Mẹ Hà Nội vẫn lạc quan dù không có thưởng Tết, đăng 1 bức ảnh khiến hàng ngàn phải người thả tim
“Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít”.
“Không có thưởng Tết” – Chỉ cần nghe tới 4 từ này thôi, chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy tâm trạng có phần trùng xuống. Nhưng nghĩ theo hướng tích cực hơn, có buồn rầu cũng chẳng giải quyết được vấn đề, chi bằng tự sốc lại tinh thần, động viên chính mình, chẳng phải sẽ tốt hơn sao?
Đó chính là suy nghĩ của một người mẹ đơn thân, đang một mình nuôi con nhỏ. Trong bài đăng của mình, cô cho biết năm qua đã mua được mảnh đất nhỏ, cũng cố gắng tích góp để ra Tết có thể xây được căn nhà, 2 mẹ con thế là thoát cảnh ở thuê.
“Năm vừa rồi, mình cố gắng tích góp, vay thêm Ngân hàng mua mảnh đất. Ăn Tết xong lại cố gắng xây cái nhà nho nhỏ. Mình làm bên ngoài nên không có thưởng Tết. Năm nay ăn Tết mà mẹ con không có đồng nào cũng có chút buồn. Thôi thì chỉ mong có sức khỏe, bình an, khó khăn nào rồi cũng qua. Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít” – Cô chia sẻ.
Bức ảnh các khoản chi hàng tháng do cô đăng tải
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người dành lời an ủi, động viên cho bà mẹ này. Tết không dư dả lắm, nhưng năm qua cô đã mua được đất, và năm tới xây được nhà, thế là quá ok!
“Sinh con rồi nuôi con mới thấy, danh sách chi tiêu không có tiề.n thuốc men, đi bệnh viện là hạnh phúc rồi. Chúc 2 mẹ con chân cứng đá mềm, biết đủ là hạnh phúc”.
“Bạn giỏi quá, mình nuôi 2 đứa con, không có nợ nần mà vẫn thấy đuối. Cứ loay hoay không biết làm thêm gì để cho con được thoải mái thêm chút”.
“Nể quá, chúc chị mạnh mẽ, chúc 2 mẹ con luôn khoẻ mạnh. Nhà em 2 vợ chồng mà còn chưa mua được mảnh đất nào như chị”.
Chủ động làm 3 việc để không bị động tài chính khi đón Tết
Tết năm nào cũng có, vậy nhưng với không ít người, cứ đến Tết là thấy… hết tiề.n, là lo lắng, sợ không đủ tiề.n tiêu Tết. Đành rằng vật giá mỗi năm một khác, chúng ta không thể dự trù chính xác 100% tổng chi phí đón Tết, nhưng ít nhất, có dự trù vẫn hơn.
Ảnh minh hoạ
Trạng thái đón Tết trong bị động, trong thấp thỏm âu lo cũng sẽ được giải quyết phần nào nhờ 3 việc dưới đây.
1. Tiết kiệm thêm tiề.n tiêu Tết càng sớm càng tốt
Người độc thân sẽ không tiêu Tết giống người đã có gia đình, số tiề.n cần tiết kiệm để tiêu Tết vì thế cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù đang ở trạng thái nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dự trù, áng chừng ngân sách tiêu Tết bằng việc rạch ròi từng khoản chi cụ thể.
- Tiề.n đi lại (cả 2 chiều)
- Tiề.n lì xì (ông bà, bố mẹ, các cháu, con của bạn bè,…)
Video đang HOT
- Tiề.n chăm sóc bản thân ( mua quần áo, làm tóc, làm nail,…)
- Tiề.n mua thực phẩm (bánh chưng, gà, giò chả,…)
Sau khi liệt kê tất cả các nhu cầu của bản thân (và gia đình) trong dịp Tết cùng mức ngân sách cho từng khoản, nếu cảm thấy tổng số tiề.n hơi cao, bạn có thể tiếp tục rà lại từng nhu cầu, để tìm ra những mục có thể cắt giảm. ví dụ như giảm tiề.n mua quần áo và tiề.n làm nail trong mục “Tiền chăm sóc bản thân” chẳng hạn.
Khi đã chốt được mức ngân sách cuối cùng, bạn đem chia cho 12, là sẽ biết số tiề.n mình cần tiết kiệm mỗi tháng để đón Tết chủ động, đỡ áp lực tài chính.
2. Canh săn vé tàu, vé máy bay thường xuyên
Với những người xa quê, việc đặt mua vé máy bay hoặc vé tàu để về quê ăn Tết từ sớm không chỉ hạn chế tình trạng hết vé, dẫn tới nhỡ dở việc cá nhân; mà còn phần nào giúp bạn tiết kiệm được tiề.n. Vì càng gần ngày lễ, ngày Tết, giá vé máy bay và vé tàu sẽ càng cao.
