Mẹ Hà Nội biến hình chung cư nhỏ đẹp như mơ, nói giá ai cũng trầm trồ “sao rẻ thế?”
Chị Lan Anh khiến nhiều người bất ngờ, thích thú khi bước vào trong căn hộ của mình. Mọi không gian được bài trí nội thất vô cùng đẹp và cuốn hút.
Nhà là nơi để về, bỏ sau những bộn bề lo toan cuộc sống, chính vì vậy vợ chồng chị Lan Anh luôn chăm chút cho không gian nhỏ ấy của mình trở lên luôn tươi mới và xinh đẹp nhất.
Phải mất 1 năm trời, vợ chồng chị mới hoàn thiện xong căn hộ như ý mình.
Chi 100 triệu sửa nhà, biến không gian nhỏ hẹp trở nên rộng rãi
Chia sẻ về không gian sống của mình, chị Lan Anh cho biết, chị mua nhà vào năm 2014 với diện tích 72m2. Sau khi mua xong, khác với cách làm truyền thống là sửa hết 1 lần rồi về ở, anh chị đã chọn cách sửa mỗi tháng 1 hạng mục như cách chăm chút và làm mới cho ngôi nhà của mình. Từ đó vừa hiểu được nhu cầu thực sự lại vừa tránh tình trạng làm ào ào, lãng phí, làm xong rồi mới thấy thừa, thiếu không phù hợp nhu cầu sử dụng.
“Mình chọn phong cách Bắc Âu hiện đại làm chủ đạo thiết kế, thêm chút dấu ấn cá nhân với những đồ nhỏ gọn nhiều đường thẳng để phù hợp, tiện dụng, thiết thực nhất với nhàu chung cư nhỏ. Trong đó, 3 màu nội thất trong nhà mình sẽ là màu đen, trắng và ghi. Việc chọn tông màu rất quan trọng, giúp bạn dù chưa có tiền mua ngay 1 lúc, nhưng sẽ giúp mua bạn đồng bộ mọi thứ, không bị cái nọ đá cái kia dẫn đến việc phải bỏ hay thay thế”, chị Lan Anh chia sẻ.
Và qua thời gian, sau khi chơi với các màu sắc an toàn, anh chị đã quyết định đưa dấu ấn cá nhân của mình vào căn hộ bằng việc chọn màu sắc yêu thích của 2 vợ chồng là màu xanh cổ vịt làm điểm nhấn. Tự tay ông xã chị đã chăm chút sơn lại khiến căn nhà như khoác thêm một màu áo mới.
Trang trí nhà theo phong cách Bắc Âu nhưng không phải là người theo lối sống tối giản nên chị dành riêng một kho để đựng những đồ sưu tập khiến cho không gian không bị bừa bộn, luôn gọn gàng.
Chỉ chi 100 triệu sửa nhà, chị Lan Anh kể, việc đầu tiên chị làm là đập phá, đục gạch ốp chân tường để ốp gỗ, trám vá lại tường, ốp gạch ban công. Bên cạnh đó, chị thay đổi điện nước, sửa bếp, đập bệ bê tông bếp cũ, đảo chiều bếp với bồn rửa.
Tiếp theo, chị sơn lại nhà. Khi sơn, chị chọn loại sơn bóng đẹp, tốt nhất để có thể lau chùi giúp ngôi nhà luôn mới. Vì đã xác định đồ gỗ tông trắng đen nên chị chọn sơn tường màu ghi sáng giúp dễ dàng hơn cho việc phối đồ thay vì màu sơn trắng. Có lẽ chọn đúng loại sơn phù hợp cộng thêm việc chọn sàn gỗ màu đen ghi lạ không bị phổ thông như nhiều nhà nên căn hộ của chị lúc nào cũng được khen như nhà mới mua.
Theo kinh nghiệm của chị, nếu làm trần thạch cao, mọi người nên làm trần phẳng, không nên làm trần giật cấp vì nó khiến căn nhà mất độ cao thoáng, trở nên bí hơn.
