Mẹ già lú lẫn chẳng con nào chăm nhưng đến khi biết bà sở hữu khối tài sản khổng lồ thì…
2 tháng sau bà mất, nhìn con cái về tổ chức đám tang linh đình rình rang xóm trên xóm dưới đều biết. Mẹ mất mà các anh toàn ngồi nói chuyện hàm học vị khoe mình giàu thế nào, cả làng ai cũng lắc đầu ngán ngẩm.
Bà nằm thoi thóp chờ con nhưng chẳng thấy (Ảnh minh họa)
Nhìn ngôi nhà tềnh toành rách nát của bà Tứ ai nghĩ được rằng bà lại có nhưng người con rất giàu có và thành đạt cơ chứ. Ngày nào có người trong làng đến chơi bà đều đưa mấy bức ảnh ngày trước ra rồi chỉ vào từng đứa để khoe.
- Ngày trước vất vả khó khăn, cơm ăn còn thiếu vậy mà giờ chúng nó đỗ đạt có gia đình, có nhà ở thành phố hết rồi đấy bác ạ.
Nhìn đôi môi móm mém run run, đôi mắt ướt nhèm nước mắt của bà mà ai cũng thấy nhói lòng. Mọi người nghe xong vừa thán phục vừa xót xa cho bà, họ thán phục vì 1 mình bà đã nuôi nấng 7 đứa con nên người thành đạt, còn xót xa vì con bà sống quá bạc bẽo chỉ biết đến tiền.
Nhà bà có 4 cậu con trai 3 cô con gái, nhưng ai cũng chỉ quan tâm đến cuộc sống riêng của mình, thỉnh thoảng về quê họ đưa cho bà mấy trăm bạc lẻ rồi lại đi mất hút. Chẳng ai chịu đón mẹ lên thành phố để chăm sóc vì ai cũng sợ bà ăn trầu rồi trét hết vào tường, hơn nữa với lý do mẹ sống thành phố không quen đâu nên họ mặc kệ để bà ở quê 1 mình như vậy cho có bạn có bè.
Ngày ngày bà Tứ ngồi nhìn ngoảnh mặt ra trông ngóng con, bà nhớ bà đọc tên từng đứa, chốc chốc bà lại nhìn lên di ảnh của chồng rồi khóc. Mấy hôm bà ôm mấy luống rau muống chẳng ai chăm cho cỏ mọc um lên già cỗi. Hàng xóm láng giềng thỉnh thoảng qua thăm thấy nồi cá bà kho mặn chát sắp mốc meo đến nơi rồi nhưng bà vẫn cố để lại ăn vì tiếc của.
Có lần về quê thấy mấy cô hàng xóm nói khó nghe quá, cô con gái út bàn với mọi người chia phiên đưa mẹ lên thành phố để chăm. Họ bốc thăm chia nhau mỗi người 1 tháng, nhưng lên nhà anh con cả được 2 tuần thì bà đòi về quê vì bà thấy con dâu tỏ thái độ khó chịu chì chiết mẹ chồng ra mặt. Khi con trai hỏi thì mắt bà đỏ hoe bà nói: &’Mẹ nhớ bố nên mẹ về thôi, ở thành phố mẹ sống chẳng quen con à”. Nhưng thật ra bà đã tận tai nghe được cuộc tranh cãi bốc thăm phân chia của các con, ai cũng kêu bận ai cũng đưa ra lý do cả.
Cuộc đời bà sao mà cay đắng, ngày bà sinh đứa con cuối cùng được 2 ngày thì chồng bà bị tai nạn mất. Bà bươn chải 1 mình nuôi 1 đàn con thơ, có những hôm đói quá bà uống nước cho no để nhường khoai sắn, cơm cho các con. Nghĩ lại quãng đời đó tuy vất vả khó khăn nhưng bà vẫn mỉm cười vì khi ấy ngày nào các con cũng quây quần bên cạnh gọi tiếng &’mẹ ơi’.
Bà về quê sống giữa tình thương đùm bọc của xóm giềng, con cái đứa thì bận rộn đi du lịch, nước ngoài đứa thì bận rộn yêu đương bồ bịch nên quên mất mình còn có mẹ già ở quê. Bà Tứ ngày 1 lú lẫn, nhớ nhớ quên quên. Rồi 1 hôm có 1 cô gái ở thành phố về chơi, cô gái đó không ai khác chính là người vợ cũ của cậu con cả. Họ cưới nhau được 1 năm thì chia tay vì cậu con cả của bà Tứ cặp bồ có con riêng bên ngoài. Hoa bị cho ra rìa và sau này cô cũng đi bước nữa.
