Mẹ góa con côi 6 năm đòi đất trong vô vọng
Gần 6 năm qua, bà Nguyễn Thị Tam ở xóm 5, xã Đức Lâm (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đội đơn đòi mảnh đất trước đây xã giải phóng mặt bằng nhưng không trả. Mặc dù huyện đã có công văn chỉ đạo nhưng xã vẫn “làm ngơ” trước những lá đơn “cầu cứu” của bà.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Đơn xin được giúp đỡ của bà Tam đã mang đi gõ cửa gần 6 năm nay những vẫn bị UBND xã Đức Lâm chối bỏ.
Bỗng dưng mất đất vì… tin lời xã hứa
Gia đình thuộc diện chính sách của xã, chồng thương binh hạng 4/4 mất sớm để lại cho bà 7 người con côi cút. Năm 1988, bà Tam làm đơn xin mua một suất đất để làm nhà ở, buôn bán. Đến năm 1993, gia đình bà được UBND xã cấp cho một miếng đất dọc đường Quốc lộ 15A, có diện tích 40m2 với giá 800.000 đồng trước kho lương thực A37 để vừa làm nhà ở vừa làm quán buôn bán mưu sinh cho gia đình.
Năm 2007, khi được chính quyền xã tuyên truyền về chủ trương giải phóng hành lang ATGT Quốc lộ 15A, gia đình bà đã chấp hành nghiêm chỉnh tháo dỡ nhà với điều kiện chính quyền xã sẽ cấp lại cho bà một mảnh đất mới tương đương.
“Trước hôm dỡ nhà, đồng chí chủ tịch và phó chủ tịch xã có đến nhà tôi bàn về việc giải phóng mặt bằng và hứa sau khi tháo dỡ nhà khoảng 3 đến 6 tháng sẽ cấp cho tôi một mảnh đất mới tương đương. Nhưng gần 6 năm rồi, tôi chờ mãi cũng chẳng thấy các ông ấy cấp lại đất cho tôi”. Bà Tam nói trong bức xúc.
Túp lều lụp xụp được dựng lên bằng những chiếc cọc tre và vài ba miếng bạt rách vừa là nơi ở vừa là chỗ buôn bán mưu sinh của gia đình bà Tam.
Sau khi tháo dỡ nhà, không còn chỗ ở nên gia đình bà Tam phải dựng tạm một túp lều ngay cạnh bờ tường của UBND xã Đức Lâm để ở. Được một thời gian, thấy mưa to, gió lớn nên chính quyền xã đã cho bà mượn nhà xe của xã để ở tạm bợ qua ngày. Gần 5 năm sống trong nhà để xe của chính quyền xã, không ít lần bà đã gửi đơn kiến nghị đề nghị UBND xã cấp cho bà một miếng đất mới để làm nhà ổn dịnh cuộc sống. Nhưng hết lần này đến lượt khác, bà Tam cũng chỉ nhận được những câu trả lời trống không từ chính quyền xã.
Đến giữa năm 2011, nhà để xe của UBND xã hư hỏng, đột nát, bà Tam phải dọn ra ngoài. Thương cảm hoàn cảnh gia đình bà, ông Phan Hảo (cùng xã) đã cho bà mượn tạm một miếng đất ngay cạnh trụ sở Ủy ban xã để dựng tạm túp lều che mưa trú nắng cho mấy mẹ con bà cháu. Nơi ở mới cũng chẳng khá hơn, khi trời chưa mưa thì nhà đã ngập, nắng lên thì trong nhà còn nóng hơn cả ngoài trời, không thể nào chịu nổi.
Video đang HOT
Gần 6 năm đội đơn đi đòi đất
Gần 6 năm qua, gia đình bà Tam đã phải chịu cảnh sống lay lắt, vật vờ tăm tối. Thương đứa con gái bệnh tật không bình thường cùng đứa cháu nhỏ côi cút phải chịu cảnh cùng cực trong túp lều rách nát, bà Tam đã nhiều lần đội đơn “gõ cửa” khắp các cơ quan chức năng từ xã lên đến huyện để đòi lại mảnh đất nhỏ 40m2 mà trước đây UBND xã Đức Lâm đã giải tỏa mặt bằng để làm đường, nhưng đến nay kết quả vẫn chỉ là con số 0.
