Mẹ Hải Phòng làm ròng rọc tời đất lên sân thượng trồng cà chua, quả kết từng chùm trĩu giàn
Dù bận rộn với công việc kinh doanh nộm sứa cũng như chăm sóc gia đình, chị Hoàn vẫn vui thích với niềm đam mê trồng hoa và rau quả sạch trên sân thượng.
Do ảnh hưởng của COVID-19 nên công việc kinh doanh hải sản của chị Tô Thuý Hoàn (50 tuổi) ở Đồ Sơn, Hải Phòng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo lời chị, bản thân trước đây đã từng nghĩ đến việc làm vườn rau thuỷ canh nhưng chưa có thời gian thực hiện, nhân dịp giãn cách xã hội do dịch bệnh chị đã quyết định tận dụng khoảng sân thượng để trồng cây, các loại rau sạch, vừa có thêm thực phẩm cho gia đình do chính mình làm ra vừa thỏa mãn mong ước đã ấp ủ lâu nay.
Khu vườn sân thượng với hoa trái sai lúc lỉu của gia đình chị Hoàn.
Chị Hoàn cho hay, sân thượng nằm ở tầng 2 của gia đình có diện tích khoảng 50m2, tuy nhiên, chị xếp một khu để chứa đồ dùng gia đình, phần còn lại tầm 40m2 được chị tận dụng khéo léo trồng rau, củ, quả phục vụ sinh hoạt.
Hàng ngày, chị Hoàn mải miết với công việc kinh doanh chị luôn biết cách phân bổ thời gian để dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc rau trên sân thượng. Theo lời chị, toàn bộ ý tưởng thiết kế khu vườn đều do chị tự nghĩ ra sao cho phù hợp với không gian sân thượng cũng như nhu cầu của gia đình.
Với phương châm đơn giản, hiệu quả, hợp lý, dễ sử dụng, không tốn nhiều công sức. Vốn là người con vùng biển nên chị Hoàn hiểu rất rõ địa lý cũng như khí hậu nơi đây. Chị cho rằng, việc trồng rau ở sân thượng thuận lợi hơn rất nhiều so với trồng dưới mặt đất nhờ không gian thoáng, nhiều ánh sáng tự nhiên.
Đu đủ và rất nhiều loại rau xanh.
Dâu Tây.
Bí xanh và đỗ cũng được trồng trên khu vườn sân thượng.
Chủ nhân khu vườn cho biết: Mỗi loại cây trái ưa độ sáng, đất, nước khác nhau. Chị đều lựa để đặt vị trí trồng và chăm sóc phù hợp. Dụng cụ dùng để trồng cũng được chị thiết kế phù hợp với từng loại cây, loại rau. Chị tận dụng từ thùng hàng đựng hải sản, thùng không đục đáy, mà đục cạnh, cách đáy khoảng 20cm, sau đó chị đục lỗ can nhựa, đặt can xuống đáy thùng. Miệng can hướng về phía cạnh thùng đã đục, làm lối thoát cho nước, giúp rễ thông thoáng, đỡ tốn đất. Những cây có rễ sâu chị dung thùng sơn để trồng, những loại rau vụ ngắn ngày chị dùng thùng xốp vừa để dễ chăm sóc, trồng được nhiều…
Về đất, chị Hoàn đi xin của hàng xóm và xách lên tầng hai, tuy nhiên, khi trồng với quy mô lớn hơn chị thiết kế ròng rọc sau đó tời từ dưới lên trên vừa không tốn sức lại vừa sạch sẽ. Theo chị, nhờ nhà xây kiên cố nên chị không lo gặp phải vấn đề thấm trần. Mặt khác việc sử dụng thùng sơn và thùng xốp cũng hạn chế được việc nước và đất bị vung vãi ra sân. Mỗi sáng sớm chị dùng nước mưa được gia đình chứa trong bể để tưới sạch sương muối cho cây.
Video đang HOT
Cà chua bạch tuộc là loại cây được chị tâm niệm và tự hào nhất.
Trong khu vườn nhiều màu sắc, loại cây trái khiến chị tự hào và chia sẻ nhiều nhất là 6 cây cà chua bạch tuộc trồng trong những thùng xốp. Yêu thích giống cây này từ rất lâu song hai năm trở lại đây chị mới chính thức trồng. Khi những cây cà chua bạch tuộc phát triển cao, chị Hoàn dùng dây cáp điện thoại để chằng buộc làm giàn để giữ được thế vững chãi. Lúc đầu chị nuôi một thân chính, đến khi gần tới giàn thì nuôi thêm hai nhánh phụ to nhất. Hàng ngày, chị không quên ngắt bớt lá già, lá che khuất để tập trung dinh dưỡng vào trái.
