Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con
Đôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứ.a tr.ẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.
* Câu chuyện được chia sẻ trên trang MXH Baidu của Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng.
Nuông chiều đứa con trai duy nhất
Tôi là Lưu Tuệ (66 tuổ.i) ở Trung Quốc hiện đang sống cùng con trai 37 tuổ.i. Khi xưa tôi và chồng lấy nhau nhiều năm có kinh tế ổn định nhưng hiếm muộn mãi không thể có con.
Tôi đã đi kiểm tra rất nhiều nơi, làm rất nhiều cách trong nhiều năm nhưng vẫn không có con. Thời gian đó, tôi gặp áp lực rất lớn, thường bị mẹ chồng gây sức ép, thậm chí là muốn chúng tôi chia tay vì tôi không thể sinh con.
Tuy nhiên, chồng rất thương tôi và đồng hành cùng tôi suốt thời gian khó khăn.
Cuối cùng sau bao cố gắng, năm 29 tuổ.i tôi đã có thai sau 5 năm ròng rã đi khắp nơi tìm con.
Đứ.a b.é cũng giúp gia đình tôi trở nên hòa thuận hơn, mẹ chồng tôi cũng nhiệt tình, quan tâm và chăm sóc tôi nhiều hơn. Vì khó mang thai nên cả tôi và gia đình đều cực kỳ trân trọng và yêu thương đứ.a b.é.
Ảnh minh hoạ
Sau khi con chào đời, đã nhận được rất nhiều sự yêu thương của cả gia đình. Khi con lên 3 tuổ.i, đã đán.h vào người ông bà nhưng mọi người không quan tâm, chỉ bảo con rất nam tính và mạnh mẽ.
Khi lớn lên, con trai tôi gần như trở thành một “đại ca” ở khu phố. Con thường xuyên trốn học nhưng chồng tôi và bố mẹ chồng vẫn không quản thậm chí còn nói rằng cháu làm vậy để bảo vệ bản thân là chính xác.
Đứ.a tr.ẻ ngỗ ngược
Tôi cảm thấy lo lắng về hành vi của con, muốn dạy dỗ con nhưng đều bị mẹ chồng gạt đi, bênh vực nói tôi như mẹ kế, không thương con. Cuối cùng, tôi cũng không thể quản được nó, đứ.a b.é dưới sự chiều chuộng của bố và ông bà nội dần dần lớn lên.
Con trai tôi rất lười học, nên nhà chồng tôi đã dựa vào quan hệ để gửi con đến một trường kỹ thuật gần nhà. Sau khi tốt nghiệp, chồng tôi cũng lo sẵn công việc cho con. Tôi nghĩ con lớn lên sẽ suy nghĩ chín chắn, biết cố gắng cho cuộc sống này.
Tuy nhiên, vì bản tính ngang bướng và không chịu được khổ nên con nhanh chóng vướng vào rắc rối với đồng nghiệp. Lúc đầu, mọi người đều khoan dung và tha thứ cho con nhưng hành động này cứ lặp đi lặp lại và để rồi con đã bị đuổi khỏi cơ quan.
Sau khi mất việc, con càng trở nên hư hỏng, cả ngày chỉ biết chơi bời, kết giao với nhóm bạn xấu và về nhà xin tiề.n cha mẹ, ông bà.
Video đang HOT
Cả gia đình chồng tôi cuối cùng cũng không thể chịu được hành vi của con nên quyết định dừng không cho con tiề.n nữa. Tuy nhiên, con trai tôi không hề biết sửa sai mà con đã đi vay nợ từ bọn xã hội đen hơn 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng), một con số không hề nhỏ để chơi bời.
Khi sự việc bại lộ, vợ chồng tôi đã xảy ra to tiếng với nhau. Tôi muốn giáo dục lại con, muốn chồng không được tiếp tục chiều nó nữa. Tôi muốn dạy cho con bài học nhớ đời để từ nay phải thay đổi, nếu không sẽ huỷ hoại cả đời.
Tuy nhiên, nhà chồng tôi vẫn hết mực bao che cho con. Và cuối cùng chúng tôi đã chia tay vì bất đồng ý kiến. Sau khi cha mẹ chia tay , con trai tôi chìm đắm trong chơi bời, đổ đốn khiến tôi cảm thấy bất lực, lo lắng cho tương lai của nó.
