Mẹ Hà Nội khoe gia tài 100 hộp đựng thực phẩm và những đánh giá công tâm về 3 thương hiệu hộp nổi tiếng hiện nay
Chị Thu Phương có niềm yêu thích các loại hộp đựng nên không ngừng mua những sản phẩm chất lượng của 3 thương hiệu lớn là Tupperware, Lock&Lock và Baya.
Chị Thu Phương (32 tuổi) hiện là nhân viên văn phòng ở Hà Nội vẫn hay được chồng trìu mến gọi là “hoà thượng thích đủ thứ” vì toàn thích sưu tầm các loại đồ bếp đẹp mà xinh. Chị còn có sở thích đặc biệt với các loại hộp trữ thực phẩm cho tủ lạnh.
Chị chia sẻ mình có 50 chiếc hộp Tupperware, 40 chiếc hộp Lock&Lock và 20 chiếc hộp Baya. Tổng chi phí chị đã đầu tư để mua hộp bảo quản thực phẩm là trên dưới 20 triệu đồng.
” Ban đầu tự nhủ mua đồng bộ thôi nhưng thấy hãng này cũng tốt, hãng kia lại đẹp, hãng nọ đang sale, thế là ôi thôi, đồng bộ thì cũng đồng bộ đó nhưng là đồng mấy bộ “, chị Thu Phương chia sẻ.
Với kinh nghiệm sử dụng của mình, chị Thu Phương sẽ review nhanh các loại hộp thuộc thương hiệu này để chị em nếu muốn mua có thể tham khảo trước khi quyết định.
1. Hộp Lock&Lock
Đây là bộ sưu tập Lock&Lock chị Thu Phương mua từ lâu. Bên trái là hộp đựng lego trong suốt cho con trai. Hai chiếc thùng cam hồng để đựng quần áo cũ của con, nhựa đẹp nên có thể đựng đồ chơi cũng được.
Ưu điểm:
- Hộp Bisfree của Lock&Lock kháng khuẩn bằng nhựa tritan cứng cáp, trong suốt dễ nhìn, cảm giác rất sạch sẽ, rửa được máy rửa bát. Nắp nâu đen sang trọng không màu mè
- Set đồ khô rất kín, nắp trắng nhìn sạch sẽ.
- Hộp đựng của Lock&Lock là nắp vặn nên kín hơi, thích hợp để những món thực phẩm sợ bị ỉu.
- Chất liệu thủy tinh tốt bền, để đồ nóng yên tâm, nắp gioăng kín trong các hộp để cơm mang đi làm luôn là lựa chọn hàng đầu.
- Set nhựa trong Lock&Lock đựng đồ khô mà chị Thu Phương đã mua có một đặc điểm rất tiện là có thể chồng các hộp cùng cỡ lên nhau và đáy hộp trên có thể vặn nối với mặt trên của nắp hộp dưới, kết nối để xách được toàn bộ.
Nhược điểm:
- Set hộp đựng đồ khô không dùng được máy rửa bát hay đổ nước nóng.
- Dễ bị gãy cạnh nắp sau một thời gian đóng mở nhiều lần.
- Nếu không cẩn thận rơi dễ vỡ, nứt.
Dòng nhựa tritan Bisfree của Lock&Lock, để hoa quả rau củ cũng tươi lâu và có rãnh gờ ở dưới đọng nước. Màu trong dễ nhìn.
Video đang HOT
Thêm mấy chiếc chai đựng nước ép hoa quả mà chị Thu Phương rất thích của Lock&Lock.
Baya là thương hiệu khá quen thuộc với các bà nội trợ ở Việt Nam.
Ưu điểm:
- Mẫu hộp mà chị Thu Phương dùng để đồ khô là thích hợp.
- Hộp được ưu điểm là dễ mở ra đóng vào có thể để đồ snack ăn ngay, bánh trái 1-2 tuần vẫn được. Màu xanh xinh và hộp nhựa cứng chắc chắn.
Nhược điểm:
- Hộp của Baya là nắp ấn xuống có gioăng, gioăng không được chặt nên vài tuần là đồ sẽ ỉu, thích hợp để nguyên liệu nấu ăn hơn.
Bộ hộp Baya màu xanh dương bên phải.
Đồ ăn vặt hàng ngày của cả nhà set Baya này vì các hộp to nhỏ xếp chồng rất hợp lý và gọn gàng.
3. Hộp đựng Tupperware
Chị Thu Phương thích những chiếc hộp nhỏ, đựng đồ lặt vặt hay chia phần trữ đông rất hợp lý.
Ưu điểm:
- Tiện lợi, kín, bảo quản thự phẩm tốt.
- Khi dùng để đựng rau củ cà chua tươi rất lâu.
