Mẹ gọi điện xin 2 triệu mua thuốc thì con gái lạnh lùng từ chối
“Mẹ…bị ốm cả tuần nay, mẹ thấy trong người cứ yếu yếu, nhưng hết tiền mua thuốc rồi. Con…có không gửi về cho mẹ xin 2 triệu nhé.”
Ông bà ta nói “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Đúng là không có tình cảm nào sâu đậm như tình mẫu tử, phụ tử. Thế nhưng, có nhiều người vẫn vì 1 số lý do nào đó mà bất hiếu với cha mẹ. Họ có liệu trước được rằng, tương lai sau này khi có con, họ cũng sẽ bị con cái đối xử theo cách họ đã từng làm với cha mẹ mình?
Vốn là 1 cô gái nhà quê nghèo khó nên Ngân luôn có ước mơ được đổi đời và nhất là từ sau khi lên thành phố, được chứng kiến cảnh chúng bạn sống xa hoa, sang chảnh. Ngân lại càng hận đời tại sao cho mình sinh ra ở 1 hoàn cảnh như vậy.
Bố mẹ Ngân chỉ là những người nhặt rác, từ khi còn nhỏ, cô đã chứng kiến cảnh bố mẹ bươn chải dầm mưa dãi nắng cực khổ như thế nào. Mỗi ngày lăn lội ngoài đường 9, 10 tiếng đồng hồ mà đôi khi tiền lãi chỉ vài chục nghìn.
Đến khi Ngân 10 tuổi, bố cô lại bệnh lao qua đời, cuộc sống đã vất cả nay càng nhọc nhằn hơn. Lúc đó, Ngân cũng rất thương mẹ, nhưng cô không thể giúp được gì mà chỉ chú tâm vào học.
Thế nhưng, nhiều lần đóng tiền học phí muộn bị cô giáo nhắc nhở, Ngân cảm thấy xấu hổ và trút giận lên người mẹ:
-Nếu còn đóng chậm 1 lần nào nữa thì con bỏ học luôn, nhục nhã quá.
Mẹ cô chiều con gái nên luôn sợ con buồn, vì thế từ đó bà có chết đói cũng không để con phải muối mặt với bạn bè lần nào nữa.
Khi Ngân đậu đại học, mẹ cô là người vừa vui nhất nhưng cũng vừa lo nhất. Càng lo, bà càng cố găng làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi con gái tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, ngày nhận bằng tốt nghiệp, Ngân nhất định không cho mẹ lên tham dự. Miệng thì nói sợ mẹ vất vả, đi đường xa tốn tiền nhưng thực chất cô không muốn mọi người biết cô có 1 người mẹ quê mùa, rách rưới.
Sau đó, Ngân ra trường xin được việc làm, cũng là lúc mẹ cô yếu dần đi, bà không thể tiếp tục làm thêm được gì nữa nên đành ở nhà chờ tiền con gái gửi về mỗi tháng.
Video đang HOT
Từ sau khi đi làm, Ngân đã tuyên bố:
-Mỗi tháng 1 triệu là mẹ ở nhà tiêu thoải mái rồi, con trên thành phố cái gì cũng đắt, còn trăm khoản phải tiêu, mẹ đừng có gọi điện lên giục tiền lúc nào có con khắc gửi về.
Vậy mà, đã mấy tháng nay không thấy con gái gọi điện về cũng không gửi tiền. Nghĩ con gái bận nên mẹ Ngân không dám làm phiền. Ngờ đâu, dạo này cô mới mua được chú chó cưng vì thấy bạn bè ai cũng nuôi 1 con thú cưng với phương châm “người yêu không có nhưng chó phải có 1 con”.
Ngân làm sao có thể kém sành điệu hơn họ được, cô phải mua để chứng tỏ mình cũng là “dân chơi thứ thiệt”. Vì bận rộn chăm chó và mang nó đi khoe mà cô quên luôn cả mẹ ở nhà.
Đến 1 hôm, mẹ Ngân bỗng nhiên gọi lên, Ngân bắt máy đầy hậm hực:
-Đã bảo khi nào con gọi về thì nghe rồi, cứ mượn điện thoại nhà hàng xóm nó cười cho.
Mẹ Ngân giọng yếu ớt:
-Mẹ…bị ốm cả tuần nay, mẹ thấy trong người cứ yếu yếu, nhưng hết tiền mua thuốc rồi. Con…có không gửi về cho mẹ xin 2 triệu nhé.
(Ảnh minh họa)
Ngân nghe vậy thì nổi nóng:
-Con chả hiểu nổi mẹ nữa, ở quê mà bao nhiêu tiền tiêu cũng hết, con có phải cái ngân hàng đâu, mà người già đau ốm là chuyện quá bình thường. Chắc do mẹ nằm nhà cả ngày không làm gì nên mới uể oải đấy.
Mẹ cô rưng rưng:
-Con…cho mẹ…xin..2 triệu.
Ngân quát lên:
-Tiền để mua thức ăn cho chó rồi, lằng nhằng quá.
Đúng lúc con chó cưng cứ quấn vào chân nên Ngân dập máy luôn chỉ kèm theo câu:
-Thế nhá mẹ.
Rồi cô dẫn chó đi siêu thị mua thức ăn thật. Mẹ Ngân thì cứ gọi mãi:
-Ngân ơi, Ngân..con ơi.
Nhưng bên kia đầu dây chỉ còn tiếng tút dài.
