Mẹ già lao lực vì nuôi hai con bệnh tật và hai cháu khờ dại
Bà Mai đã 74 tuổi nhưng vẫn phải còng lưng đi nhổ cỏ thuê nuôi hai đứa cháu ngoại và hai đứa con bệnh tật. Căn bệnh viêm tủy mà đứa con trai lớn bà Mai mắc phải, rất cần tiền chữa trị để anh vượt qua “gành vác” gia đình khốn khó này.
Theo đơn “cầu cứu” của bà Hồ Thị Mai (74 tuổi) ngụ ấp Đông Giang, xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ gửi đến báo Dân trí, chúng tôi đến UBND xã Đông Bình để tìm hiểu. Khi đến đây, chúng tôi được gặp ngay ông Ngô Văn Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Đông Bình. Vừa gặp chúng tôi, ông Đức cho biết: “Hoàn cảnh gia đình bà Mai đúng như đơn đã gửi đến quý báo và địa phương xét thấy hoàn cảnh này rất cần bạn đọc Dân trí tiếp giúp. Vì địa phương chúng tôi chỉ có thể vận động đôi lần hoặc lo gạo cho hộ bà Mai ăn trong vài tháng. Nhưng về lâu dài hơn nữa và nhất là việc điều trị bệnh cho em Huỳnh Văn Nhiều là hết sức cần thiết, vì Nhiều là lao động chính trong nhà.”
Cũng qua trò chuyện với ông Đức chúng tôi được biết, trước đây gia đình bà Mai là một hộ đủ ăn, đủ mặc ở địa phương. Nhưng từ khi chồng bà Mai phát bệnh ung thu phổi, gia đình bà Mai lần lượt bán hết 8 công đất chữa trị cho ông, nhưng đến năm 2010 chồng bà Mai không qua khỏi. Cũng tại thời điểm này, đứa con thứ là anh Huỳnh Văn Nhiều (32 tuổi) bỗng dưng phát bệnh. Anh Nhiều bị sốt kéo dài và tứ chi đau nhức, sau đó gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ được các bác sĩ chẩn đoán là bị viêm tủy.
Hiện tại bà Mai là chỗ dựa duy nhất cho hai đứa con bệnh tật và hai đứa cháu ngoại nhỏ dại
Trong lúc anh Nhiều phát bệnh, đứa con gái lớn của bà Mai là chị Huỳnh Thị Út phát bệnh tâm thần, gia đình chị Út tan rã nên bà Mai phải nuôi thêm hai đứa cháu ngoại, một cháu được 4 tuổi và cháu 6 tuổi. Biết cảnh khó của gia đình trong những ngày tháng tới, bà Mai quyết định đi vay hỏi tiền (số nợ lên đến 25 triệu đồng, có lãi) để chữa trị cho anh Nhiều. Qua thời gian điều trị, mạng sống của anh Nhiều được giữ lại, tuy nhiên hai chân của anh bị liệt, bệnh viện yêu cầu tiếp tục điều trị và kết hợp với tập vật lý trị liệu, nhưng đến tháng 1/2014, gia đình bà Mai không còn khả năng lo liệu viện phí nên xin đưa anh Nhiều về nhà cho đến nay.
Trước cảnh khốn khó của gia đình, bà Mai đã viết đơn gửi đến báo Dân trí xin được giúp đỡ
Sau khi trao đổi nhanh, chúng tôi theo chân anh Liêu Văn Giàu – Phó Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ xã và các đồng chí công tác ở UBMTTQ xã và ấp cùng đến thăm gia đình bà Mai. Đến nơi, chúng tôi thấy bé Dương Ngọc Trinh (6 tuổi) – đứa con lớn của chị Huỳnh Thị Út đang ngồi trước hiên nhà, tập đánh vần mấy chữ cái đầu tiên do một chị lớp 5 gần nhà vừa dạy cho bé Trinh.