Cứ thế, năm này qua năm khác, mỗi lần bà Tam lên xã để đề nghị giải quyết vấn đề đất đai là bà lại nhận được những câu trả lời khác nhau cùng những lời hứa qua loa. Tháng 8/2010, khi biết xã chuẩn bị tổ chức đợt xét cấp đất mới, bà Tam lại tiếp tục viết đơn đệ trình lên xã để được cấp đất. Nhưng bà Tam lại nhận được câu trả lời không được giải quyết với lý do: Bà không phải là người Văn Lâm (bà Tam gốc là người Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lấy chồng người Đức Lâm và sinh sống tại xã Đức Lâm từ năm 1988 cho đến nay – PV).
Bà Tam ngồi buồn rầu trong túp lều chia sẻ về những tháng ngày ăn nhờ ở đậu khắp nơi
Ngày 8/1/2012, sau nhiều lần gửi đơn xin được giúp đỡ từ các cơ quan chức năng nhưng không có kết quả, bà Tam tiếp tục làm đơn gửi lên UBND huyện Đức Thọ để được giúp đỡ giải quyết. Ngày 09/01/2012 UBND huyện Đức Thọ đã có công văn số 42/CV – UBND chỉ đạo UBND xã Đức Lâm xem xét giải quyết và cấp cho gia đình bà Tam một suất đất ở. Nhưng đến nay, chính quyền xã vẫn chưa cấp được cho gia đình bà Tam một mảnh đất để làm nhà. Đã nhiều lần bà Tam lên UBND xã để hỏi thì bà chỉ nhận được những lời hứa suông “sẽ sớm giải quyết cho gia đình” và rồi bà lại cứ chờ trong vô vọng.
Rồi hết lần này lượt khác, không biết bao nhiêu lá đơn xin giúp đỡ được mẹ con bà Tam gửi hết cơ quan này đến cơ quan khác. Nhưng đến nay, gần 6 năm trôi qua gia đình bà vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. Hàng ngày ba mẹ con bà cháu bà Tam phải sống lay lắt trong túp lều bé xập xệ, chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã nóng như lửa đốt. Điều đáng nói là túp lều của mẹ con bà Tam nằm ngay cạnh cổng UBND xã Đức Lâm, nhưng chính quyền xã dường như muốn làm ngơ với gia đình bà.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Thuận – Chủ tịch UBND xã Đức Lâm cho biết: Vấn đề đất đai của bà Nguyễn Thị Tam hiện nay xã đang tiến hành xem xét và giải quyết cho bà có một chỗ ở nơi tái định cư mới. Đất trước đây của bà Tam chỉ có 40m2, nhưng hiện tại đất của xã đã được phân lô với mỗi lô là 160m2, nên bà Tam phải bỏ tiền mua thêm. Hiện tại giá mỗi lô đất trung bình cũng trên 200 triệu là quá cao, nên xã đang xin giảm giá để bà Tam sớm có một mảnh đất nơi tái định cư mới và ổn định cuộc sống.
Khi được hỏi cụ thể thời gian là khi nào thì ông Thuận nói “đang chờ giảm giá đất xuống” còn cụ thể thì ông không biết!
Công văn UBND huyện Đức Thọ chỉ đạo xã Đức Lâm là quá rõ ràng, song lãnh đạo xã này đang phớt lờ lệnh của Chủ tịch huyện chăng?
