Mẹ già vượt trăm cây số gặp con gái, ngày cô về thăm bà mới biết chuyện đau lòng nhất
“Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Dù đi suốt cuộc đời này, tình yêu của mẹ vẫn sưởi ấm cho chúng ta mỗi phút ngã lòng, mềm yếu.
Câu chuyện dưới đây một lần nữa cho bạn thấy trên cuộc đời này nếu có ai đó sẵn sàng chết vì bạn, đó chỉ có thể là mẹ mà thôi!
Vũ Vũ mất cha từ khi mới lên 2 tuổi. Người cha xấu số qua đời trong một tai nạn hầm mỏ. Vũ Vũ cũng chẳng nhớ nổi mặt ông. Nuôi nấng cô từ tấm bé vốn chỉ có một mình mẹ: bà Lưu. Bị thấp khớp mãn tính, trái gió trở trời là chân tay lại hoá thành thừa thãi, bà Lưu chỉ biết trông vào quán mì con con để kiếm kế sinh nhai qua ngày và nuôi con gái. Bà vốn xởi lởi, hiền hậu, trong làng ngoài xóm ai cũng quý mến nên hay qua lại ăn hàng, giúp đỡ.
Anh em họ hàng mấy lần khuyên bà Lưu đi bước nữa, kiếm một tấm chồng an ủi cảnh mẹ goá con côi. Nhưng bà nhất quyết không chịu, cứ ở vậy nuôi con ăn học suốt 20 năm. Ngày Vũ Vũ cầm tấm bằng tốt nghiệp về đặt trên bàn thờ cha, bà Lưu nhìn con, nhìn ảnh chồng mà nước mắt cứ ứa ra, không cách nào ngăn nổi.
Rồi Vũ Vũ cũng đến tuổi thành gia thất. Chồng cô là bạn học chung đại học, làm ở Sở giao thông thành phố, dù không giàu có nhưng cũng được tiếng là công chức. Nhiều lần hai vợ chồng tỏ ý muốn đón bà Lưu lên ở hẳn trên thành phố nhưng bà nhất mực cự tuyệt. Bà bảo muốn được ở gần chồng, chăm sóc bát hương, mồ mả cho ông. Bà Lưu vẫn ở lại trong làng, sống một mình dưới mái nhà cũ kĩ, tường vách lụp xụp, chỉ chực một ngày đổ xuống y như chính vóc dáng liêu xiêu của bà.
Vũ Vũ dạy ngoại ngữ đồng thời mở một cửa hàng quần áo để kiếm thêm đồng ra đồng vào, công việc thường xuyên bận rộn. Mỗi năm, số lần cô về thăm bà Lưu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vũ Vũ lắp một chiếc điện thoại cho bà Lưu để hai mẹ con được gần nhau hơn mỗi lúc tâm sự muộn phiền. Bà Lưu cũng cố học cách dùng điện thoại nhưng bất quá chỉ nhớ được số của con gái. Bà liền nhờ lũ trẻ trong xóm viết chữ thật to rồi dán lên ngay trên chiếc điện thoại, khi cần có thể quay số gọi rất nhanh. Dạo này, mắt bà cũng đã không còn tinh anh như trước nữa.
Chừng nửa tháng trước, nhớ con, bà Lưu lại mò mẫm quay số gọi. Ở đầu dây bên kia tiếng của Vũ Vũ nghe thều thào, yếu ớt: “Vâng, con đây! Có chuyện gì thế mẹ?”.
Bà Lưu nhận ra ngay: “Vũ à, sao giọng con yếu thế. Con lại sốt phải không? Chồng con đâu rồi? Đã thuốc men gì chưa? Trời trở mưa lạnh thế này, phải mặc ấm chứ!”.
“Con hơi đau đầu thôi, mẹ đừng có lo, uống vài viên thuốc là con sẽ ổn”, Vũ Vũ trấn an bà.