Và cuối cùng điều tôi sợ cũng đã đến, con tôi đán.h họ bị thương, đã được cảnh sát đưa đi rồi bị phán tù giam trong vài năm. Sự việc khiến tôi bần thần, xót , nhưng cũng nhẹ nhõm coi như đó là một bài học xương má.u để con thay đổi.
Mẹ già nuôi con trai 40 tuổ.i
Khi con ra tù, tôi cũng đã gần 60 tuổ.i và sắp nghỉ hưu. Tôi muốn con tìm một công việc ổn định để làm rồi kết hôn, sinh con, nhưng nó vẫn không thể thay đổi bản tính, mỗi ngày lười biếng, không chịu làm ăn.
Ảnh minh hoạ
Mỗi tháng, tôi có lương hưu khoảng 4.000 NDT (hơn 14 triệu đồng) nhưng cũng bị con trai lấy đi và rồi không đủ tiêu trước sự ham ăn, lười làm của nó.
Quá bất lực khi thấy tiề.n tiết kiệm dần ít đi, tôi đã phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Trong nhiều năm, tôi làm rất nhiều công việc từ dọn dẹp, bảo mẫu đến rửa bát,… để lo cho gia đình.
Còn con trai tôi ở nhà không làm gì. Gần 40 tuổ.i vẫn đổ đốn, ngiện máy tính, điện thoại di động cả ngày.
Mười năm sau khi nghỉ hưu, cuộc sống tôi mệt mỏi, luôn phải lo lắng chăm chút từng tí một cho con trai.
Cứ nghĩ sẽ sống thế này cho đến hết đời, thì bất ngờ một hôm có người đến bấm chuông nhà tôi rất khuya. Tôi cảm thấy lạ không biết ai đến nhà mình giờ này thì ra mở cửa phát hiện là một nhóm cảnh sát mặc quân phục đầy đủ.
Họ lịch sự chào hỏi tôi và nói con tôi bị chủ nợ kiện và họ sẽ đưa con về đồn để điều tra. Tôi rất sốc, tức giận hỏi con tại sao hàng tháng cầm lương hưu của tôi trong tay mà vẫn đi vay tiề.n, cuối cùng là con đã tiêu gì.
Con trai tôi chỉ cúi đầu, không nói gì cả. Sau khi cảnh sát lục soát xong, họ nhanh chóng đưa con trai tôi đi, trước khi ra đến cửa, nó quay lại và gầm lên với tôi: “Chính bà và gia đình đã huỷ hoại tôi”.
Nghe câu nói của con mà tôi vừa xót, cay đắng vừa tức giận. Tôi nghĩ lại mấy chục năm qua mình đã quá mềm yếu, bị nhà chồng đàn áp, dù thấy con làm sai nhưng không dám dũng cảm uốn nắn, dạy con thành người tốt.
Tôi bật khóc nức nở, khóc vì thương cho bản thân mình, vì tất cả những gì đã qua, khóc vì ân hận đã quá chiều con, quá tuân theo con mà chưa một lần dạy dỗ con cẩn thận.
Mẹ già 7 năm ròng chắt chiu từng đồng trả món nợ hơn 10 triệu đồng thay con trai đã khuất khiến giám đốc ngân hàng cũng phải rơi lệ
Câu chuyện cảm động về người mẹ già 73 tuổ.i, suốt 7 năm ròng rã chắt chiu từng đồng để trả món nợ 2000 tệ thay người con trai đã khuất.
Hành động đầy xúc động của bà khiến chính Giám đốc ngân hàng cũng phải rơi lệ.
Một khoản nợ đặc biệt
Vào tháng 11/2019, tại một ngôi nhà nông thôn giản dị, bà Trần Nguyệt Anh (73 tuổ.i) đang hồi hộp chờ đợi một vị khách đặc biệt. Bà liên tục nhìn ra cửa, như thể đang mong ngóng điều gì đó quan trọng sắp xảy ra.