Chị nói: “Cà chua ưa phân trùn quế và rác thải nhà bếp ủ phân vi sinh. Mình còn tưới nước vôi trong, thêm ít phân NPK khi ra hoa và quả nhỏ”. Theo chị Hoàn, để sai quả, ngoài phân bón, rễ phải ẩm, tỉa lá thường xuyên và ánh sáng tốt. Lần đầu thử nghiệm, những cây cà chua đã sai lúc lỉu. Vài ngày, chị lại thu hoạch một lứa, mỗi lần khoảng 3 kg, số cà chua đó được chị dùng để chế biến cùng các món nộm hải sản do gia đình kinh doanh.
Theo chị Hoàn, từ ngày trồng được cà chua, chị tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc kinh doanh. Mặt khác, vì cà chua tự trồng vừa sạch lại ngon nên được khách rất ưa chuộng và tin tưởng.
Ngoài hoa và các loại rau, chị trồng hơn chục chậu dâu tây, đu đủ, dưa chuột, dưa lê… Trong quá trình chăm sóc, chị Hoàn không sử dụng phân bón hóa học mà tận dụng rác thải từ các mặt hàng hải sản do gia đình bán cùng phân chuồng để cung cấp dinh dưỡng cho khu vườn. Đối với sâu bệnh, chị sử dụng các phương pháp tự nhiên để hạn chế nấm bệnh. Ví dụ cắt lá vàng, bắt sâu, chăm cây tươi khỏe sẽ tự chống được bệnh.
Mỗi ngày, chị đều tranh thủ buổi sáng và buổi chiều để lên chăm sóc khu vườn sân thượng. Dù bận rộn nhưng chị vẫn luôn tự tay làm mọi việc. Theo chị, chỉ cần sắp xếp khoa học sẽ đỡ rất nhiều sức người.
Chị Hoàn có dự định, sau này khi công việc kinh doanh đỡ bận rộn hơn chị sẽ thiết kế lại khu vườn, phân lại các khu vực rõ ràng hơn. Chị sẽ trồng hoa và rau xung quanh còn ở giữa khu vườn chị sẽ làm nơi để bản thân tập yoga và thư giãn, hóng mát của mỗi thành viên trong gia đình.
Vừa trồng cây vừa học hỏi thêm kinh nghiệm, chị Hoàn tìm kiếm, đúc rút được thêm những kiến thức hữu ích giúp khu vườn trên sân thượng luôn xanh tươi, đảm bảo đủ nguồn thực phẩm sạch cho gia đình hàng ngày.
Vườn treo trên sân thượng ngập hoa trái của bà mẹ hai con ở Hà Nội
Quá trình xây nhà, vợ chồng chị Quỳnh (Hà Nội) đã bàn bạc với kiến trúc sư, biến sân thượng thành khu vườn thực thụ với công nghệ chống thấm hiện đại.
Ngôi nhà 4 tầng, nằm trên diện tích đất 70m2 của chị Quỳnh (Hà Nội) xây dựng từ 13 năm trước.
Toàn bộ việc xây dựng, thiết kế nội thất được vợ chồng chị gửi gắm cho phía kiến trúc sư.
Phòng bếp sử dụng màu trắng đơn giản, bồn rửa bát gần cửa sổ nhìn ra đường.
Phong cách chủ đạo là vintage (kiểu thiết kế mang đậm chất hoài cổ, sử dụng những chất liệu cổ điển của thập niên cũ vào không gian), pha trộn với sự phóng khoáng của hiện đại.
Gian bếp và bàn ăn mang kiểu dáng hiện đại.
Ngôi nhà được thiết kế cách đây 13 năm nhưng phong cách này không hề bị cũ hay nhàm chán.
Tuy nhiên, gây chú ý là khu vườn rộng 22m2 trên sân thượng của ngôi nhà.
Gia chủ đã biến khu vườn thành chốn bình yên ngập tràn hoa và rau trái xanh mướt mắt. Khu vườn được chị Quỳnh đặt cho cái tên: "Vườn treo Babylon".
Vườn treo Babylon ngập sắc hoa.
Chị Quỳnh cho biết, mình sinh ra ở nông thôn, từ bé quen với công việc trồng trọt, chăn nuôi nên có kỹ năng làm nông nghiệp.
Gia đình chị cùng bên thiết kế đã tham khảo ý kiến một vài chuyên gia để đưa ra phương án thiết kế vườn tốt nhất. Các kiến trúc sư cũng lên phương án kỹ về kết cấu chịu lực, độ chống thấm an toàn cho ngôi nhà.