Nhưng bà Lưu vẫn không tin: “Mẹ ở với con mấy chục năm rồi, con thế nào mẹ lại không biết à? Lại sốt cao rồi. Phải ăn cháo giải cảm rồi đánh cảm mới hết được, vài viên thuốc có ăn thua gì? Để mẹ lên với con…”.
Vũ Vũ lập tức xua tay gạt đi: “Thôi mẹ không phải cất công lên đâu. Con ổn, vài ngày nữa là lại khoẻ như voi. Đường sá xa xôi, mẹ lại bị say xe, đi lại không tiện chút nào. Mẹ ở nhà tĩnh dưỡng, cuối tháng này con về”.
Bà Lưu ậm ừ rồi không quên nhắc Vũ Vũ nhớ ăn cháo giải cảm. Nhưng trong thâm tâm bà biết cô con gái nhỏ chỉ thích ăn bát cháo tự tay bà nấu. Ngày nhỏ, bao lần Vũ Vũ lên cơn sốt, bà đã tất tả nấu cháo cho cô. Lâu ngày, ngay cả lúc không ốm đau gì, Vũ Vũ cũng làm nũng mẹ, đòi được ăn cháo giải cảm. Ký ức như chỉ mới hôm qua. Vũ Vũ vẫn còn là một cô bé tóc thắt bím lúc lắc, vẫn còn đang nằm gọn trong vòng tay yêu thương của bà. Nghĩ đến đây, khoé mắt của bà lại thấy cay cay, những giọt lệ cứ rủ nhau từ từ lăn dài xuống…
***
Video đang HOT
Hôm ấy trời mưa gió lớn. Gió rít qua từng mái phố tiếng kêu u u rợn người. Còn mưa thì xối xả đập vào mặt kính cửa sổ như có ai đó đang ngịch dai, vốc từng nắm đá cuội mà ném rào rào. Vũ Vũ và con gái 6 tuổi, bé Tiểu Mỹ, đang ngồi ăn bữa tối với súp gà thì đột nhiên nghe tiếng gõ cửa hối hả bên ngoài.
Một cảnh sát xuất hiện đằng sau cánh cửa, vẻ mặt khá nghiêm trọng, nói: “Có phải cô là Vũ Vũ không? Hình như cô có khách đến thăm”. Vũ Vũ bước ra cửa, bất chợt thấy một cụ bà đang xách 2 chiếc giỏ đầy tay, tóc tai ướt lẹp nhẹp, ngay cả đôi giày dưới chân cũng sũng nước. Không đến ba giây, cô thổn thức: “Mẹ! Sao mẹ lên mà không báo cho con? Mưa gió thế này, mẹ mau vào nhà sưởi ấm đi!”. Hoá ra là bà Lưu. Vũ Vũ chạy tới dìu bà bước vào nhà, không quên nán lại chào người cảnh sát.
“Tôi thấy bà nhà mình ngồi ở bến xe buýt nhưng không biết lên chuyến xe nào. Có lẽ bà cụ đã ngồi suốt mấy tiếng ở đó rồi. Sau đó bà nhờ tôi tìm tên cô và cả hai đến được đây”, viên cảnh sát nói, đoạn vội vã rời đi.
Vũ Vũ tất tả chạy vào nhà trong lấy khăn bông, máy sấy sưởi ấm cho bà Lưu. Bà gần như đã tím tái vì cái lạnh, hai hàm răng đập vào nhau lập cập nhưng ánh mắt thì đong đầy hạnh phúc và đôi môi như khẽ hé cười. Cuối cùng bà cũng được gặp con.
“Mẹ à! Sao mẹ phải vất vả thế! Con bảo là con đã ổn rồi mà!”, Vũ Vũ nói với giọng xót xa.
“Ôi dào! Mẹ lên đây một chuyến cũng không phải để thăm mỗi con đâu! Cháu ngoại của bà lớn quá rồi kìa!”, bà Lưu vừa nói, mắt vừa hấp háy hướng về Tiểu Mỹ đang lắng nghe câu chuyện nãy giờ của hai người.
