Mẹ gửi đi chăn bò cùng yêu râu xanh”, cô gái bị hiếp dâm đến mang bầu
H’Nga (29 tuổi, trú tại buôn Ea Nao A, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) từ nhỏ đã bị bệnh tâm thần, lại không biết nói cô bị một tên dê xồm nhiều lần hãm hiếp.
H’Nga vụng về chăm đứa con ngoài ý muốn
Kết quả của những lần giở trò đấy là việc H’Nga đã sinh đôi được 2 bé gái. Trong khi 2 đứa trẻ càng lớn càng có biểu hiện bị khiếm khuyết thần kinh giống mẹ thì phía gia đình “ yêu râu xanh” chẳng những không trả tiền cấp dưỡng theo bản án của tòa mà còn lớn tiếng đòi phạt vạ nạn nhân theo tục lệ của người Ê đê.
Bị tâm thần từ tấm bé
Ngôi nhà nhỏ xập xệ của gia đình H’Nga nằm lọt thỏm trong con ngõ sâu hun hút của buôn Ea Nao A. Khi chúng tôi đến thăm, bà H’Ngiak (52 tuổi), mẹ đẻ của H’Nga, đang tay bồng tay bế 2 đứa cháu ngoại bất đắc dĩ. Nghe chúng tôi hỏi chuyện, bà rưng rưng nước mắt kể về cuộc đời của đứa con bất hạnh.
“H’Nga là con đầu của tôi. Nó mồ côi cha từ năm 14 tuổi. Khi ấy vì nóng giận chuyện gia đình, cha nó đã phẫn uất uống thuốc sâu tự vẫn. Từ khi ông ấy chết đến nay, gia đình chúng tôi liên tục gặp phải tai họa”. Lúc mới sinh ra, H’Nga vốn là đứa trẻ trắng trẻo, đôi mắt sáng ngời thông minh, không có dấu hiệu của người bị thiểu năng. Nhưng càng lớn, gia đình bắt đầu phát hiện thấy H’Nga có những biểu hiện lạ, khác người thường như 3 tuổi mà chỉ biết ngồi, 5 tuổi vẫn chưa biết nói.
Biết con có chuyện, gia đình đưa H’Nga đi gõ cửa khắp các thầy lang trong vùng để cầu cứu, mong con gái được cúng bái, chữa trị cho lành bệnh nhưng qua nhiều năm không hề có chuyển biến. Nghe một người hàng xóm chỉ bảo, mách nước, bà H’Ngiak dốc hết tiền của, thậm chí bán cả nhiều tài sản quý của gia đình như bộ cồng chiêng cổ để mời thầy về nhà làm phép cúng ma cho con. Thầy cúng bảo: “H’Nga bị con ma núi nhập vào người nên cả đời phải gánh chịu hậu quả như thế, không thể chữa bệnh được“. Nghe thầy phán thế, gia đình H’Nga hết sức bàng hoàng và hoang mang rồi ngồi nhìn nhau khóc ròng xót thương cho con gái.
Thời gian sau đó, H’Nga liên tục có những biểu hiện lạ, cô bé hay ôm đầu kêu khóc thảm thiết, nằm vật ra nhà, thậm chí có những lúc còn đập đầu vào tường đến rớm máu rồi nằm ngất lịm. Trong một cơn đau vào những ngày mưa cuối năm, H’Nga lên cơn sốt nặng, người lạnh toát, đầu nóng rực, chốc chốc lại bò ra nền nhà ôm bụng cười sặc sụa.
H’Nga khóc nhiều, ai dỗ cũng không chịu nín. Đến khi người dì ruột đến ôm thì H’Nga nín khóc. Gia đình nghĩ H’Nga “hạp” dì nên giao cho dì mang về nuôi. Đến năm 16 tuổi, thấy con lớn, ngoan ngoãn, dễ nuôi hơn lúc còn nhỏ, bà H’Ngiak đưa con về nhà ở. Khi quay về với nhà ba mẹ đẻ, H’Nga không còn khóc nhưng lại hành xử một cách kỳ quái.