3 tuần sau, Ngân về nhà xin công chứng giấy tờ, cô cũng không gọi điện trước cho mẹ mà cứ thế bắt xe về. Ngờ đâu khi bước vào cửa nhà thì Ngân chết ngất khi thấy di ảnh mẹ trên bàn thờ. Cô quỳ sụp xuống khóc trong sự hoang mang. Khi đó, người hàng xóm mới sang nới:
-Mẹ cháu qua đời vào lúc nửa đêm không ai bên cạnh, bà ấy bị bệnh tim từ lâu nhưng sợ cháu lo nên giấu. Ngay cả khi hấp hối cũng không cho gọi cho con gái. Bà ấy nói cháu còn bận, phải không?
Ngân càng nghe nước mắt cô càng trào ra như mưa. Lúc này cô có thể nói gì được nữa, chỉ biết ân hận tột độ khi mà lỗi lầm này cả đời cô cũng không bao giờ được tha thứ.
Biết em có chồng rồi nhưng tôi nhất định muốn chinh phục
Em từ chối, tôi vẫn tiếp tục hẹn và đậu xe gần nhà em, chưa bao giờ bước ra khỏi xe, em thấy và biết là đủ, như thông điệp.
Tôi gặp em lúc vào gian hàng hội chợ mà em giới thiệu. Quả thật công ty em chọn người để giao tiếp không thể đúng hơn, rất hoạt bát và nhanh nhẹn dễ gây cảm tình. Tôi vừa thấy em đã bị thu hút và theo quán tính tôi nhìn ngón tay em đã thấy đeo nhẫn, thấy hụt hẫng quá. Tôi đến bắt chuyện, vờ hỏi một số câu tình huống thì đúng là em đã có gia đình. Em rõ ràng có vẻ hạnh phúc khi đề cập đến chồng thì tôi có cảm giác hiếu thắng lẫn nóng nảy, muốn chiếm được cảm tình của em. Cũng phải nói là tôi khá điển trai và sự nghiệp vững chắc nhưng không thích những tình cảm đơn thuần về thể xác hay chỉ vì người phụ nữ đó tốt tính, điều tôi muốn là kịch tính. Tôi có cảm tình với em nhưng việc có gia đình khiến tôi thấy thú vị hơn.
Tôi bí mật cho đứa bạn thân trong nhóm theo dõi và biết được nơi ở của em. Trước đó tôi còn đến công ty gặp em như để xem sản phẩm và mua vài cái, em rất vui nhưng dần dần cũng cảm nhận có điều gì vượt qua việc mua hàng và tôi cũng mong điều đó. Tôi lái xe đến chờ em ở công ty, em từ chối nhưng dĩ nhiên tôi nói địa chỉ chính xác nhà em nên em đã hơi sợ và đi cùng tôi, ngồi uống cà phê tôi cũng chỉ hỏi chuyện công việc, gia đình bình thường. Qua vài lần gặp, tôi cũng nói ra tình cảm và muốn em không ngoại tình mà ly hôn để đến với tôi đàng hoàng. Có thể nói tôi đang xen vào hạnh phúc gia đình em nhưng mà đây là một vẻ đẹp cổ điển khả ái mà ai gặp cũng cảm nhận giống tôi thôi. Đến đứa bạn cũng công nhận và chắc trong công ty em không khỏi có những tay cà kê khác.
Đến với tôi em chắc chắn sẽ có cuộc sống tốt và người khác cũng sẽ không làm em lay động được, tôi tự tin về điều này. Nói về gia đình em, em chỉ mới có một con, đang ở nhà mướn và chồng làm tiếp thị. Nói chung tôi không quan tâm đến những gì em đang có lắm, chỉ biết em thích tương lai ra sao, con ở chung với em tôi càng vui, tôi là người đàn ông biết giữ lời. Tôi đã đoán được khi em ngỡ ngàng nghe tôi muốn cưới em. Em từ chối, không sao, tôi tiếp tục hẹn và đậu xe gần nhà em nhưng chưa bao giờ bước ra khỏi xe, em thấy và biết là đủ, như một thông điệp mà em phải hiểu.
Chuyện trôi qua vài tháng và cuối cùng em nổi giận bảo rằng hàng xóm người ta sẽ dị nghị, chồng mà biết thì em sẽ mất hết, mất danh dự dù không có gì, người đời thường suy diễn, tôi bảo vậy em ly hôn đi và đến với tôi. Đừng nói là tôi ép một người không yêu, tôi biết em có cảm xúc với mình ngay lần đầu gặp gỡ vì dĩ nhiên tôi là gã trai cuốn hút. Tôi biết điều này với các cô gái khác, chỉ là tôi đang muốn em mạnh dạn bộc lộ tình cảm thật ra thôi vì em vẫn trả lời các tin nhắn tôi gửi ban ngày, ánh nhìn em khi đi với tôi có vẻ bối rối chứ không ghét. Còn tôi thì nhìn em và nghĩ sẽ không bao giờ hết yêu. Em đã khóc và xin tôi để cho gia đình em được yên ổn nhưng đồng thời tôi cũng cảm nhận sự bất lực không cưỡng được tình cảm của tôi từ em. Tôi viết để xin lỗi trước người là chồng em, đừng giận hay hờn em bởi em vô tội, có điều tôi là gã đàn ông quá bướng và gặp em muộn nhưng vẫn sẽ là của tôi.
Theo VNE
Ngày nào con gái cũng được bố cho 100 ngàn ăn sáng mà hôm nay bố chỉ đưa 50 ngàn "Bố nói dối, bố mà cho con 50 ngàn nữa con sẽ nghỉ học, bỏ nhà đi bụi cho bố biết. Bố cứ keo kiệt với con đi, rồi bố sẽ hối hận cả đời đấy." Mất mẹ từ nhỏ nên Linh được bố chiều lắm. Sáng nào nó cũng được bố cho 100 ngàn ăn sáng sang chảnh dù mới học lớp...