Bà nhoài người lại gần hơn chực ôm Tiểu Mỹ vào lòng nhưng con bé lại bê bát cơm lùi ra xa hơn, tỏ vẻ sợ hãi, bất an. Bà Lưu hơi hẫng người nhưng mau chóng quay sang cười trừ với con gái: “Lâu lắm rồi không gặp các con, chả trách!”. Vũ Vũ ái ngại nhìn Tiểu Mỹ nói: “Con bé nhút nhát lắm mẹ ạ. Nó hay sợ người lạ”. Ồ, hoá ra ta là người lạ ư? Một ý nghĩ thoáng vụt qua trong đầu bà Lưu, nói mình không buồn thì quả thực là nói dối.
Sáng sớm hôm sau, khi Vũ Vũ và con gái vẫn còn say ngủ, dưới phòng bếp đã vang lên những tiếng bát đũa, dao thớt hối hả. Bà Lưu dậy từ mờ đất, lụi cụi chuẩn bị đồ đạc để nấu bữa sáng cho con. Hai chiếc túi bà mang theo đêm qua chật ních nào là khoai tây, hành, lạc, lại có thêm một con gà mái tơ nữa. Bà muốn nấu món cháo gà giải cảm cho Vũ Vũ. Nhưng chân tay quờ quạng thế nào, bà Lưu cứ đánh rơi nồi xoong, bát đũa loảng xoảng mãi. Vũ Vũ không ngủ yên, ngao ngán bước ra khỏi giường. Cô xuống bếp bất chợt trông thấy bà Lưu đang đánh vật với con gà, lông lá bám đầy người.
“Để con giúp một tay!”, đoạn Vũ Vũ đỡ lấy con gà từ tay bà Lưu. “Không sao, mẹ làm được mà. Con đang mệt chớ có đụng vào mấy thứ này. Cứ mặc kệ mẹ!”, bà Lưu giật lại con gà, quả quyết nói.
Cháo nấu xong, bà Lưu múc từng muôi vào bát, tự tay bê đến trước mặt Vũ Vũ và Tiểu Mỹ. “Ăn vào cho nóng đi con. Phải ăn mới có sức. Ăn đi con”. Tiểu Mỹ hơi nhăn mặt, chun mũi lại nói với mẹ: “Mẹ ơi, con gà này vẫn còn sống!”, vừa nói vừa chỉ tay vào mấy chiếc lông tơ đang lẫn vào trong bát cháo. Vũ Vũ im lặng không nói gì, nhìn sang bà Lưu đang cố gượng cười.
Đến trưa, bà Lưu lại tất tả ra ngoài chợ vác về một con cá nặng đến mấy cân, hồ hởi khoe với con: “Con cá này tươi lắm, để mẹ nấu canh chua. Ngày xưa bố con nghiện ăn món này lắm. Rồi cả con nữa cũng vậy!”. Tới bữa, Tiểu Mỹ ngồi vào bàn ăn với khuôn mặt bí xị, như có vẻ hờn dỗi. Chỉ mới nuốt miếng cơm đầu tiên, Vũ Vũ đã cảm thấy không ổn chút nào. Cơm cứng quá, cứ như là rang lên, không cho nước vào. Còn thức ăn thì mặn đắng. Món cá lại vẫn còn lẫn bao nhiêu vảy.
Tiểu Mỹ nhăn mặt, húp vội vàng bát canh. Nhưng con bé bất ngờ nghẹn ứ, ho sặc sụa. Vũ Vũ chạy lại vỗ mạnh vào lưng, con bé khạc ra miếng vảy cá to như móng tay, nước mắt giàn giụa. Nãy giờ, đứng nép mình dưới bếp, bà Lưu đã thấy hết. Khuôn mặt khắc khổ của bà nhăn nhúm lại, những nếp nhăn xô vào nhau như sóng vỗ bờ, lớp này gối lớp kia. Bà cúi đầu xuống thấp hơn như cố ngăn những giọt nước mắt trào ra nhưng khoé mắt thì đã ầng ậng nước.