Cuối cùng, tiếng bước chân cũng vang lên. Bà Trần vội vàng đứng dậy, tiến ra cửa. "Bà Trần ơi, chúng tôi đến rồi", một người đàn ông trung niên tươi cười bước vào, theo sau là hai người thanh niên. "Giám đốc Hiền, mọi người vất vả rồi, mời vào nhà uống nước", bà Trần niềm nở mời. Hôm nay là ngày bà Trần hẹn họ đến để trả một khoản nợ đặc biệt.
Sau khi khách an vị, bà Trần run run lấy từ gầm giường ra một chiếc túi vải. Bà cẩn thận mở túi, đổ ra một chồng tiề.n được buộc bằng dây chun. "Giám đốc Hiền, đây là 2000 tệ (khoảng 7 triệu đồng) tiề.n gốc, còn đây là 1192 tệ tiề.n lãi. Tổng cộng là 3192 tệ (khoảng 11 triệu đồng), mọi người kiểm tra lại xem", bà Trần nói, mắt ngấn lệ.
7 năm ròng gánh nợ thay con
Giám đốc Hiền và các đồng nghiệp đều sững sờ trước cảnh tượng trước mắt. Số tiề.n đó chủ yếu là những tờ tiề.n lẻ đã cũ, có tờ đã ngả màu ố vàng. Rõ ràng, đây là số tiề.n mà bà Trần đã tích góp trong nhiều năm.
"Bảy năm rồi", bà Trần lau nước mắt, "Từ ngày con trai tôi mất, tôi bắt đầu dành dụm tiề.n". Giám đốc Hiền từ Ngân hàng Thương mại Nông nghiệp huyện Sầm Khê (thuộc thành phố Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) càng đếm tiề.n, giọng càng nghẹn ngào. Mọi người đều đỏ hoe mắt. Họ hiểu rằng, đằng sau 3192 tệ này là bảy năm trời nhọc nhằn và kiên trì của một người mẹ già.
Bà Trần kết hôn với ông Dương Húc Vĩnh. Ông Vĩnh là một nông dân hiền lành, ít nói nhưng rất yêu thương vợ con. Hai vợ chồng có với nhau ba người con trai. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng êm ấm.
Nỗi đau của người mẹ mất con
Biến cố ập đến khi con trai cả của bà Trần vừa học cấp 2, con thứ hai học tiểu học, con út còn đang bú sữa thì chồng bà - ông Dương Húc Vĩnh qua đời vì bạo bệnh. Chỉ sau một đêm, bà Trần trở thành góa phụ, một mình gánh vác trọng trách nuôi nấng ba con nhỏ.
Có những lúc, bà chỉ biết trùm chăn khóc rấm rứt, nhưng ngày hôm sau, bà lại phải gạt nước mắt, gồng mình lên chăm sóc con cái và đồng áng. Nhờ sự tần tảo của bà Trần, ba người con đều lần lượt trưởng thành. Con trai cả Dương Trường Văn đi làm ăn xa, con thứ hai Dương Trường Kiệt ở nhà làm ruộng, còn con út Dương Trường Bình tìm được việc làm ở thị trấn.
Nhìn các con yên bề gia thất, bà Trần cũng phần nào vơi đi nỗi đau mất chồng. Bà cứ ngỡ rằng, cuộc sống cơ cực đã ở lại phía sau.
Thế nhưng, vào năm 2010, tai ương lại giáng xuống gia đình bà. Người con trai út - Dương Trường Bình đột ngột mắc bệnh nặng. Khi bác sĩ thông báo bệnh tình của anh Bình đã vô phương cứu chữa, bà Trần như chế.t lặng.
Bà ngày đêm túc trực bên giường bệnh, nhìn con trai gầy yếu dần đi cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Nỗi đau mất con khiến bà suy sụp. Nhưng bà hiểu rằng, mình không thể gục ngã, bà còn những đứa con khác cần mình chăm sóc.
Lời hứa bảo vệ danh dự cho con
Không lâu sau, người con trai thứ hai - Dương Trường Kiệt cũng đổ bệnh. Do thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, sức khỏe anh Kiệt vốn đã yếu, nay lại mắc thêm bệnh viêm phổi. Để có tiề.n chữa bệnh cho con, bà Trần buộc phải vay của Hội tín dụng địa phương 2000 tệ. Số tiề.n ấy đối với người nông dân lúc bấy giờ là rất lớn.