Trước ngày tựu trường, bé Ngọc Trinh lo lắng sợ không được đi học vì bà ngoại không có tiền
Gặp chúng tôi, anh Nhiều xúc động chia sẻ: “Mấy tháng nay những cơn đau nhức trong xương cốt thật tình có làm em khổ thật nhưng mỗi lần nhìn mẹ phải còng lưng phơi nắng, phơi mưa đi làm cỏ, cắt lúa… kiếm tiền nuôi tụi em là không chịu nổi. Đôi lúc, bệnh tình đau lắm nhưng em cũng cố chịu, vì nói ra, mẹ gắng sức đi làm hoặc hỏi vay tiền mua thuốc cho em thì mẹ càng vất vả và khổ tâm hơn.”
Như một thói quen, gặp một thanh niên đứng tuổi như anh Nhiều chúng tôi hỏi chuyện vợ con, anh Nhiều cuối mặt rồi bật khóc. Anh trưởng ấp nói nhỏ cho chúng tôi biết, khi anh Nhiều phát bệnh, người vợ trẻ mà bà Mai tổ chức cưới hỏi cho anh Nhiều đàng hoàng đã đang tâm mang đứa con đầu lòng mới một hai tuổi đầu bỏ đi biệt tích cho đến nay.
Ở tuổi 74 hàng ngày bà Mai vẫn còn còng lưng đi nhổ cỏ thuê… nuôi hai đứa con bệnh tật và hai đứa cháu ngoại trong tuổi ăn tuổi
Video đang HOT
Ngồi bên cạnh anh Nhiều, người thanh niên với gương mặt trẻ nhỏ Huỳnh Văn Tiền (25 tuổi, anh Tiền bị bệnh down từ nhỏ) lặng lẽ ngồi nhìn chúng tôi với ánh mắt ngây dại. Có lúc, anh Tiền lại cười một mình, nhưng khi thấy anh Nhiều khóc, Tiền vỗ vai anh Nhiều la hét. Chúng tôi thầm nghĩ, có thể đây là cách dỗ dành của một đứa em bị hội chứng down đối với người anh chịu nhiều bất hạnh của mình.
Quá trưa, bà Mai mới về nhà với vẻ mặt phờ phệch và bộ đồ lắm lem bùn đất. Tuy nhiên, khi gặp chúng tôi, bà Mai vui ra mặt, niềm vui đó chúng tôi cảm nhận được như người sắp chết đuối vớ được chiếc phao. Bà Mai nói: “Năm nay tôi thấy sức khỏe mình yếu rồi, nhổ cỏ mới hơn nửa buổi nhưng thấy mệt quá. Bởi vậy, tôi chỉ mong có ít tiền đưa thằng Nhiều chữa bệnh, vì các bác sĩ nói nếu được chữa trị đúng cách thằng Nhiều có thể đi lại và lao động bình thường. Nếu được như thế tôi mừng lắm, vì lỡ mình có theo ông theo bà, thằng Nhiều thay tôi chăm sóc cho em nó và hai đứa cháu ăn học, khôn lớn với người ta khi cha mẹ chúng không còn chăm sóc được hai cháu.”
Chúng tôi ra về, bà Mai tiếp tục khoác chiếc áo nâu sờn vai, đội cái nón lá rách bươm lên đầu rồi tiếp tục ra đồng nhổ cỏ thuê cho người ta. Theo bà Mai, một ngày công của bà cũng đông được 5 – 6 ký gạo và mua được ít mắm, muối…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1537: Bà Hồ Thị Mai – ấp Đông Giang, xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. ĐT: 0126.3242.833 hoặc điện thoại bàn 07106.543.650 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Ngô Nguyễn
Theo Dantri
Dự án "rùa bò", dân dài cổ chờ tái định cư
Sau 5 năm thi công, thời gian thực hiện dự án sắp kết thúc, nhưng công trình đường Trần Nguyên Hãn (phường Đông Giang, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) vẫn dang dở. Hàng trăm hộ dân nằm trong diện giải tỏa phải mòn mỏi chờ đợi ngày tái định cư...