- Hộp còn có rãnh viền đọng nước rất thích.
Nhược điểm:
- Giá bán cao.
Tủ lạnh của chị Thu Phương sử dụng bộ hộp đựng của Tupperware.
Bộ Tupperware ngăn đông hãng mới ra màu tím nhạt với kích thước lớn lại xinh xắn. Nhược điểm: Chiếc hộp to nhất đóng khó do nó quá to và cạnh mỏng đóng rất khó mới khít được.
Hai hộp Tupperware đựng đồ khô nắp đỏ này rất kín, để snack bao lâu cũng không ỉu.
Set đem cơm đi làm của chị Thu Phương. Đồ của Tupperware đa số không quay được lò vi sóng nhưng riêng set hộp này quay được nên đem cơm đi làm hợp lý, màu lại rất xinh.
Vốn thích đủ thứ nên chị Thu Phương cũng không trung thành với một thương hiệu nào cả vì mỗi loại hộp lại có ưu nhược điểm riêng.
” Ví dụ như ban đầu khi mình biết đến Tupperware, dù nổi tiếng vì tốt nhưng không ưng kiểu đục màu khó nhìn, thích loại trong suốt nên mình mua Lock&Lock Bisfree. Sau đó Tupperware ra thêm loại hộp màu sắc rực rỡ nên mình lại bắt đầu mua. Rồi một dạo rất hot set hộp đựng đồ khô của Baya, mình cũng tìm mua một bộ.
Đến bây giờ thì dù đã rất nhiều hộp nhưng hình như vẫn chưa thấy đủ, nhà nhìn chỗ nào cũng hộp. Nhưng chính nhờ những chiếc hộp mà tủ lạnh, tủ bếp và nhà của mình gọn gàng ngăn nắp hơn, thực phẩm cũng được bảo quản tốt nữa” , chị Thu Phương chia sẻ.
Ảnh: NVCC
Mẹ đảm 3 con ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm sử dụng máy rửa bát Bosch, bát đĩa cứ sạch bong mà không tốn nhiều sức
Từ lối suy nghĩ chẳng bao giờ mua máy rửa bát mà giờ chị Hoàng Hằng đã nghiện từ lúc nào không hay. Không những thế, sau thời gian dài sử dụng còn giúp chị có nhiều kinh nghiệm trong khoản sắp xếp bát đĩa sao cho hợp lý nữa.
Hồi xưa nghe mọi người nói về việc dùng máy rửa bát chị Hoàng Hằng hay nghĩ: "Ôi dào, vài cái bát rửa loáng cái là xong. Mình mà có tiền mình sẽ mua cái nọ, cái kia chứ không mua cái đó" . Thế nhưng khi có con, mình bắt đầu thích mày mò nấu ăn nhưng lại lười dọn dẹp.
Lúc đó, được nhiều chị em mách mới nghĩ tới chuyện sắm một em về nhà thử sử dụng xem có "nhàn cái thân" hay không. Và bất ngờ là mình đã nghiện sử dụng chiếc máy này từ lúc nào không hay. Mình thấy ai chưa mua thì nhất định phải xếp nó vào list những món đồ gia dụng cần mua đầu tiên. Bởi ngoài chức năng giảm gánh nặng việc nhà, chiếc máy rửa bát còn rất tuyệt vời trong việc giúp các loại đồ bếp sạch sẽ, khô ráo, tiệt khuẩn....
Chiếc máy rửa bát của chị Hoàng Hằng được xếp kín.
"Mình thích bát đĩa trong nhà phải sạch, diệt khuẩn. Đồ sạch ăn bữa cơm cũng cảm thấy ngon miệng hơn. Chưa kể, đống hộp Tupperware của mình cũng hợp với máy rửa bát nên cái nào cái đó sạch bong, sáng bóng, thơm tho lắm lắm luôn. Chứ trước mình dùng hộp thích nhưng hơi ngại khoản rửa tay vì rửa không cẩn thận thì thế nào nó cũng còn nhớt, rất khó chịu.
Lưu ý với các chị em dùng máy rửa bát để rửa hộp Tupperware thì phần nắp đặc biệt là hộp đông mỏng nên để ở ngăn đũa thìa để tránh cong vẹo, hộp nên rửa ở ngăn bát thứ 2, tránh tối đa bỏ ngăn cuối vì dễ bị móp do dòng nước mạnh.... Muốn hộp bền thì chỉ nên rửa ở chế độ eco 50 độ C, không nên rửa ở chế độ nước nóng nhất. Không chọn thêm chức năng diệt khuẩn nếu rửa hộp Tupperware nữa".
