỉ định cho bệnh nhân ghép thận. May mắn sau một thời gian làm các xét nghiệm, cháu Nguyên có mẹ là người phù hợp để hiến thận”, BS Hương nói.
Trước đó, ngày 26-8, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã tiến hành ca ghép thận cho cháu Hoàng Minh Sang (15 tuổi, ở Hà Nam) mắc suy thận mạn giai đoạn cuối.
Ngay từ khi lọt lòng, Sang bị hoại tử bàng quang, phải phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột, khiến bàng quang bị mất chức năng. Sau đó một thời gian, các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương lại phát hiện cháu có van niệu đạo sau nên chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt van. Đến năm 2017, cháu Sang bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
BS Nguyễn Thu Hương cho biết, viêc thưc hiên chay thân giup ngươi bênh duy tri sư sông nhưng chất lượng cuộc sống của trẻ rất thấp, chế độ ăn uống kiêng khem thường khiến trẻ còi cọc chậm lớn, kèm theo rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng như cao huyết áp, suy tim… Nêu ngươi bênh đươc thưc hiên ghep thân, chất lượng cuộc sống có thể gần được như trẻ bình thường và sự phát triển thể chất giống như trẻ bình thường.
Video đang HOT
“Với những trường hợp bàng quang bị mất chức năng như cháu Sang, chúng tôi thường rất đắn đo khi chỉ định ghép thận. Bởi nếu người bệnh không được tập huấn và hướng dẫn kĩ lưỡng việc đặt sonde tiểu sau ghép (tự đặt sonde qua niệu đạo vào bàng quang, hai giờ/lần để giải phóng nước tiểu, tránh ứ động nước tiểu trong bàng quang), nguy cơ hỏng thận mới là rất cao”, BS Hương nói.
Những thách thức với ê kíp phẫu thuật khi ghép thận cho bệnh nhi
Với các chỉ số thích hợp từ người hiến là mẹ, ngày 15-9, Bùi Bảo Nguyên được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật ghép thận. Trong quá trình ghép, kíp phẫu thuật được chia làm hai nhóm khác nhau, tiến hành song song để bảo đảm thận lấy ra phải được ghép kịp thời.
Là bệnh nhi nhẹ cân nhất Việt Nam được ghép thận nên cuộc phẫu thuật này khá cân não với cả ê kíp phẫu thuật. ThS, BS Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Khó khăn trong quá trình phẫu thuật mà các bác sĩ gặp phải chủ yếu là do chiều cao, cân nặng của bệnh nhi thấp, hố chậu còn quá nhỏ nên các bác sĩ không thể đặt thận vào hố chậu như các trường hợp khác mà phải tiến hành đặt thận vào ổ bụng. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi sự phối hợp vô cùng chặt chẽ của cả ê-kíp”.
Ca phẫu thuật kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã cho kết quả tốt đẹp. Sau ghép bốn ngày, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, cháu tỉnh táo, ăn uống tốt, tiểu nhiều (300-400ml/giờ), chức năng thận trở về bình thường. Ngày 26-9 vừa qua, bệnh nhi được ra viện.
Với trường hợp của bệnh nhi Hoàng Minh Sang, BS Dũng cho biết, dù biết nhiều thách thức với bệnh nhi này nếu chọn phương án ghép thận nhưng sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã mạnh dạn chỉ định ghép thận cho bệnh nhân. Chia sẻ về ca đại phẫu thuật mang lại sự hồi sinh cho bệnh nhi, BS Dũng chia sẻ, khó khăn thách thức cả ê kíp là thận của người cho có bất thường mạch máu cả hai thận. Sau khi nối mạch thận, các bác sĩ không thực hiện trồng niệu quản vào bàng quang được mà phải nối niệu quản người cho vào niệu quản người nhận.
Sang được chăm sóc hậu phẫu đặc biệt và được hướng dẫn kỹ càng cách tự đặt sonde tiểu, tránh để nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một tháng sau ra viện, đến nay Sang tái khám được các bác sĩ nhận định tình trạng sức khỏe tốt, chức năng thận ổn định, không có tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.
Thành công liên tiếp của hai ca ghép thận đã mang lại sự hồi sinh cho hai bệnh nhi đang ở giai đoạn cuối. Đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công 33 ca ghép thận, mở ra cánh cửa sự sống cho nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
LÂM TRẦN
Theo Nhân dân
Người phụ nữ nhiễm HIV hiến thận: 'Tôi không muốn trở thành anh hùng của bất kỳ ai'
Đây là ca ghép tạng đầu tiên thành công giữa 2 người nhiễm HIV do các bác sĩ phẫu thuật tại ĐH Y khoa Johns Hokins (Mỹ) thực hiện. Ca ghép này đánh dấu cột mốc mới cho nền y học thế giới.
Người hiến thận là Nina Martinez, 35 tuổi, ở Atlanta, Mỹ. Chị là bệnh nhân đã sống với HIV gần 35 năm kể từ khi nhiễm virus này lúc 6 tháng tuổi. Vốn là một nhân viên tư vấn sức khỏe cộng đồng, Nina rất quan tâm tới việc hiến tạng sống trước khi các ca ghép tạng cho người hiến HIV sang người nhiễm HIV được phép thực hiện.
"Một số người thường bàn tán, rằng những người nhiễm HIV là mang án tử, nhưng đối với tôi nó lại là chuyện bình thường bởi đây là bệnh chứ không phải tật xấu. Tuy có HIV nhưng tôi lại có sức khỏe. HIV không còn là rào cản pháp lý đối với việc hiến tạng nên tôi không bao giờ coi HIV là một rào cản. Tôi không muốn trở thành anh hùng của bất kỳ ai, mà chỉ muốn đi đầu trong việc hiến tạng của mình, ít ra là để cứu một ai đó thích hợp, nhất là những người có cùng cảnh ngộ", Nina chia sẻ.