Vì trần chung cư thấp chỉ hơn 3m, không bị dầm, xà ngang nên chị không làm trần thạch cao. “Nhà không có trần thạch cao nên mình chọn kiểu đèn tuýp đặc biệt một chút có thể bật toàn màu trắng hoặc toàn màu vàng cho 2 mùa đông và hè đỡ bị quê mà vẫn thay đổi tạo cảm giác mới mẻ khi sang mùa”, chị Lan Anh cho hay.
Công việc sửa nhà cuối cùng của chị là tủ bếp. Để thiết kế không gian bếp được hài lòng như hiện nay chị đã phải tưởng tượng và sắp xếp sao cho hợp lý nhất. Chị làm tủ bếp kịch trần giúp không bị bụi bẩn trên nóc mà còn tăng không gian lưu trữ trong căn hộ nhỏ. Cùng với đó, chị làm hệ cửa tủ bếp mở lên trên để không gây va chạm khi mở và làm cửa phẳng kín thay vì làm kính ở ngăn bát đĩa để tạo sự hiện đại, gọn gàng, không bị lộn xộn.
Chị kết hợp màu đen và trắng cho không gian bếp tạo cảm giác vừa sang vừa sạch. Chị không thiết kế quầy bar mà làm kệ bày đồ hợp với cá tính riêng lại không sợ hết mốt.
Video đang HOT
Không gian bếp nhà chị.
Bí quyết thiết kế nội thất luôn luôn “xịn xò”, mới mẻ
Sau khi sửa nhà lần đầu hết 100 triệu, mỗi tháng chị lại quyết định thay mới và sắm một thứ. Những tháng đầu chị chi tầm 20-30 triệu/tháng làm nội thất cho phòng ngủ, phòng khách và phòng của con, còn sau đó chị chi 5-10 triệu mua bát, nồi cho không gian bếp.
Chị Lan Anh cho biết, trong phòng khách, chị quan trọng nhất là chọn sofa. Chị chọn sofa góc chữ L thông minh để có thể nằm ngồi thoải mái và có thể đổi chiều, đổi màu vỏ để vừa tái sử dụng vừa làm không gian nhà như mới.
Chị chọn ghế sofa chữ L tiện nghi, thông minh.
Những cây giá sách vô cùng đẹp.
Với phòng ngủ của 2 vợ chồng, chị làm hệ tủ kịch trần với 2 tầng treo và nhiều ngăn kéo để có thể đựng được nhiều quần áo tối đa. Bên cạnh đó, chị làm ngăn tủ đựng mũ và túi riêng để đồ đạc luôn gọn gàng.
Còn phòng ngủ của con, chị làm hệ tủ kệ thông minh, chiếc giường tích hợp đầy đủ chức năng, cuối giường là tủ quần áo, mặt bên là giá sách, dưới là các ngăn kéo đựng đồ chơi cho con, thậm chí bên trong còn có thể đựng quần áo chăn màn trái mùa.
Phòng ngủ của vợ chồng chị.
Không gian bàn học của con chị.
Chiếc giường ngủ thông minh, tích hợp nhiều chức năng.
Để căn hộ luôn trở nên xịn xò như mới, theo chị, trong phòng tắm nên lắp bồn tắm thay vì làm phòng tắm đứng có kính vừa chật vừa khó khi tắm cho con nhỏ.
Không gian phòng tắm.
Ngoài ra, để không gian trong nhà luôn tràn ngập thiên nhiên, chị Lan Anh cũng chú trọng thiết kế ban công tràn ngập cây xanh. Chị Lan Anh tâm sự, vì ban công rất nhỏ (chỉ 2m2) nên đó là bài toán khó với chị khi thiết kế làm thế nào vừa xanh mát, vừa là chỗ để máy giặt, vừa phơi phóng, vừa để 3 cục nóng điều hoà, vừa là nơi thư giãn ngồi ăn sáng, uống trà cho gia đình.
Và để giải quyết tất cả điều đó, chị trồng tới 4 tầng cây ở ban công (tầng dưới đất, tầng lơ lửng trên bệ ban công, tầng treo và tầng gắn tường).