Về nhìn thấy mẹ chồng cũ của mình như vậy Hoa xót xa lắm. Sau lần ấy cô quyết định về quê mua đất xây nhà rồi định cư ở quê luôn. Từ đó mọi người đều thấy ngày ngày có 1 cô gái hiếu thảo đến chăm sóc cho bà. Tuy hơi lú lẫn nhưng mỗi khi nhớ ra Hoa bà lại ôm cô khóc. Lâu lắm rồi bà mới có người nấu cho ăn những món ngon như vậy, mấy bộ đồ bà mặc cũng tinh tươm hơn, mái tóc cũng có người cắt tỉa giúp. Hai người con của Hoa cũng rất quý bà dù chẳng phải máu mủ gì. Chồng của Hoa vốn hiền lành nên không cấm vợ về chăm mẹ chồng cũ.
Video đang HOT
Lâu ngày chẳng thấy mẹ gọi lên, mấy đứa con của bà trên phố cũng chẳng buồn gọi về hỏi thăm vì sợ bà xin tiền hoặc đòi lên thành phố. Hôm đó bà ốm nặng, Hoa nhờ hàng xóm gọi điện cho chồng cũ bảo mọi người về thăm.
Bao năm rồi mà các người vẫn vậy nhỉ (Ảnh minh họa)
Thu xếp mãi phải 4 hôm sau các con mới lác đác về, nhìn mẹ già thở mệt nhọc ăn rồi nói chưa mà ai cũng ngán ngẩm thở dài. Hôm đó cô con dâu cả và cô con gái út đi ra quán mua ít quần áo cho mẹ thì nghe mấy bà ở đó nói:
- Các cô các chú ở trên thành phố hết, sau này lỡ bà mất thì chắc mảnh đất hơn 400 mét vuông mặt đường kia chắc cũng bán hết cô nhỉ.
- Hả bác nói mảnh đất nào cơ.
- Ơ thế các cô không biết à, mảnh đất đó bà Tứ mua từ cách đây mấy năm rồi mà, giờ mà bán chắc được giá lắm vì ở đây họ sắp làm đường lớn rồi.
Chị em dâu nhìn nhau há hốc mồm, hôm đó về bàn với mọi người ai cũng đòi săn sóc mẹ. Vì ai cũng muốn được sở hữu khối tài sản đó, cả mảnh vườn bà đang ở với mảnh đất kia cũng được kha khá tiền chứ chả đùa.
Hôm đó từ xa thấy mọi người tranh giành giằng co khiến bà Tứ sắp xỉu đến nơi, Hoa không muốn lộ diện nhưng cuối cùng cô đành phải lên tiếng:
- Bao năm rồi mà các người vẫn chẳng thay đổi gì nhỉ? Người ta nói đúng 1 mẹ có thể chăm được 10 con nhưng 10 con không chăm nổi 1 mẹ. Mẹ ốm mẹ đau, mẹ không có 1 con cá để ăn các anh các chị đâu biết đâu quan tâm. Mẹ lên thì sợ mẹ làm bẩn nhà, chăm mẹ thì phải chia lịch. Tôi sợ các người quá.
- Cô có tư cách gì ở đây mà nói, mẹ chúng tôi cô biết gì mà lên mặt dạy đời.
- Đúng là mẹ của các anh các chị, nhưng 2 năm qua các anh thử hỏi xóm giếng xem ai là người tắm giặt thay đồ và chăm sóc bà. Ai là người đã thay lại mái ngói, trát lại tưởng bị thủng để mẹ tránh mưa gió. Nghe nói các anh các chị có nhà lầu xe hơi hết mà sao để mẹ mình ở trong 1 căn nhà tồi tàn như vậy. Liệu sau này con cái các anh các chị sẽ đối xử lại với các người như thế nào.
- Cô im đi, cô biết gì mà nói.
- Các anh các chị giành nhau chăm mẹ chẳng qua cũng vì 2 mảnh đất kia chứ gì.
Mọi người nhìn nhau vì bị đánh trúng tim đen.
- Xin lỗi nhé, mẹ đã nhờ tôi làm thủ tục biếu hết tất cả khối tài sản đó cho quỹ từ thiện của xã sau khi bà mất rồi, các anh các chị đừng hòng mà lấy được của bà 1 xu. Bà quá thất vọng vì con cái bất hiếu chỉ biết đến tiền nên bà đã viết di chúc sẵn hiến đất cho xã hội rồi, mọi người không tin thì cứ lên hỏi chủ tịch xã là biết. Đấy giờ đất đai đã có chủ rồi còn ai muốn giành chăm mẹ thì cứ chăm đi.