Bệnh tình anh Kiệt khi đỡ, khi nặng, kéo dài cho đến tận năm 2012. Mùa đông năm ấy, bệnh tình anh trở nặng. Nằm trên giường bệnh, anh Kiệt nắm tay mẹ, khó nhọc nói: "Mẹ ơi, con sợ là con không qua khỏi. Sau khi con mất, mẹ nhớ trả lại số tiề.n đã vay. Con không muốn mọi người nói người nhà họ Dương chúng ta lừa , quỵt nợ".
Bà Trần cố kìm nén nước mắt, đồng ý. Bà biết, đó là tâm nguyện cuối cùng của con trai, dù có phải làm gì, bà cũng phải thực hiện.
Không lâu sau khi anh Kiệt mất, vợ anh cũng bỏ đi, để lại đứa con gái nhỏ. Bà Trần bỗng chốc trở thành người già neo đơn, lại thêm gánh nặng nuôi cháu gái nhỏ. Kể từ ngày đó, bà Trần bắt đầu hành trình trả nợ đầy gian nan.
Dù túng thiếu vẫn không thể thất tín
Hằng ngày, trời chưa sáng hẳn, bà đã dậy đi làm. Ban ngày làm việc đồng áng, tối đến tranh thủ làm thêm đồ thủ công. Chỉ cần là việc kiếm ra tiề.n, bà đều không ngại khó, ngại khổ.
Để tiết kiệm chi phí, bà hầu như không sắm sửa quần áo mới, thức ăn cũng hết sức đạm bạc. Có những hôm, bữa cơm của bà chỉ có vài củ khoai, thêm đĩa rau luộc.
"Mình không thể để con trai mang tiếng xấu là 'thất tín'", bà Trần luôn tự nhủ, "Dù có đậ.p nồi bán sắt thì cũng phải trả cho bằng được số nợ này".
Mỗi khi kiếm được ít tiề.n, bà Trần lại cẩn thận cất giữ. Khi thì 10 tệ, khi thì 20 tệ, bà đều gói ghém cẩn thận, bỏ vào một chiếc túi vải riêng.
Bên cạnh việc trả nợ, bà Trần còn phải chăm lo cho cháu gái. Cuộc sống tuy vất vả nhưng bà chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ bê cháu. "Đây là giọt má.u duy nhất của con trai tôi, tôi phải nuôi dạy cháu nên người", bà Trần thường nói.
Giọt nước mắt của Giám đốc ngân hàng
Cứ như vậy, năm này qua năm khác. Mái tóc bà Trần đã bạc trắng, tấm lưng ngày càng còng xuống nhưng ý chí trả nợ của bà vẫn không hề lay chuyển.
Cuối cùng, vào mùa hè năm 2019, bà Trần đếm số tiề.n mình dành dụm được, nhận thấy đã đủ để trả hết nợ. Bà đã mời nhân viên Hội tín dụng đến tận nhà để trả nợ.
Khi Giám đốc Hiền nhìn thấy xấp tiề.n lẻ cũ kỹ, ông không khỏi xúc động. "Bà Trần ơi, bà vất vả quá", ông Hiền nghẹn ngào nói, "Bao nhiêu năm qua, bà đã phải chịu đựng biết bao khổ cực".
Bà Trần mỉm cười: "Không sao đâu, tôi đã trả hết nợ rồi. Con trai tôi ở trên trời cũng có thể yên lòng".
Con trai lần đầu viết văn tả mẹ, mẹ đọc xong "tái mặt" còn netizen thì chấm em 10 điểm thật thà Viết văn thật thà mà chữ đẹp như này thì chắc mẹ cậu bé đọc xong cũng "xúc động" lắm. Học sinh tiểu học với trí tưởng tượng vô bờ bến và sự hồn nhiên trong sáng, đã tạo ra những tác phẩm văn học "bá đạo" khiến người lớn không khỏi cười xỉu mỗi khi đọc. Những bài văn miêu tả của...