Thi công ì ạch...
Dự án đường Trần Nguyên Hãn được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt tại Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 với tổng mức đầu tư là hơn 143 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm B, kết thúc vào năm 2014. Dự án bao gồm: Tuyến chính đường Trần Nguyên Hãn có chiều dài 1,64 km; khu tái định cư rộng 10,3 ha, xây dựng hoàn thiện đường giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, san nền, phân lô, bố trí dân cư gồm 228 lô; tuyến quy hoạch số 4 với chiều dài 535,34m, nối từ tuyến chính đường Trần Nguyên Hãn đi qua khu tái định cư, đến đường Thanh Niên.
Đơn vị thi công đang tiếp tục xây dựng hệ thống thoát nước ở khu tái định cư
Ngày 27/9/2012, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 1759/QĐ-UBND về việc phân kỳ đầu tư dự án đường Trần Nguyên Hãn, TP Đông Hà, giai đoạn 2010 - 2014 với tổng mức đầu tư trên 122 tỷ đồng. Theo quyết định này, ngoài một số hạng mục gồm: khu tái định cư, tuyến quy hoạch số 4 (thuộc địa phận khu phố 2, khu phố 3), tuyến đường Trần Nguyên Hãn bị cắt giảm bớt và chỉ xây dựng nền đường và thoát nước ngang, cấp nước, cấp điện một số đoạn thuộc địa phận khu phố 3.
Mặt bằng dù đã được san phẳng nhưng chưa bố trí cho hộ dân nào
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án trên mới chỉ thực hiện được một số hạng mục, dù đã được bố trí vốn cho dự án đến hết năm 2013 là 72,5 tỷ đồng và năm 2014 là 8 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của PV, hiện đơn vị thi công đang tiếp tục xây dựng hệ thống thoát nước, đường sá ở khu tái định cư, hệ thống điện...Điều đáng nói, sau 5 năm thực hiện, dự án vẫn còn khá ngổn ngang, chưa có hạng mục nào được hoàn thành. Mặt bằng khu tái định cư dù đã được san bằng, cắm mốc, phân lô nhưng chưa bố trí được cho một hộ dân nào; ngoài ra, hệ thống cống thoát nước vẫn thi công dang dở, chưa có nắp đậy, cỏ dại mọc um tùm, các tuyến đường dẫn vào khu tái định cư vẫn chưa được hoàn thiện...
Nhiều hạng mục thuộc dự án vẫn còn dở dang, chưa hoàn thành
Thế nhưng, theo báo cáo của UBND TP Đông Hà (đơn vị chủ đầu tư) về tình hình thực hiện dự án đường Trần Nguyên Hãn có đề cập đến thời gian hoàn thành các hạng mục như Khu tái định cư và tuyến Quy hoạch số 4 là trước ngày 15/8/2014. Các hạng mục còn lại sẽ tiếp tục được thực hiện sau năm 2014 khi có vốn.
Mặt khác, trong số tiền 80,5 tỷ đồng đã được giải ngân, các nhà thầu còn tạm ứng ngân sách hơn 17,5 tỷ đồng, hơn 8,4 tỷ đồng gửi vào tài khoản ở kho bạc vì có hơn 20 hộ dân chưa nhận tiền giải phóng mặt bằng và không đồng ý với mức đền bù của chủ đầu tư đưa ra.
Điều khiến dư luận băn khoăn là khi nào các hạng mục của dự án trên mới được hoàn thành như các nhà thầu đã cam kết. Việc các đơn vị thi công một cách chậm rãi, ì ạch như trên thì thiệt hại kinh tế do trượt giá, ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm (?!)