Tùy vào dự định, lịch trình cá nhân mà bạn có thể cân nhắn mua vé từ trước, không nên để tình trạng tới sát ngày khởi hành mới lật đật tìm và đặt mua.
3 – Không tiêu hết thưởng Tết
Nếu đã có sự chuẩn bị, tiết kiệm thêm tiề.n tiêu Tết từ trước, khoản tiề.n thưởng Tết có lẽ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cả cái Tết của bạn.
Lúc này, đừng vung tay tiêu sạch tiề.n thưởng Tết. Thay vào đó, hãy tiết kiệm chính số tiề.n thưởng Tết ấy, để dành làm ngân sách tiêu Tết cho Tết sang năm, hoặc không, cũng coi như là một khoản tiề.n phòng thân.
Nghĩ một cách tích cực, thưởng Tết chính là phần quà cho cả 1 năm chúng ta đã nỗ lực làm việc, vậy mà lại tiêu hết sạch trong vòng vài ngày, vài tuần, chẳng phải là cũng có phần lãng phí hay sao?
Chưa kể, nghỉ Tết xong vẫn còn hơn 20 ngày mới tới ngày nhận lương. Chính vì vậy đừng quên để dành ra 1 khoản để trang trải cuộc sống sau Tết.
Bức ảnh giúp 1 người đàn ông bình thường vụt nổi tiếng
Nhiều người tỏ ra thích thú với nội dung của bức ảnh.
Tại Trung Quốc, một người đàn ông trung niên làm nghề nông "vụt nổi tiếng" chỉ sau một đêm nhờ chia sẻ bức ảnh khoe thành quả tự tay trồng bắp cải.
Điều đặc biệt là người đàn ông này đã trồng bắp cải trong những thùng nhựa đơn giản, không chỉ thành công mà còn tạo ra những cây bắp cải tròn xoe, xanh tươi hệt như được trồng trong nhà kính.
Khi chia sẻ rằng phương pháp này giúp cây không bị sâu bọ và sau khi thu hoạch có thể thu được thùng đầy bắp cải, đủ cho gia đình ăn trong một hai tháng, rất nhiều người đã ùa vào bài đăng của người đàn ông để xin công thức trồng và chăm cây. Vậy là, người đàn ông chẳng những nổi tiếng nhờ thành quả ấn tượng, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho những người muốn học cách trồng bắp cải trong thùng nhựa.
Người đàn ông trở nên nổi tiếng sau khi khoe thành quả trồng bắp cải trong thùng nhựa
Sau khi "nổi tiếng trong 1 đêm" và thấy cả hàng dài người đang chờ đợi "bí kíp" trồng cây của mình, người đàn ông đã không ngần ngại chia sẻ chi tiết từng quá trình trồng bắp cải trong thùng nhựa.
Dưới đây là 7 công đoạn được chính chủ chia sẻ.
Bước 1: Gieo hạt giống
Để trồng bắp cải, trước tiên cần phải biến hạt giống thành cây con. Quá trình này khá đơn giản và dễ thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị một mảnh đất nhỏ hoặc một thùng xốp, lót dưới đáy một lớp phân bón, rồi đổ đất vào sao cho đầy khoảng 7 phần.
Tiếp theo, rải đều hạt giống lên mặt đất, phủ một lớp đất mỏng lên trên và nhẹ tay xịt một ít nước để giữ ẩm cho đất. Sau đó, đặt thùng ở nơi có đủ ánh sáng để cây con phát triển.
Để cây phát triển tốt, nhớ tưới nước đều đặn mỗi ngày để đất không bị khô. Chỉ sau vài ngày, bạn sẽ thấy những mầm cây nhú lên khỏi mặt đất.
Khi cây con đã mọc lên và có khoảng hai lá nhỏ, bạn có thể chọn những cây khỏe mạnh nhất để chuyển sang thùng nhựa, chuẩn bị cho quá trình trồng trực tiếp vào đất.
Bước 2: Chuẩn bị thùng nhựa
Sau khi cây con đã phát triển, bước tiếp theo là chuẩn bị thùng nhựa để chuyển cây bắp cải vào. Bạn nên sử dụng những thùng nhựa lớn, chẳng hạn như thùng đựng nước rửa chén đã dùng hết. Hãy đảm bảo rằng các thùng nhựa có kích thước đồng đều để cây bắp cải phát triển đều và không bị chênh lệch về kích cỡ.