Về tầng dưới đất, do có bộ bàn ghế, chỉ trồng được một chậu cây to nên chị chọn trồng chậu hoa giấy bởi loài hoa này sống khoẻ, chịu được nắng, được hạn lại ra nhiều hoa. Tầng 2 lơ lửng đặt trên mặt lan can, chị trồng các loại cây leo như: hoàng anh, mai hoàng yến, hồng tường vy, chùm ớt, tigon, sử quân tử,…
Tầng gắn tường, chị chọn mua thác nước gắn tường và thả vài nhánh vạn niên thanh thêm phần thi vị, thơ mộng. Cuối cùng là tầng treo, chị trồng hoa mười giờ và lan chi cùng với sử dụng chậu 2 tầng có khay chứa nước để khi tưới cây, nước không bị rơi xuống sàn bẩn, hỏng bàn ghế.
Không gian ban công nhỏ nhưng vô cùng thơ mộng.
Tư vấn thêm, chị Lan Anh cũng nhấn mạnh, mọi người không lên mua những đồ tiện ích trên mạng sẽ làm cho ngôi nhà thêm bừa bộn. Mọi người nên dùng hệ tủ ngăn kéo để phân loại. Đặc biệt mọi người nên mua mọi thứ đồng bộ cùng một hãng để phù hợp với căn hộ của mình.
Hiện nay, sau 5 năm sống trong căn hộ nhỏ của mình, vì sử dụng những vật dụng dễ thay đổi nên không gian nhà chị Lan Anh lúc nào cũng luôn mới. Đôi khi chỉ là thay đổi màu chăn ga, vỏ bọc sofa, khăn trải bàn hay màu đèn theo mùa cũng khiến diện mạo ngôi nhà của chị trở nên mới mẻ hơn. Đó cũng là cách giúp vợ chồng chị gắn kết với nhau, cùng nhau xây dựng tổ ấm nhỏ hạnh phúc của mình.
Theo Hồng Nhung (Ảnh: NVCC) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
7 món nội thất mang về phí tiền, nhà giàu không để ý nhưng nhà nghèo vay tiền để mua
Những ngôi nhà chật thường phải tận dụng tối đa không gian sống để lắp đặt các kệ, tủ gỗ, nhằm tiết kiệm diện tích cho căn nhà. Tuy nhiên, có 1 sự thật là không phải ở đâu cũng cần lắp kệ.
Có những món đồ dùng tưởng chừng khá đắt tiền nhưng thực tế lại chẳng mang lại công dụng gì và công việc của bạn là cân nhắc xem món đồ nào mà nhà bạn không thể thiếu, loại nào nhất thiết phải có. Dưới đây là danh sách 7 đồ nội thất và thiết kế đừng nên phí tiền "tậu" về nhà kẻo sau lại hối hận vì chẳng sử dụng mà chúng lại mang đến nhiều phiền toái cho gia đình.
1. Trần thạch cao chiếu sáng
Không ít gia đình hiện nay lựa chọn mẫu thiết kế trần thạch cao xung quanh trần nhà, có lắp đèn led để chiếu sáng cho các phòng trong nhà, đặc biệt là phòng khách.
Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, đây là một trong những thiết kế được xem là khá phí tiền của gia chủ, bởi lẽ để lắp đặt hệ thống đèn này bạn sẽ phải thay đổi cả thiết kế của trần nhà, những khe hở để bóng đèn chiếu sáng vô tình trở thành hang ổ cho côn trùng, muỗi gián,... Chưa kể, tuổi thọ của những bóng đèn led của hệ thống khá ngắn, đòi hỏi phải thay thường xuyên, tốn thêm chi phí và gây bất tiện cho gia chủ.
2. Tủ, kệ ban công
Những ngôi nhà chật thường phải tận dụng tối đa không gian sống để lắp đặt các kệ, tủ gỗ, nhằm tiết kiệm diện tích cho căn nhà. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn cần tận dụng cả... ban công để lắp đặt tủ, kệ gỗ.