"Xây không được, sửa không xong"
Trong khi dự án vẫn chưa được hoàn thiện, phần lớn hộ dân sống trên tuyến đường Trần Nguyên Hãn vẫn chưa được hỗ trợ đền bù, giải tỏa. Theo thống kê của UBND phường Đông Giang, hiện vẫn còn trên 20 hộ dân chưa nhận tiền đền bù với lý do mức hỗ trợ như vậy chưa thỏa đáng. Ngoài ra, còn có hàng trăm hộ dân sống trên tuyến đường này, thuộc diện quy hoạch của dự án phải sống trong tình cảnh "dở cười, dở khóc" vì nhà cửa của họ đã bị xuống cấp, hư hỏng nhưng không thể sửa sang được hoặc xây lại.
Nhiều trụ nhà ông Đen đã bị rạn nứt
Ông Mai Đen (79 tuổi, ở khu phố 3, phường Đông Giang), bức xúc: "Năm 2009, tuyến đường đi qua trước nhà tui được quy hoạch để nâng cấp, mở rộng. Theo đó, chủ đầu tư yêu cầu các hộ dân giữ nguyên hiện trạng ban đầu, không được cơi nới, xây dựng mới. Gia đình tui định cư ở đây từ lâu rồi, cũng chấp hành chủ trương của cấp trên. Thế nhưng, từ đó đến nay chủ đầu tư vẫn không hề đả động gì đến chuyện hỗ trợ đền bù giải tỏa hay có phương án di dời đi nơi khác, khiến tui không biết xử lý ra sao. Trong khi đó, nhà cửa đã xuống cấp, hư hỏng hết rồi. Gia đình tui rất lo lắng nếu không có biện pháp xử lý thì e rằng mùa mưa bão năm nay sẽ không trụ được". Hộ ông Đen hiện có 2 thế hệ cùng sinh sống, nhưng do nằm trong quy hoạch giải tỏa nên con trai của ông là anh Mai Chiếm Quảng dù có nhu cầu ở riêng cũng không thể xây dựng nhà.
Cùng sinh sống trên trục đường Trần Nguyên Hãn, hộ ông Mai Chiếm Lễ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Dù gia đình ông rất muốn có sự hỗ trợ thỏa đáng để di dời đi nơi khác, trả lại đất phục vụ việc xây dựng, nâng cấp tuyến đường. Ngoài ra, hàng chục hộ khác như: Thái Văn Trường, Thái Văn Đoái,Thái Văn Nhân, Hoàng Đức Hoa, Hoàng Hữu Kế...cũng sống trong cảnh phấp phỏng lo lắng...
Do bị xuống cấp nên ông Lễ phải gia cố tạm mái nhà bằng thanh gỗ để chống đỡ vào mùa mưa
Hiện phần lớn mái nhà của ông Lễ đã bị hư hỏng buộc ông phải gia cố thêm để khỏi bị sập, phần tường cũng đã rạn nứt, mái trước nhà cũng đã bị mục ruỗng...khiến gia đình ông luôn sống trong cảnh nơm nớp, lo sợ nhà đổ bất cứ lúc nào.
Phần trước mái cũng đã bị mục ruỗng, hư hại
Ông Lễ nói: "Nếu không cho chúng tôi xây lại trên nền đất cũ thì phải có phương án gì đó chứ. Đằng này họ làm ngơ như thế, chúng tôi sửa cũng không được mà ở cũng lo lắng. Lỡ may mưa bão xô đổ, sinh mạng chúng tôi bị đe dọa thì ai chịu trách nhiệm được đây?"
Mới đây, vào ngày 4/8, khi kiểm tra dự án đường Trần Nguyên Hãn, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Ban quản lý dự án và chủ đầu tư tập trung toàn bộ nguồn vốn được giải ngân còn lại để hoàn thành các hạng mục, bởi đến tháng 11/2014 dự án sẽ kết thúc.
Đăng Đức
Theo Dantri
Đào tạo hơn 150 cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã đặc biệt khó khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 năm 2014. Theo đó, sẽ tỉnh sẽ đào tạo cho 156 cán bộ là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã; cán bộ Tài chính - kế toán xã; cán bộ...