Bà bỗng chua xót nhận ra rằng mình vốn dĩ không thuộc về nơi này…
Hôm sau, bà từ biệt con gái, lên đường về quê ngay bất chấp Vũ Vũ nài nỉ, thuyết phục mãi. Bà nói: “Sắp đến giỗ bố con. Mẹ phải về để lo hương khói. Nhìn thấy con, thấy cháu là mẹ vui lắm rồi!”. Chồng của Vũ Vũ cứ một mực muốn đích thân chở mẹ về quê. Nhưng bà Lưu nói không muốn làm phiền các con, cứ đưa bà ra bến xe khách là được rồi. Vũ Vũ đành phải nghe theo lời mẹ.
***
Nửa tháng sau, Vũ Vũ cứ cảm thấy day dứt mãi trong lòng, bèn thu xếp công việc, xin nghỉ mấy ngày, thu dọn hành lý về quê thăm mẹ. Đường đi khá xa xôi, khúc khuỷu. Nhà của bà Lưu nằm ở trên một ngọn đồi, xe không lên tới nơi được. Khi Vũ Vũ về đến nhà thì cũng vừa lúc hoàng hôn buông xuống. Cô gọi to từ ngoài cổng: “Mẹ! Mẹ ơi! Con đã về đây!”, nhưng không thấy tiếng ai đáp lại. Vũ Vũ lật đật vội chạy vào bên trong. Cô thấy trong bóng chiều nhập nhoạng một hình ảnh hao gầy đang in lên góc tường xiêu vẹo. Chỉ mới nửa tháng mà mẹ cô đã trông như già đi chục tuổi.
Bà Lưu đang ăn tối. Bữa ăn chỉ có hai chiếc bánh bao và một đĩa rau cải xào. Nghe tiếng con gọi, bà hối hả quờ quạng đứng dậy, tay sờ lần từng chút một, vịn vào cạnh bàn mà bước đi. Và đôi mắt bà cứ nhìn trân trân về một hướng.
Vũ Vũ bật khóc, ném cả túi xách xuống chạy lại đỡ lấy mẹ. Cô nức nở: “Mẹ ơi, mắt của mẹ làm sao thế này! Mẹ ơi…”. Bà Lưu vẫn nở nụ cười hiền từ: “Con gái của mẹ về rồi sao! Mẹ nhớ con quá. Về là tốt rồi, về là tốt rồi!”. Vũ Vũ khóc ngon lành trong vòng tay mẹ. Cô đã khóc như buổi chiều cách đây mấy chục năm về trước khi cảm thấy quá tủi nhục vì bị bạn bè trêu chọc là “đồ không có bố”. Lúc ấy bà Lưu chỉ nhẹ nhàng xoa lưng cô rồi nói: “Không sao con gái yêu à! Mẹ sẽ đóng cả hai vai, sẽ vừa là mẹ, vừa là bố của con”.
Bà Lưu, 60 tuổi, mấy năm nay vốn đã phải chống chọi với căn bệnh đục thuỷ tinh thể quái ác. Mỗi ngày thức dậy, bà lại thấy thế giới quanh mình phủ một màn sương mờ ảo. Rồi đến một ngày khi tất cả đều hoá thành một màu trắng đục, bà thậm chí đã nghĩ rằng đời này, kiếp này có lẽ không còn được nhìn thấy mặt con nữa. Bà Lưu biết chữa trị sẽ rất tốn kém.
Vợ chồng Vũ Vũ cũng chẳng giàu có gì cho cam, chi phí sinh hoạt, nuôi nấng Tiểu Mỹ cũng là một vấn đề. Bà thực sự không muốn tạo thêm bất cứ gánh nặng nào cho các con. Bởi thế, bà cứ âm thầm, âm thầm chịu đựng sự dày vò của bệnh tật và của nỗi nhớ cháu, thương con.