Nghe Hoa nói vậy ai cũng bẽ mặt nhìn nhau tức giận, họ thấy uất nghẹn vì mẹ mình không để lại khối tài sản đó cho con cháu mà lại đi cho người ngoài. Đúng như Hoa dự đoán, họ thuê 1 cô trong xóm chăm sóc mẹ mình chứ chẳng ai chịu đưa mẹ lên thành phố cùng cả vì sợ cảnh mẹ ăn chỗ, nằm chỗ. Nhìn mẹ già nằm thoi thóp trên giường mà Hoa xót xa. Họ còn đòi kiện và đâm đơn để đòi lại mảnh đất nhưng khổ nỗi mọi thủ tục đã được bà Tứ hoàn tất từ lâu, bà biết sẽ có ngày kiện cáo nên bà còn viết thư gửi sẵn lên xã làm bằng chứng.
2 tháng sau bà mất, nhìn con cái về tổ chức đám tang linh đình mà cả làng ngán ngẩm. Mẹ mất mà các anh toàn ngồi nói chuyện khoa học hàm học vị. Mấy người trong làng đến thắp nén nhang xong rồi về có người thẳng tính nói thẳng:
- Các anh các chị học rộng tài cao, giàu có đến đâu chúng tôi không biết. Nhưng chúng tôi thấy xót xa cho cụ Tứ vì không có đứa con nào có hiếu cả, duy chỉ được cô con dâu cũ là cô Hoa sống có tình nghĩa. Các anh các chị nên nhìn lại mình đi kẻo sau này già rồi cũng sẽ bị con cái cho ra đường ở đấy.
Nghe ông lão đó nói chung cả nhà im bặt hàng xóm bỏ về hết, mỗi lần nhắc đến cụ Tứ người ta lại lắc đầu xót xa. Thế nên có người nói: “Nhà cha mẹ là của con. Vào tay con mẹ cha ra đứng đường” quả thật không sai. Xin những ai có cha có mẹ đọc xong câu chuyện này hãy ngẫm xem mình đã làm trọn đạo hiếu hay chưa?
Theo blogtamsu
Bạn trai đề nghị tạm chia tay để tăm tia cô nàng sở hữu mảnh đất 10 tỷ
Trở về nhà, Na như hóa điên khi biết được sự thật về Vinh. Thì ra bao lâu nay, anh luôn tỏ thái độ thờ ơ, thậm chí muốn tạm chia tay là có lý do.
ảnh minh họa
Na đảo mắt nhìn lên đồng hồ đã hơn 11h rồi mà cuộc họp vẫn chưa tan. Sáng nay, bố của Na từ dưới quê lên để nhập viện chữa bệnh thoái hóa xương. Vì lần đầu lên thành phố, lại sợ ông cụ không quen đường mà cô lại bận cuộc họp quan trọng nên Na đã chủ động nhờ Vinh đến đón ông ở ga.
Vậy mà khi tan cuộc họp, Na vội vàng gọi điện cho bố thì ông cụ lại bảo đã bắt xe ôm về vì không ai đến đón. Trở về căn hộ với tâm trạng bực tức, Na cầm ngay chiếc điện thoại để gọi cho Vinh để hỏi cho rõ lý do không đến đón bố vợ tương lai. Vinh bình thản trả lời: "Anh bận quá nên quên gọi cho em mất. Thôi bố về nhà được là ok rồi". Sau đó anh cúp máy cái rụp trong sự giận dỗi của Na.
Đã một thời gian rồi kể từ ngày cô và Vinh tổ chức tiệc kỷ niệm hai năm yêu nhau, anh bắt đầu có thái độ khác lạ. Vinh thờ ơ, lảng tránh và không còn quan tâm Na như trước nữa. Bao nhiêu lần gặng hỏi thì Vinh chỉ đưa ra lý do rằng công việc căng thẳng nên thời gian dành cho người yêu không có.
Tối hôm đó, Na nằng nặc gọi điện cho Vinh để gặp mặt. Cô không thể chịu nổi trước thái độ vô tâm của bạn trai như vậy được. Đáng nhẽ nếu anh bận không đi đón bố thì phải gọi điện để cô nhờ người khác chứ! Đằng này, Vinh đã đồng ý nhưng lại thờ ơ xem như mọi chuyện diễn ra bình thường. Vậy mà khi được Na chất vấn, Vinh lại trừng mắt và quát nạt: "Em làm gì mà cứ cuống lên vậy? Anh đã nói là anh bận mà. Với lại bố em có chân, có tay, có miệng hỏi đường thì bắt xe ôm về được có làm sao đâu".