Tủ lắp ngoài ban công gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ của ngôi nhà, tủ thường xuyên bị khói bụi, ánh nắng mặt trời tác động vào, chưa nói đến những món đồ để trong tủ mà ngay cả chất lượng tủ cũng sẽ khiến bạn tự cảm thấy đã quá lãng phí vào một thứ đồ nội thất không hợp lý.
3. Bộ đôi tủ kê đầu giường - bộ đôi đèn để bàn
Đừng mù quáng tin lời những người bán hàng và mua những thứ mà chắc chắn bạn sẽ không cần dùng, ví dụ như bộ 2 tủ kê đầu giường hay 2 chiếc đèn ngủ giống nhau. Liệu hai bên đầu giường nhà bạn có cần cùng một loại tủ cất trữ đồ? Hay cùng một kiểu đèn ngủ? Hãy tỉnh táo và trở thành người mua hàng thông minh nhé.
4. Băng ghế cuối giường
Khi đi sắm đồ nội thất, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một băng ghế dài được đặt cuối giường, cùng bộ với chiếc giường bạn đang định mua, vô tình bạn cứ nghĩ rằng chúng thực sự cần thiết và chẳng ngần ngại chi tiền mua. Nhưng thực tế, băng ghế chân giường là một đồ nội thất vô cùng vướng víu và không tiện lợi, nó không có bất kì một tác dụng nào khác ngoài để đặt vài thứ đồ lặt vặt cá nhân.
Ngoài việc dùng để đặt một vài đồ dùng cá nhân lặt vặt chưa biết xếp vào đâu thì băng ghế chân giường trở nên hoàn toàn vô dụng, vô vị và nó không có bất kì một tác dụng nào khác.
5. Lớp ga trải giường thứ hai
Thông thường, chúng ta không nằm tiếp xúc trực tiếp với đệm mà trải một tấm ga trải giường bao phủ lên trên đệm. Đây được gọi là lớp ga trải giường thứ nhất. Với nhiều gia đình, thậm chí người dùng còn thường trải thêm một tấm vải nữa (gọi là lớp ga thứ hai) lên trên lớp ga thứ nhất.
Tuy nhiên, việc bỏ bớt 1 lớp ga trải giường chẳng khiến giấc ngủ của bạn kém thoải mái chút nào, còn giúp bạn bớt vất vả hơn khi vệ sinh ga giường định kỳ.
6. Máy chạy bộ
Nếu bạn đang phân vân về việc có nên sắm riêng một chiếc máy chạy bộ về nhà và tự tập chạy tại nhà thì có lẽ bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Bởi lẽ, máy chạy bộ là một thiết bị không hề rẻ tiền, lại chiếm khá nhiều diện tích trong nhà, và bạn có dám chắc rằng khi tập ở nhà, động lực của bạn sẽ không bị ảnh hưởng không?
Chi phí mua, bảo dưỡng định kỳ cũng như sửa chữa khi hỏng của máy chạy bộ khi cần thiết chiếm một số tiền không nhỏ.
Sự bất tiện lớn nhất chắc chắn là việc bảo hành, sữa chữa máy khi việc vận động mạnh trong các hoạt động khiến kiểu máy này luôn được đặt trong tình trạng đáng báo động.
7. Đủ bộ tất cả các loại dao
Nếu không phải là một đầu bếp chuyên nghiệp hay quá thường xuyên nấu những món phức tạp, thì tốt nhất bạn chỉ nên mua những loại dao cần thiết thay vì cả bộ tất cả các loại dao. Một bộ sưu tập đủ các loại dao chưa chắc bạn đã sử dụng hết mà còn khá tốn diện tích trong khu vực để đồ dùng tại gian bếp của bạn.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Sai lầm khi sửa nhà khiến gia chủ mất tiền oan Không tìm hiểu kỹ về thợ, không giám sát thợ, quá tin tưởng thợ....là những sai lầm khiến nhiều gia chủ tốn kém, thậm chí mất tiền oan khi sửa nhà. Cho dù bạn đã lên kế hoạch cẩn thận và chi tiết thì sẽ vẫn có những thứ diễn ra không theo dự định trong quá trình sửa nhà. Trên Reddit, người...