H’Nga hay cười một mình, nhiều lúc làm việc “vô ý vô tứ”, “làm chi quên đấy”, “nói chi quên đó” như người mất hồn. Nhiều lúc ngồi ăn cơm, H’Nga tự dưng đập chén bát, hất tung đồ ăn, thức uống trên nền nhà rồi tự tay bốc thức ăn cho vào miệng nhai ngon lành. Thân thể con gái dù đã bước vào tuổi trăng rằm nõn nà nhưng nhiều lúc H’Nga tự xé, cởi áo quần, trần truồng ra đường chạy nhảy, cười nói huyên thuyên.
Video đang HOT
Bà H’Ngiak kể lại câu chuyện cay đắng của gia đình mình
Bi kịch đau lòng
Chồng mất sớm, để lại 6 đứa con thơ dại, một mình bà H’Ngiak vừa làm rẫy, vừa làm thuê để nuôi 6 đứa con nheo nhóc. Dẫu bận tối mắt tối mũi, nhưng ngày ngày bà vẫn phải “để mắt” đến H’Nga. Mỗi lần đi làm thuê, bà đều dẫn H’Nga đi theo để tiện trông coi, chăm sóc, cũng là để cho H’Nga tập tành làm việc và quên đi bệnh tật. Nào ngờ sự cẩn trọng của ngưởi mẹ thương con lại vô tình mở ra một tấn bi kịch đau lòng khi gửi nhầm con cho “quỷ dữ”.
Thấy con càng lớn càng có biểu hiện lạ, bà H’Ngiak nghĩ đến lời thầy cúng phán năm xưa nên cũng năm lần, bảy lượt có ý định làm lễ cúng ma nhưng chưa thực hiện được vì không có tiền. Sau này, được bà con mách, bà H’Ngiak đưa con đi bệnh viện khám thì mới biết con bị bệnh tâm thần bẩm sinh. Đất rẫy thì hẹp, làm không đủ sống, bà H’Ngiak tần tảo làm thuê, làm mướn quanh năm để kiếm cơm cho đàn con nheo nhóc. Mỗi lần đi làm thuê, bà H’Ngiak đều dẫn H’Nga đi theo để tiện trông coi, chăm sóc, cũng để cho H’Nga tập tành làm việc và quên đi bệnh tật của mình.
Trao con cho “quỷ”
Cuối năm 2010, bà H’Ngiak nhận nuôi bò cho 1 chủ hộ giàu có ở trong buôn. Lúc bà đi chăn bò, H’Nga cũng đòi đi theo. “Lúc trước mình đi làm nó đi theo nên thành quen, bây giờ đi chăn bò nó cũng đòi đi. Tui thấy chăn bò cũng khỏe, sáng chỉ việc dẫn bò lên rẫy cho ăn cỏ, chiều dẫn bò về chuồng nên tui để cho nó đi giữ bò” – bà H’Ngiak cho biết. Cẩn thận, bà H’Ngiak sang nhờ ông Y Khuc Adơn, một người đàn ông trong buôn cũng chăn bò, đã có vợ con, xin cho con gái đi chăn bò cùng để có người trông coi, khỏi sợ con lạc. Được hàng xóm nhờ vả, Y Khuc Adơn vui vẻ nhận lời.
Thế nhưng sự việc diễn ra không tốt đẹp như những gì mà bà mẹ đáng thương mong đợi. Những ngày đầu đi chăn bò, bà H’Ngiak thấy con vui vẻ nên bà cũng vui lây. Một tia sáng hy vọng le lói trong tim bà rằng, một ngày nào đó con bà sẽ hết bệnh.
Thời gian về sau, bà H’Ngiak thấy bụng con gái ngày càng lớn lên bất thường. Lúc đầu bà cứ nghĩ do con mình đi làm, ăn nhiều nên phát tướng. Dần dà, với kinh nghiệm của người mẹ đã từng 6 lần mang thai, đồng thời còn phát hiện ở con gái những triệu chứng như nôn mửa, lông mày dựng ngược, mắt nhiều lúc thất thần, ngơ ngác nên bà đâm nghi. Bà liền dẫn con lên trạm y tế xã để khám thì mới biết con bà mang song thai được 5 tháng. “Tui có biết đâu, thấy bụng nó ngày một bự ra, cứ nghĩ rằng nó mập, ai ngờ nó có bầu” – bà H’Ngiak vừa nói, vừa khóc.