Vì con, bà Lưu sẵn sàng một mình xuống núi, rời xa ngôi làng thân thuộc của mình để dấn bước vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, không định trước. Có thể bà không nhìn rõ đường đi nhưng bà biết ở đâu đó con gái vẫn đang đợi mình. Từ quê nhà tới thành phố nơi con gái ở, bà phải vượt qua một quãng đường dài khó tin: trèo qua hai ngọn đồi, lội qua một dòng suối và đi bộ suốt 30 cây số đường rừng. Bà cũng phải đổi xe tới 3 chặng, đi qua 4 tỉnh và ngồi trên xe buýt suốt 36 tiếng đồng hồ. Tất cả chỉ vì phút đoàn tụ ngắn ngủi với con gái.
Bà Lưu chưa từng cảm thấy quen thuộc với thành phố này. Bà chẳng biết gì về nó, ngoại trừ tên của con gái mình. Đôi chân bà đã lang thang trên biết bao con phố. Bà đã hỏi không biết bao nhiêu người. Nhưng chẳng một ai có thể chỉ cho bà con đường dẫn đến với con. Nhưng bà vẫn bước đi, vẫn làm tất cả bằng bản năng của một người mẹ, bằng khao khát được nấu cho con gái một bữa ăn. Bà Lưu sẵn sàng đánh đổi tất cả chỉ để được ôm con gái trong vòng tay thêm một lần, được chăm sóc con như ngày con còn bé thơ.
Có bao giờ bạn tự hỏi trên đời này rốt cuộc thứ gì mới là tuyệt vời nhất, mới có dư vị khó quên nhất? Tôi dám quả quyết với bạn rằng, đó chỉ có thể là bữa cơm chính tay mẹ nấu mà thôi!
ĐKN/Sưu tầm
Con trai bỏ mặc mẹ già 70 sống cô độc, con dâu thì coi mẹ chồng như osin giúp việc
Ở cái chung cư nhỏ nơi thành phố Hải Phòng này, có ai mà không biết bà Lành cùng hoàn cảnh của bà. Tính bà tốt là thế nhưng số lại cô đơn. Hơn 70 tuổi rồi mà chẳng có con cháu kề bên chăm sóc.
Bà chỉ có một mình quanh năm suốt tháng cũng chẳng thấy con cháu đến thăm. Ngày lễ tết thì thấy bà vắng nhà ít ngày rồi cũng nhanh chóng trở về căn phòng của mình, thui thủi qua ngày. Thấy mà tội.
Kể ra thì thấy số bà thật khổ. Lập gia đình trễ, lại chậm con nên bị gia đình chồng hắt hủi. Tận ba mươi mấy mới có mụn con trai đầu lòng là anh Tuấn. Đến lúc anh Tuấn lập gia đình thì chồng bà qua đời. Nhà bà cũng nghèo, nên lúc cưới vợ cho con trai, có bao nhiêu vốn liếng bỏ ra hết.
Những tưởng cuộc sống của bà đến đó là hết khổ. Ai có ngờ, anh Tuấn làm ăn thua lỗ, thiếu tiền nên bà phải bán nhà cửa rồi đến chung cư ở từ đó. Căn chung cư này cũng không phải thuộc dạng tiện nghi trong thành phố, chỉ tạm chấp nhận sống được.
Nói ra thì nhà thông gia của bà Lành cũng khá giả. Hồi con trai mắc nợ, cũng một tay con dâu chạy tới chạy lui lo lắng, phần của bà bỏ vào cũng chỉ giải quyết được một phần trong đó. Từ lúc anh Tuấn sa sút thì chị vợ tỏ ra khinh thường gia đình chồng. Rồi làm mình làm mẩy đòi về nhà mẹ đẻ sống. Lúc này, con dâu bà đã mang thai được mấy tháng, ở chung cư cũng không tiện leo lên leo xuống nên bà đành để con dâu về nhà ba mẹ ruột.
Anh Tuấn thì thời gian đầu còn chạy qua chạy lại hai bên, về sau chẳng biết con dâu nói thế nào thì theo vợ sang bên nhà sống, bỏ mình bà Lành tự lo. Bà buồn trong lòng nhưng cũng không nói ra. Bà nghĩ dù sao bà cũng còn mạnh khỏe, có thể tự lo được. Lúc cần, cuối tuần con trai về thăm là được rồi.