Trong khi đó công văn của UBND huyện Đức Thọ nêu rõ: “Ngày 8/1/2012, bà Tam tiếp tục gửi đơn lên UBND huyện đề nghị được giúp đỡ. Để đảm bảo điều kiện ăn, ở ổn định cuộc sống của một hộ gia đình chính sách và giải quyết dứt điểm vụ việc. UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND xã, Hội đồng xét giao đất xã Đức Lâm thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND huyện xét giao đất cho bà Nguyễn Thị Tam một suất đất ở trong quy hoạch được phê duyệt tại địa phương để gia đình bà Tam ổn định cuộc sống”.
Và UBND huyện Đức Thọ cũng yêu cầu UBND xã Đức Lâm phải giải quyết vụ việc cho bà Tam và báo cáo lên UBND huyện trước ngày 20/1/2012. Tính đến nay đã gần 10 tháng trôi qua.
Mùa mưa đến, túp lều “dã chiến” của bà Tam đang dần xuống cấp. Trong khi đó không biết những lá đơn cầu cứu của bà Tam được gửi đi bao giờ mới có câu trả lời chính xác.
Theo Dantri
Chưa hết bàng hoàng sau dư chấn
Kể từ ngày hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2 tích nước, bà con tui ở đây cứ lo ngay ngáy. Mặt đất thì rung lắc, phát nổ như bom. Còn đập chính thì bị nứt nước phun trào. Nhìn thấy cảnh ni làm răng mà yên tâm sinh sống được..."ông Hồ Văn Toàn nhà ở thôn 4 xã Trà Tân thở dài nói.
Sau 1 ngày xảy ra động đất, trên gương mặt nhiều người dân Bắc Trà My, Nam Trà My (Quảng Nam) vẫn chưa hết bàng hoàng.
Nhiều người bảo nếu mặt đất tiếp tục chao đảo và rung lắc như vậy thì chẳng ai dám sống ở đây. Bởi như lời ông Hồ Văn Toàn, nhiều hộ dân sinh sống dưới chân đập và quanh khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 không đêm nào ngủ yên.
Người dân Trà Tân kể chuyện kinh hoàng sau trận động đất ở Sông Tranh 2
Sống trong căn nhà cấp 4, ông Lê Văn Hai (thôn 2, xã Trà Đốc) bảo: "Động đất làm mặt đất rung chuyển như rứa, ai mà dám sống. Bà con tui ở đây nhà cửa có kiên cố mô. Mà động đất liên tục như ri làm răng yên tâm mà ở trong nhà...".
Lo lắng nhất là những hộ dân sống phía dưới hạ lưu thuỷ điện Sông Tranh 2, bởi ngoài lo sợ động đất, họ còn có nỗi lo lớn là đập chính thuỷ điện có an toàn sau động đất.
Nỗi no của bà con là đúng, bởi từ trước đến nay đã có rất nhiều trận động đất xảy ra tại khu vực Bắc Trà My.
Tuy nhiên, trận động đất trong đêm ngày 3 và rạng sáng 4/9 vừa qua có cường độ mạnh và lan ra khu vực rộng. Nhiều người dân tại các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Nam Trà My cách tâm chấn khoảng 30 đến 60 km đều cảm nhận thấy mặt đất chao đảo và nghe tiếng nổ phát ra từ lòng đất.
"Các nhà khoa học bảo trên ti vi nói mặt đất rung chuyển và phát tiếng nổ là do động đất kích thích vì tích nước làm thủy điện Sông Tranh 2. Hiện tượng này sẽ giảm dần và hết trong thời gian đến. Nhưng giảm mô không thấy, bà con tui chỉ thấy lòng đất phát nổ lớn hơn và mặt đất rung lắc ngày nhiều hơn. Kiểu ni chắc bà con tui phải dời làng kiếm chỗ mô an toàn mà sinh sống làm ăn..."một người dân nói.
Đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Nam và nghành chức năng trở lại kiểm tra khu vực chân đập thuỷ điện Sông Tranh 2
Trong 2 ngày qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Bắc Trà My đã có 3 cuộc kiểm tra tại khu vực tâm chấn động đất các xã Trà Tân, Trà Bui, Trà Đốc và khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2.