Cách chống thấm khá cầu kỳ, đầu tiên là xử lý chống thấm toàn bộ mặt sàn. Bao gồm: Trải một lớp bạt rộng phủ kín, trải tiếp một lớp xỉ than. "Xỉ than giúp cây trồng có điều kiện 'thở' và đất không bị đặc quánh lại", chị Quỳnh nói.
Cà chua sạch trồng ở vườn treo của chị Quỳnh.
Tiếp đó, phủ một lớp lưới nhằm mục đích giữ lớp xỉ than không bị xô lệch và cuối cùng đổ lớp đất phù sa lên trên.
Cách đây 13 năm, mô hình đổ đất màu xuống mặt sàn, làm luống như mảnh vườn nhỏ dưới mặt đất gần như không có.
Mặc dù nhiều nhà ở thành phố cũng làm vườn tại ban công hay sân thượng nhưng phần lớn người ta trồng cây trong hộp xốp, hộp gỗ hoặc ô bê tông...
Nhà chị lại đổ đất lên toàn bộ phần diện tích sân thượng, biến nó thành "mảnh đất" trồng thực thụ, có luống trồng.
Chị chia sẻ: "Ban đầu tôi làm vườn, trồng rau vì lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên gia đình. Thế nhưng, khu vườn bây giờ là món ăn tinh thần cho tôi".
Công việc của chị chủ yếu làm tại nhà, giờ giấc tự do. Mỗi sáng, chị lên vườn tưới cây, thưởng trà bên gốc hoa mới nở để bắt đầu ngày mới với tinh thần phấn chấn.
Gia chủ thu hoạch rau theo mùa.
Cuối tuần, chị dành nguyên buổi chiều để cuốc đất, làm luống, gieo hạt cho các loại cây vào vụ.
Chị thường trồng rau theo nguyên tắc "mùa nào, thức đó" và không trồng rau trái vụ. "Nếu trồng cây trái vụ, sẽ vất vả chăm sóc, dùng nhiều kỹ thuật phức tạp hơn", chị nói.
Vườn nhà chị có đủ chủng loại, từ cải kale, muống, mồng tơi, các loại rau cải, cà chua... Rau thu hoạch đủ dùng cho gia đình, chị còn mang tặng họ hàng và bạn bè.
Góc chụp ảnh, uống trà chiều.
Đặc biệt, chị không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu mà dùng loại phân bón hữu cơ từ công đoạn làm bánh mì. Những phần thừa này, chị chế thành thuốc trừ sâu và phân bón an toàn cho rau và hoa.
Đầu tiên, chị bón cây bằng men Sourdough - một loại men tươi làm bánh mì do chị tự nuôi.
Mỗi lần cho men ăn còn dư thừa, kết hợp với men cũ, chị pha loãng tưới cây và rau.
Các kiến trúc sư xử lý kết cấu, chống thấm, dột và đổ đất lên toàn bộ diện tích 22m2.
Đây là loại men vi sinh chứa nhiều khí CO2. Khí này có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại cho hoa như: Thối rễ, thối thân, đồng thời kích thích rễ phát triển ra hoa. Chị thường pha 50gr men tươi với 101 ml nước để tưới và bón cây.
Lòng trắng trứng, chị đặt xa gốc cây một chút rồi phủ đất lên ủ. Nguồn protein lên men, trở thành phân bón hữu cơ, giúp cây ra hoa nhiều.
Vườn treo nằm trong khu vực đông dân cư nên chủ nhân không dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng từ hóa học.
Khi nấu nướng, làm bánh, nếu dư lòng trắng trứng và vỏ trứng, chị nghiền nhỏ rồi bón cho cây.
"Nhà tôi nằm trong khu dân cư đông đúc, vườn nằm trong khuôn viên nhà. Vì thế đảm bảo môi trường sống an toàn là tiêu chí được ưu tiên", chị Quỳnh nói.
Nhìn luống đất trồng rau thế này, không ai nghĩ đây là sân thượng.
Khu vườn 70m xanh mát rau quả quanh năm nhờ mẹ đảm mát tay ở Huế Xứ Huế dịu dàng và thơ mộng là nơi nhiều người yêu thích được ghé đến. Vùng đất tuyệt vời này còn là nơi có khu vườn xanh mát đủ loại rau quả sạch do bàn tay đảm đang của chị Hà ngày đêm chăm sóc. Đã từ lâu, khoảng sân vườn nhà chị Trần Hà không chỉ là nơi để mọi người...