Na chán nản trước sự vô tâm của bạn trai. Đành rằng là bố cô có thể chủ động về được nhưng nếu ông cụ có vấn đề gì thì biết làm sao. Chẳng đợi Na phân bua, Vinh đã xổ nguyên một tràng vào mặt: "Càng ngày anh thấy hai đứa mình không cùng quan điểm sống, hay cãi nhau và làm khổ nhau toàn chuyện vặt vẫn. Bọn mình tạm chia tay một thời gian để bình tâm suy nghĩ lại mọi chuyện rồi hãy tính tiếp".
Nói xong, Vinh bỏ lên xe rồi đi thẳng một mạch chẳng thèm nhìn nét buồn bã và giọt nước mắt đang chực rơi trên khuôn mặt cô người yêu bé nhỏ.
Đã ba tuần trôi qua, Na như sống trong cảm giác tuyệt vọng vì nỗi nhớ quay quắt đến Vinh. Không điện thoại, không nhắn tin, không một cử chỉ để biểu hiện rằng cô vẫn có người yêu. Nhiều lúc, Na cố gắng cầm điện thoại gọi cho Vinh để biết anh đang làm gì, anh thế nào trong suốt thời gian hai người tạm chia tay nhau. Thế nhưng bao nhiêu lần thử thì bấy nhiêu lần Na rơi nước mắt vì nghĩ đến lời bạn trai cự tuyệt. Cô không thể vô duyên chủ động gọi điện cho Vinh bởi nếu làm vậy sẽ khiến anh bực bội thêm.
Cho đến một buổi chiều lang thang ngoài công viên, Na nhận được một cuộc gọi từ một số lạ. Đó là giọng của một cô gái tự xưng là Mai, bạn của Vinh và muốn gặp Na nói chuyện.
Tại quán cà phê, Na chết lặng khi Mai thú nhận mình không phải là bạn Vinh mà là đối tượng anh đang theo đuổi. Mai còn nói Na với giọng đầy mỉa mai: "Suốt thời gian qua, Vinh luôn tìm cách theo đuổi tôi cô có biết không? Anh ta còn khẳng định là chia tay cô rồi nên muốn đến với tôi nữa cơ!" . Na một mực không tin vì bao lâu nay, dù hai người có giận hờn nhau thậm chí là tạm chia tay nhưng tình yêu dành cho nhau vẫn còn sâu sắc. Chẳng đợi Na nói hết câu, Mai đã cầm điện thoại gọi cho Vinh để Na kiểm chứng sự thật.
Khi nghe những giọng nói từ đầu dây bên kia của Vinh, tai Na ù đi vì những lời ngọt ngào của anh dành cho Mai: "Hôm nay, em đi đâu mà anh gọi điện không bắt máy? Sao em cứ bắt anh chờ đợi mãi như vậy? Tình cảm của anh thì em cũng đã hiểu hết rồi nên phải cho anh câu trả lời đi chứ!".
Sau khi cúp mắt, mắt Na nhòe đi vì uất ức còn Mai thì tiếp tục nói lớn: "Cô đừng lo, tôi sẽ không dính bẫy của anh ta đâu. Anh ta biết tôi vừa được hưởng hai mảnh đất của bố mẹ gần 10 tỷ nên mới dỡ ra quỷ kế bày trò yêu đương này . Tôi thương cô nên mới cảnh báo cho cô thôi. Hạng như anh ta thì cô chẳng cần khóc lóc, ỉ ôi làm gì cho mệt đầu".
Trở về nhà, Na như hóa điên khi biết được sự thật về Vinh. Thì ra bao lâu nay, anh luôn tỏ thái độ thờ ơ, thậm chí muốn tạm chia tay là để có thời gian theo đuổi tình mới. Đã thế thì cô không còn gì để luyến tiếc và níu kéo một người như anh ta nữa.
Na cố gắng bình tĩnh và gọi vào đầu số của Vinh. Cô nói lớn vào điện thoại bằng giọng dứt khoát: "Bọn mình chẳng cần tạm chia tay nhau đâu mà chia tay luôn đi thì tốt hơn. Loại hèn hạ và bỉ ổi như anh đừng bao giờ đến tìm tôi nữa. Đồ tồi!".
Theo Afamily
Dâu mới ngán ngẩm mỗi tối vào phòng ngủ Em đang rất hoang mang, em không biết, chồng em cưới em để nhằm mục đích gì nữa? Mong mọi người hãy tư vấn giùm em. ảnh minh họa Em năm nay 29 tuổi. Chồng em 34 tuổi. Chúng em lấy nhau được 1 tháng. Trước khi lấy, chúng em đã có 6 tháng quen và yêu nhau. Trong thời gian yêu, em...