Nina Martinez (giữa) cùng giáo sư phẫu thuật Dorry Segev và bác sĩ Christine Durand trước khi phẫu thuật
Vào tháng 7/2018, qua Facebook, biết một người bạn bị nhiễm HIV đang cần thận, Nina thấy đây là cơ hội để chị hiến thận, mong mang lại hy vọng sống cho bạn mình và chị đã liên lạc với ĐH Y khoa Johns Hopkins. 3 tháng sau Nina đã đến Baltimore để thực hiện một cuộc đánh giá đầy đủ về hiến thận. Quá trình đánh giá thực hiện nhiều phân tích để đảm bảo độ tin cậy, đặc biệt là khẳng định Nina có đủ sức khỏe để hiến tạng hay không, theo các quy định hiến thận sống do Bộ Y tế Mỹ đề ra. Đáng tiếc lần này, việc hiến tặng thận của Nina không thành vì người chờ hiến thận đã qua đời.
Sau đó, Nina Martinez vẫn quyết định hiến tạng và lần nay chị đã thực hiện được ước mơ của mình, hiến thận cho một người ẩn danh. Trong quá trình đánh giá, nhóm phẫu thuật xác nhận, thận của Nina hoàn toàn khỏe mạnh có chứa lượng virus không đáng kể, đáp ứng các tiêu chí theo quy định.
"Tôi muốn tạo ra sự thay đổi cuộc đời cho một ai đó và mong muốn giảm sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV", Nina chia sẻ sau ca cho và ghép thận thành công.
Các bác sĩ đang phẫu thuật cho Nina Martinez
Vào ngày 25/3/2019, Nina đã đến ĐH Y khoa Johns Hopkins ở thành phố Baltimore, bang Maryland để phẫu thuật. GS Dorry Segev, người thực hiện ca phẫu thuật cho Nina cho biết, đây là ca phẫu thuật lịch sử trong nền y học hiện đại. Còn bác sĩ Christine Durand, ở Đại học Johns Hokins cho biết, sức khỏe của người được ghép thận chuyển biến tích cực. Hiện các bác sĩ tiếp tục theo dõi sức khỏe của bệnh nhân và có phác đồ trị liệu hậu phẫu lâu dài.
"Trước đây, giới y học lo ngại việc ghép thận sẽ khiến những người nhiễm HIV hiến thận bị tổn hại do HIV cũng như dùng các loại thuốc ức chế virus gây ra. Nhưng nay, nhờ thành tựu y học cho ra đời những loại thuốc có thể khống chế HIV hiệu quả và an toàn nên căn bệnh này đã được chế ngự, nó còn cho phép người nhiễm cơ hội hiến tạng để cứu người khác", GS Dorry Segev cho biết.
Mở ra hy vọng cho người nhiễm HIV đang chờ nhận tạng
Kết quả nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins ở hơn 40.000 người nhiễm HIV khi dùng các loại thuốc kháng virus mới cho thấy, nó không chỉ an toàn cho thận mà còn cho phép những người nhiễm HIV có cơ hội để hiến thận.
Nina Martinez hồi phục sau phẫu thuật hiến thận
Theo thống kê, tại Mỹ hiện có hàng nghìn người tử vong trong khi chờ đợi ghép tạng, khoảng 500 đến 600 bệnh nhân HIV có thể hiến trạng mỗi năm.
Năm 2016, lần đầu tiên Đại học Johns Hokins được cấp phép tiến hành cấy ghép tạng cho người nhiễm HIV, do GS Dorry Segev thực hiện. Người hiến thận là một đàn ông 60 tuổi người Canada và người nhận là một bệnh nhân nam 58 tuổi có quan hệ "giường chiếu" đồng giới. Ca ghép tạng thành công trên là kết quả của Đạo luật Chính sách đồng đều về ghép tạng cho bênh nhân nhiễm HIV (HOPE ACT) được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành hồi năm 2013, mở đường cho việc cấy ghép tạng giữa những người bị nhiễm loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch.
Trước đó, luật pháp Mỹ không thừa nhận việc cấy ghép nội tạng giữa các bệnh nhân nhiễm HIV. Do đó, những bệnh nhân HIV chỉ được nhận từ những người hiến tặng nội tạng không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, do lượng người hiến tạng ít nên rất nhiều bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong trước khi họ được phẫu thuật ghép tạng.
Tại Mỹ hiện có khoảng 113.000 người đang chờ ghép tạng. Khoảng 20 người Mỹ chờ cấy ghép tạng chết mỗi ngày, trong đó số người chờ ghép thận nhiều nhất. Những người nhiễm HIV tình nguyện trở thành người hiến tặng có thể có cứu sống hàng ngàn người nhiễm HIV và cải thiện tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống ở nhóm bệnh nhân này. Thành công ca phẫu thuật trên là cột mốc đánh dấu cho những tiến tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học của nhân loại năm đầu thế kỷ 21.
Khắc Nam (Dịch)
Theo phunuvietnam.vn
Ngày càng có nhiều người trẻ mắc đái tháo đường PGS.TS Tạ Văn Bình - nguyên Giám đốc BV Nội tiết trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Trường ĐH Y Hà Nội) vừa cho biết, hiện nay có tình trạng gia tăng người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và đang ngày càng trẻ hoá. Đái tháo đường tuýp 2 được xem là điển...