Lưu ý với các chị em dùng máy rửa bát để rửa hộp Tupperware thì phần nắp đặc biệt là hộp đông mỏng nên để ở ngăn đũa thìa để tránh cong vẹo, hộp nên rửa ở ngăn bát thứ 2, tránh tối đa bỏ ngăn cuối vì dễ bị móp do dòng nước mạnh....
Chiếc máy rửa bát mà gia đình chị Hoàng Hằng đang sử dụng là Bosch SR4 MI05 có giá bán gần 20 triệu đồng. Mỗi ngày chị rửa 2 lần, mà lần nào cũng đầy ứ cái máy 13 bộ.
"Mình nghĩ cái nào cũng được miễn có là được, nhiều tiền thì mua to, ít tiền thì chọn vừa, vì cũng như điện thoại thì cái ít tiền cũng nghe gọi được, nhiều tiền thì thêm chức năng nhưng chức năng chính thì cũng như nhau thôi. Cứ mua vừa với khả năng nhà mình là được.
Khi mua thì nên chọn thương hiệu uy tín, phải hỏi rõ đổi trả bao lâu, bảo hành bao lâu.... Cái này mua nhà phân phối Việt Nam thì yên tâm hơn là mua hàng xách tay vì máy móc này còn bảo hành, hên thì không sao chứ nó trục trặc mà không có bảo hành thì khó", chị Hoàng Hằng cho biết.
Theo chị Hoàng Hằng, trước khi bắt đầu thao tác trên máy rửa bát, chị em cũng cần phải nắm rõ được cách xếp bát đũa vào máy rửa bát sao cho phù hợp. Việc sắp xếp một cách hợp lý sẽ giúp bát đũa của gia đình bạn được rửa sạch và đều hơn, tiết kiệm nước và chất tẩy rửa hơn. Cụ thể:
- Khay/giỏ đáy:
Đặt dụng cụ của bạn sao cho phần bẩn nhất đối diện với cánh tay phun, nên đặt các dụng cụ nặng vào giỏ đáy như nồi, chảo, khay, thớt... và không được đặt chồng lên nhau.
Với các vật dụng lớn như chảo nướng, khay nướng, thớt... thì bạn nên đặt hướng về phía trong sát với tường khoang máy rửa bát, tránh việc chúng chặn mất chất tẩy rửa hoặc tia nước, ảnh hưởng đến việc làm sạch dụng cụ khác.
Khoang máy rửa bát của nhà chị Hoàng Hằng có tới 16 chỗ đặt đồ hoàn chỉnh, có các khe FlexSpace có thể dễ dàng vừa với những dụng cụ lớn, giúp giữ nồi chảo ở tư thế tiết kiệm không gian nhất.
- Khay/giỏ giữa:
Khay/giỏ giữa thường dùng để xếp các dụng cụ nhỏ hơn như ly, cốc thủy tinh. Máy có vị trí đặt ly và cốc ở riêng một góc, khi xếp đồ bạn nên đặt úp ly, cốc để nước không bị đọng sau khi rửa.
Những đồ vật nhỏ như chén gia vị bạn cần sắp xếp thật cẩn thận, tránh làm chúng lọt xuống trong khi rửa. Nhiều dòng máy rửa bát có hệ thống ray linh động RackMatic cho phép điều chỉnh giỏ giữa ở các vị trí khác nhau. Hầu hết máy rửa bát của dòng Bosch đều có giá đỡ thứ 3 đạt tiêu chuẩn, cung cấp đủ không gian cho dụng cụ như muôi, xẻng chiên lớn.
- Khay/giỏ trên cùng:
Khay trên cùng thường dùng để xếp các dụng cụ như dao kéo, phụ kiện bàn ăn như đũa, thìa, dĩa, muỗng... Nên tách thìa và nĩa rời ra để chúng không lồng vào nhau, đặt dao và lưỡi dao úp xuống để tránh cắt vào tay khi lấy đồ ra.
Nếu bạn định rửa đồ làm bằng bạc trong máy rửa bát thì không nên đặt chung với đồ inox. Máy rửa bát có những khay phẳng chuyên đựng dụng cụ phụ kiện trên cùng, có thể tháo rời, đặt dọc bên hông, hoặc ở giữa của giá thấp hơn nên bạn có thể linh động để tận dụng tối đa không gian nhé.
Ảnh: NVCC
Còn mắc 7 sai lầm sau đây, bảo sao dụng cụ nhà bếp nhanh hỏng, tốn tiền thay mới Nếu bạn đang mắc phải một trong những sai lầm dưới đây thì hãy nhanh chóng sửa đổi nhé. Một số dụng cụ nhà bếp như máy rửa bát, lò nướng, nồi chiên không dầu có giá thành không hề rẻ. Hẳn ai cũng muốn sử dụng chúng trong thời gian lâu nhất có thể, bởi một khi phải sửa chữa hay thay...