Sau khi đưa con đi siêu âm về, bà H’Ngiak gặng hỏi xem cha của đứa trẻ là ai thì con bà ú ớ, lắc đầu. Bà vội chạy sang nhà ông chăn bò hỏi xem có biết chuyện gì hay không thì mới té ngửa khi nghe “yêu râu xanh” ngạo nghễ thừa nhận lão chính là chủ nhân của cái thai đó. Trước thái độ thách thức của Y Khuc Adơn, bà H’Ngiak tức điên, chỉ muốn giết lão để trả thù cho con gái.
Khi bình tâm trở lại, bà H’Ngiak báo sự việc lên già làng, trưởng buôn để đòi quyền lợi, bắt Y Khuc Adơn phải có trách nhiệm với cháu ngoại của bà. Khi những người có vị thế trong buôn, làng đứng ra hòa giải, gọi Y Khuc Adơn lên giải quyết và yêu cầu phải hỗ trợ 200.000 đồng/tháng cho 2 cháu của bà H’Ngiak khi ra đời thì “yêu râu xanh” bất hợp tác và không thèm đếm xỉa.
Theo xahoi
Rừng nguyên sinh mọc bên "sườn" thành phố
Ở những buôn làng người đồng bào Ê-đê thuộc xã Ea Tu cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột khoảng 10 km có những cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ cao chót vót, gốc cây 4 - 5 người ôm...
Ký ức rừng lớn
"Kmrơng Prong" - một địa danh ở thành phố Buôn Ma Thuột, theo tiếng Ê-đê "Prong" có nghĩa là "to lớn" còn "Kmrơng" được dịch ra là "rừng". "Kmrơng Prong" nôm na theo tiếng đồng bào Ê-đê là "rừng lớn".
Ông Y Wih Ê-ban - trưởng buôn Kmrơng Prong B năm nay 57 mùa rẫy chỉ nhớ cánh rừng nguyên sinh đầu nguồn có từ xa xưa, khi buôn Kmrơng Prong B còn chưa thai nghén. Trong ký ức của ông Y Wih Ê-ban, rừng Kmrơng Prong B nguyên sinh rất rộng, ranh giới có thể giáp các huyện Cư M'gar và huyện Krông Pắk (Đắk Lắk).
Ông Y Wih Ê-ban - trưởng buôn Kmrơng Prong B bên một cây gỗ cổ thụ ở buôn mình.
"Buôn Kmrơng Prong B hồi xưa được tạo lập trong rừng, khi đó già làng không biết phải đặt tên buôn như thế nào. Mà hồi đó là toàn rừng lớn, chạy đến sát huyện Krông Pắk nên sau khi lấy ý kiến bà con trong buôn, già làng quyết định đặt tên là Kmrơng Prong B - tức là buôn Kmrơng Prong thứ 2 nằm trong rừng lớn", ông Y Wih Ê-ban nói.
Cách buôn Kmrơng Prong B khoảng 2 km, ở buôn Kmrơng Prong A cũng có một cánh rừng nguyên sinh cổ thụ. Theo già làng buôn Kmrơng Prong A - Y Yơh Kbuôr (73 tuổi), cánh rừng nguyên sinh buôn Kmrơng Prong A cũng có từ xa xưa và có thể kéo dài đến dốc Hà Lan, thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk).
Ông cho biết, chuyện là gia đình ông có một con voi, đang mùa yêu đương nên voi suốt ngày quậy phá, một hôm theo tiếng gọi "tình yêu" chú voi bứt cả dây xích chạy mất hút đến dốc Hà Lan khiến gia đình ông quàng mắt đi tìm.
Nghe tin voi đang phá nương rẫy ở dốc Hà Lan, cách buôn mấy chục cây số, chú bé Y Yơh Kbuôr được giao trông voi nay để voi bứt dây bỏ đi, quá hoảng sợ chú men theo sườn rừng Kmrơng Prong A chạy một mạch đến dốc Hà Lan tìm thấy voi dắt về trong sự sung sướng mà nhìn rừng Kmrơng Prong A vẫn còn xa tít.
"Một mình tui đi trong rừng mà chỉ sợ sợ lạc, lúc đó tui cũng chẳng biết mỏi chân là gì nữa, chỉ mong tìm thấy voi chứ voi đã sổng ra nó phá tan hoa màu người ta sẽ phạt vạ. Khi tôi phát hiện ra voi cách buôn mấy chục km đường bộ mà rừng vẫn còn dài mỏi cả mắt", già làng Y Yơh Kbuôr nhớ lại.