Nhiều người bất mãn, hàng xóm ở chung cư cũng khuyên bảo nhưng bà Lành cứ cười hiền rồi bảo rằng vì bà thương con chứ không ai ép. (Ảnh minh họa)
Hai vợ chồng con trai làm cùng công ty. Sống cùng một thành phố, thời gian sinh hoạt cũng như nhau nhưng cả hai lại thường bảo bận rộn rồi không về. Bà Lành vì thương con, sợ sống bên vợ không tiện bề sinh hoạt nên lâu lâu lại làm đồ ăn mang đến công ty của con. Mà hai vợ chồng làm cùng, lần nào bà cũng làm thêm phần cơm cho con dâu. Với cả lúc ấy chị đang mang thai nên bà cũng đặc biệt chăm chút cho chị tẩm bổ.
Đến lúc sinh cháu nội, bà có đến nhà thông gia ở một thời gian để phụ trông cháu. Đến lúc thằng nhỏ được sáu tháng, con dâu đi làm lại thì cũng thuê vú em chứ không cho bà nội chăm nữa.
Bà Lành lại thui thủi một mình, lặng lẽ sống qua ngày trong chung cư nhỏ hẹp. Con trai lâu lâu có về thăm bà nhưng thường chỉ đến gửi chút tiền rồi đi ngay, chẳng bao giờ ở lại với mẹ già. Bà Lành cũng chỉ như bao người mẹ khác, mong muốn hằng ngày có cháu bên cạnh, vậy mà nhiều lúc ốm đau, bà cũng không dám nói với con trai vì sợ mình sẽ làm con bận lòng. Ước mơ cuối đời, có con cháu kề bên cũng không thể đạt được sao?
Sau khi con dâu đi làm lại, bà không trông cháu nội nữa thì lại buồn chán nên hằng ngày lại làm cơm mang đến cho con trai và con dâu ăn. Không biết vợ chồng anh Tuấn thế nào nhưng đồng nghiệp nhìn vào lại thấy xót xa cho bà. Đã không chăm sóc mẹ già lại còn để mẹ chăm sóc lại mình. Lúc đầu người ta không nói nhưng về sau thì cũng có vài đồng nghiệp thân thiết góp ý. Ấy vậy mà vợ anh Tuấn lại xem việc đó chẳng có gì đáng hổ thẹn và hằng ngày vẫn ăn đồ mẹ chồng nấu. Đôi lúc còn tỏ ra xem thường mẹ chồng, coi bà như giúp việc vặt, sai chạy đi mua cái này, lấy cái nọ choc ô ta. Người ta bảo anh Tuấn hèn, nhưng thực ra giờ anh còn đang nhờ bên vợ nên cũng chẳng dám nói năng gì.
Nhiều người bất mãn, hàng xóm ở chung cư cũng khuyên bảo nhưng bà Lành cứ cười hiền rồi bảo rằng vì bà thương con chứ không ai ép. Cho nên dù người ta cười thì bà cũng làm. Có lần bà tâm sự trong đau xót, xã hội ngày càng phát triển, người già nếu không còn giúp ích gì cho con cháu thì đều bị vào viện dưỡng lão. Bà nay hơn 70 rồi, sống được bao lâu, cũng chẳng muốn vào viện để rồi chẳng nhìn mặt được con cháu. Bà thà ngày ngày cơm đưa nước rót cũng chỉ mong được con cháu nhớ đến mình, đừng vứt bỏ bà như bao người con khác.
Theo Khám phá
Lắp camera chống trộm, trộm chưa thấy tôi đã chứng kiến hành động vợ làm với mẹ mình Thấy mẹ già mà cứ cặm cụi làm thuê, tôi khuyên bảo mẹ nhiều lần là bán đất ở quê lên ở hẳn thành phố với gia đình tôi cho sướng và vợ chồng tôi cũng tiện chăm sóc mẹ. Bố mất khi tôi còn rất nhỏ, một mình mẹ ở vậy chăm sóc nuôi nấng và cho tôi ăn học đàng hoàng...