Dùng kéo cắt bỏ quai thùng, tạo một lỗ lớn ở phần trên của thùng để cây có không gian phát triển. Khi cắt, bạn cần chú ý làm sao để không làm hỏng thùng.
Để giúp cây bắp cải phát triển khỏe mạnh, đục vài lỗ nhỏ trên thân thùng và đáy thùng để thoát nước dư thừa, tránh tình trạng ngập úng gây hại cho rễ cây.
Nếu không có dụng cụ hàn, bạn có thể sử dụng con dao để cắt, nhưng hãy làm thật cẩn thận để tránh bị thương.
Bước 3: Cố định thùng nhựa
Sau khi chuẩn bị xong thùng nhựa, bạn cần cố định chúng trên một tấm ván dài. Hãy đảm bảo mỗi thùng cách nhau khoảng 10cm để cây có đủ không gian phát triển.
Đặt tấm ván ngiêng ở một khu vực có ánh sáng tốt và thoáng khí, đồng thời lưu ý không để các thùng nhựa quá gần nhau. Điều này giúp cây bắp cải nhận được ánh sáng tự nhiên cần thiết, bên cạnh đó không khí lưu thông sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Bước 4: Đổ đất và phân bón dưới đáy
Khi đổ đất vào thùng, bạn cần chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí và giàu dinh dưỡng như đất dinh dưỡng hoặc đất mùn để cây bắp cải phát triển tốt. Loại đất này dễ thoát nước và cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.
Nếu dùng đất thường, bạn có thể trộn thêm đá perlite hoặc cát thô để tăng độ thoáng khí. Đừng quên thêm một lớp phân hữu cơ dưới đáy thùng (phân cừu, phân gà, phân đậu nành hoặc phân bón chậm phát) để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Cách làm đó là: trải một lớp đất dưới đáy thùng, rắc một lớp phân bón, phủ thêm đất rồi đặt cây bắp cải lên trên.
Bước 5: Cẩn thận trồng cây con
Cây con đã được chăm sóc kỹ càng giờ cần được chuyển vào thùng nhựa. Khi chuyển cây, bạn cần làm thật cẩn thận, giống như đang chăm sóc một đứ.a tr.ẻ. Đừng để rễ cây bị vỡ hoặc bị tổn thương.
Sau khi trồng xong, đảm bảo rằng rễ cây được phủ kín bởi đất, sau đó nhẹ nhàng ấn đất cho chắc chắn. Dùng vòi xịt nước nhẹ nhàng tưới đều đất để giữ ẩm, sau đó bạn chỉ cần chăm sóc cho đất luôn ẩm, cây sẽ tự lớn lên.
Bước 6: Chăm sóc cây bắp cải
Khoảng hai tuần sau khi trồng, cây bắp cải sẽ bắt đầu mọc thêm nhiều lá, trở nên khỏe mạnh và xanh tươi hơn.
Sau khoảng 10 ngày nữa, thân và rễ cây sẽ càng thêm to khỏe. Khoảng 65 ngày sau khi trồng, những bắp cải tròn bắt đầu hình thành. Lá ở giữa cây sẽ cuộn lại, giống như đang giấu một món quà quý. Những bắp cải tròn mập dần lộ diện giữa các lớp lá.
Khi bắp cải đạt kích thước tương đương quả dưa hấu, bạn có thể thu hoạch và thưởng thức thành quả.
Bước 7: Thu hoạch bắp cải
Khi thu hoạch bắp cải, hãy nhẹ nhàng gỡ bỏ những lá già bên ngoài để lộ ra những bắp cải tròn mập bên trong.
Dùng dao sắc cắt dứt khoát từ gốc cây, thu hoạch gọn gàng và đặt bắp cải vào giỏ.
Với những lá già đã gỡ trước đó, bạn đừng vội vứt bỏ mà hãy tận dụng chúng. Chẳng hạn như cắt nhỏ cho lợn hoặc gà ăn, hoặc trộn với đất để tạo phân bón tự nhiên, vừa hiệu quả vừa không lãng phí.
Ban thờ tổ tiên của mẹ đảm Hà Nội gây sốt mạng vì bài trí quá có tâm Hình ảnh ban thờ tổ tiên của chị Thu Ngọc ở Hà Nội khiến cư dân mạng ngưỡng mộ vì sự chăm chút tỉ mỉ, thể hiện cả gu thẩm mỹ và sự thành tâm. Là giáo viên, công việc giảng dạy bận rộn nhưng mỗi ngày rằm, mùng 1 hay lễ tết, chị Đỗ Thu Ngọc (35 tuổ.i, sống tại Hà Nội)...