Giữ rừng là giữ nguồn nước
Dẫn chúng tôi đi về khu rừng đầu buôn, trưởng buôn Kmrơng Prong B - Y Wih Ê-ban tự hào chỉ vào những cây gỗ quý như tùng, bằng lằng, sao... cao chót vót, đường kính gốc 3 - 4 người ôm không hết.
Nép mình bên một gốc cây cổ thụ cao lớn, ông kể: "Từ hồi lập buôn đến giờ, rừng đầu nguồn vẫn vậy, không ai chặt phá cả! Theo phong tục của buôn, ai chặt phá cây rừng ở đầu nguồn bị bắt quả tang là phạt cúng một con trâu khỏe. Không những vậy, ai chặt rừng mà bị bắt là phải đền hết số lễ vật đã cúng từ xưa đến nay cộng lại. Nhờ vậy mà rừng đầu nguồn vẫn còn nguyên vẹn".
Bộ rễ của một cây gỗ lớn ở khu rừng đầu nguồn buôn Kmrơng Prong B.
Trưởng buôn Y Wih Ê-ban cho biết thêm, không những bà con không chặt phá rừng mà còn có cam kết hẳn hoi không phá rừng, hàng năm phân cử người trồng thêm cây mới phân tán xung quanh khu rừng.
Trong khi đó ở buôn Kmrơng Prong A, già làng Y Yơh Kbuôr cho biết ngay cả những cây gỗ đã chết đứng trong rừng nhưng bà con vẫn không chặt, chỉ đến khi cây đổ xuống do tuổi già, gió bão thì bà con báo cáo thôn buôn, UBND xã tìm cách xử lý hoặc thống nhất cưa ra đem bán làm quỹ buôn.
Già làng Y Yơh Kbuôr (73 tuổi) trong khu rừng nguyên sinh buôn Kmrơng Prong A .
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Bùi Văn Hượng - cán bộ Văn hóa Thông tin xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) - cho biết tổng diện tích của 2 cánh rừng đầu nguồn ở buôn Kmrơng Prong A và Kmrơng Prong B khoảng 1,6 đến 1,7 ha. Ngoài ra, cách buôn Kmrơng Prong A không xa cũng có cánh rừng nguyên sinh của buôn Ju (thuộc xã Ea Tu) diện tích khoảng 1,5 ha.
"Bà con buôn Kmrơng Prong A, Kmrơng Prong B ai cũng ý thức được giữ rừng là giữ nguồn nước đầu nguồn, bảo vệ bến nước phục vụ sinh hoạt dù hiện nay đã có giếng. Các cánh rừng cũng làm cho không khí ở địa phương trong lành, mát dịu hơn hẳn. Thấy được lợi, hằng năm bà con còn trồng thêm cây xanh mới ở các khu vực xung quanh. Ngay cả cây sao ở cánh rừng của buôn Kmrơng Prong B dù đã chết mà bà con vẫn để vậy chứ nhất quyết không chịu chặt đi", cán bộ Hượng nói.
Ông Hượng cho biết thêm, hướng đến việc gìn giữ cánh rừng đầu nguồn buôn Kmrơng Prong B, vừa qua Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND xã Ea Tu và buôn Kmrơng Prong B ký một cam kết "tay ba" nhằm bảo vệ khu rừng.
Ông Đoàn Ngọc Khuê - Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường tỉnh Đắk Lắk: "Những cây rừng đầu nguồn ở buôn Kmrơng Prong B, Kmrơng Prong A (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) đều có tuổi thọ trên 100 năm tuổi. Việc TP. Buôn Ma Thuột còn lưu giữ được cánh rừng đầu nguồn như ở xã Ea Tu là rất quý, nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời những cánh rừng này sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Bảo vệ số rừng đầu nguồn này cũng là cách gìn giữ được nguồn nước sạch đầu nguồn cho bà con".
Theo Dantri
Học sinh lớp 5 chết đuối khi đi chăn bò Đi chăn bò ở bờ sông Lam, Hiếu lội xuống mép sông chơi và bị nước cuốn trôi. Cô em gái đi cùng chỉ biết đứng trên bờ kêu khóc. Chiều 7/11, Đặng Văn Hiếu (11 tuổi), học lớp 5 Tiểu học xã Ngọc Sơn (Thanh Chương, Nghệ An) ra bờ sông Lam chăn bò cùng em gái. Trong lúc chơi đùa, Hiếu...