Ông Phạm Viết Tích, PGĐ Sở KH-CN dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra cho biết: Trước mắt, đoàn công tác vẫn chưa ghi nhận được hậu quả sau động đất tại khu vực tâm chấn. Bởi đoàn công tác chỉ quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, tiếp xúc với người dân thì họ có tâm lý bất an, lo sợ khi sống tại khu vực thường xuyên xảy ra động đất ở thuỷ điện Sông Tranh 2.
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong cho hay, thiệt hại do động đất gây ra vừa qua chưa xác định được, nhưng chắc chắn là không đáng kể. Nhưng cái lo lắng nhất của lãnh đạo huyện là người dân hoang mang vì động đất liên tiếp xảy ra, và cường độ ngày một mạnh hơn.
"Suốt hai ngày qua, huyện đã huỷ bỏ nhiều cuộc họp để tập trung kiểm tra và xử lý an dân trong vùng động đất tại các xã khu vực quanh thuỷ điện Sông Tranh 2. Nhiều hộ dân đồng bào dân tộc tại khu vực này lo sợ và có nguy cơ họ sẽ bỏ làng vào rừng cách xa khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 để sinh sống. Đây là vấn đề đau đầu nhất mà huyện vẫn chưa có biện pháp để yên lòng dân..."ông Phong nói.
Trận rung chấn đã gây sạt lở đất ngay đường tránh (dấu vết mới) dưới chân đập Sông Tranh 2.
Ông Nguyễn Văn Lân - Phó ban Quản lý dự án thủy điện 3, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh 2 khi được hỏi liệu đập thuỷ điện Sông Tranh 2 có an toàn sau động đất vừa qua đã khẳng định: Theo kết luận của các nhà khoa học, các đợt dư chấn vừa qua chỉ là động đất kích thích. Đập được tính toán, thiết kế kỹ lưỡng, dự lường từ trước nên các đợt động đất này không gây ảnh hưởng đến an toàn đập.
Trong sáng 5/9, UBND huyện đã có báo cáo cụ thể gửi UBND tỉnh cùng các ngành chức năng của địa phương và TW. Trước mắt, UBND huyện kiến nghị xúc tiến lắp đặt ngay các trạm quan trắc, theo dõi động đất tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2.
Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam kiêm Phó trưởng Ban Phòng chống lụt, bão Quảng Nam Nguyễn Thanh Quang sáng cho biết đã gửi công văn khẩn gửi cho Viện Vật lý địa cầu UBND huyện Bắc Trà My, UBND huyện Nam Trà My và Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, báo cáo tình động đất tại khu vực hồ Thủy điện Sông Tranh 2.
Trước tình hình động đất với cường suất mạnh và liên tục như những ngày vừa qua, Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam đề nghị, Viện Vật lý địa cầu sớm kiểm tra, xác định cường độ động đất vừa xảy ra trên khu vực hồ Thủy điện Sông Tranh 2, thông tin kịp thời cho UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam biết để kịp thời chỉ đạo các biện pháp ứng phó, khắc phục.
Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam về tình hình an toàn đập Thủy điện Sông Tranh 2 do ảnh hưởng của trận động đất trên.
'UBND huyện Bắc Trà My, Nam Trà My khẩn trương tổ chức đi kiểm tra, theo dõi tình hình đồng thời chỉ đạo công tác ứng phó kịp thời và thường xuyên báo cáo tình hình về Ban chỉ huy PCLB tỉnh để theo dõi, chỉ đạo" - công văn khẩn cho biết.Theo Vietbao
Quảng Ngãi: Khốn khổ một gia đình nghèo "bỗng dưng" mất đất Hộ ông Nguyễn Quang được nhà nước cấp đất xây dựng nhà ở từ năm 1981. Cho đến khi xuất hiện một "vị khách lạ", gia đình ông bị thu hồi đất ở; 5 người trong gia đình phải chịu cảnh sống "màn trời chiếu đất", quay quắt đi đòi công lý. Mất 80m2 đất sau gần 20 năm được giao Ngày 22/2/1081,...