Mẹ già chăm con thần kinh sống lay lắt trong chiếc lều tôn cũ
Từng chứng kiến con trai lớn kiệt sức đến chết vì bệnh tật mà không có tiền chữa trị, bà Bé đau đớn, tan nát cõi lòng.
Giờ đây, người mẹ già lại lo lắng cho con trai út, nếu chẳng may bà không còn nữa…
Nhà bà Nguyễn Thị Bé (người dân thường gọi bà Ba Bé) ở tận ngách sâu của đường Nguyễn Văn Tạo (tổ 2, ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM). Gọi là nhà cho sang, nhưng thực tế là chiếc lều tạm bằng tôn được một số nhà hảo tâm giúp đỡ, dựng trên mảnh đất trồng cây lâu năm của gia đình em gái bà. Phần chân nhà đã bị mục, phải dùng dây thép chằng 4 góc, đề phòng gió lớn quật đổ. Lối đi vào cỏ dại mọc cao vút, mùa mưa nước ngập phải mò mẫm từng bước chân.
Bà Bé năm nay đã 71 tuổi, vóc người gầy gò, thấp nhỏ, mái tóc bạc trắng lúc nào cũng bù xù vì phải làm việc luôn tay luôn chân. Cụ bà có phần lóng ngóng bởi chẳng biết mời khách ngồi ở đâu. Trong nhà chỉ có 2 chiếc giường đơn, một chiếc con trai út đang nằm, còn một chiếc là giường cũ của con trai lớn đã mất khoảng 2-3 năm nay. Chẳng có bàn ghế, mọi thứ mẹ con bà đang dùng đều do người dân xung quanh giúp đỡ.
Bà Nguyễn Thị Bé thất thần khi nhớ về con trai cả đã mất vì không có tiền đi chữa bệnh (Ảnh: Khánh Hoà)
Con trai út của bà cũng đã nằm liệt giường khoảng 3 năm nay. (Ảnh: Khánh Hoà)
Khi được hỏi về hoàn cảnh của mấy mẹ con, bà Bé bần thần một lúc lâu. Nhớ đến con trai lớn mất vì bệnh gan, do nhà nghèo quá không có tiền mua thuốc, bà đau đớn quặn lòng. “Tôi nhìn thằng lớn nằm trên giường, cơ thể kiệt quệ dần, khoảng 1 năm thì mất. Tôi chẳng có cách nào lo được tiền cho con đi khám bệnh. Khi ấy, thằng nhỏ cũng nằm liệt cần chăm sóc”.
Con trai út Nguyễn Văn Sang (48 tuổi) từng là niềm hi vọng của bà vì rất chịu thương chịu khó, đáng tiếc lại bị “trời hành”. Khi anh Sang hơn 30 tuổi bỗng dưng phát bệnh thần kinh, thường la ó, chửi và đánh mẹ rồi đi lang thang khắp nơi. Khoảng 3 năm trước, sau một lần té ngã, anh Sang liền nằm một chỗ đến tận bây giờ. Tay chân yếu ớt, không thể tự ngồi dậy, mọi việc phải phụ thuộc vào mẹ già.
Căn nhà bằng tôn của mẹ con bà dựng tạm trên đất của gia đình ông Sì (em rể bà), do các nhà hảo tâm góp sức xây dựng.(Ảnh: Khánh Hoà)
Từ ngõ xóm đi vào, cây cối, cỏ mọc um tùm, thường xuyên có rắn rết, chuột bọ nhưng bà cũng chẳng còn nơi nào để đi. (Ảnh: Khánh Hoà)
Đáng thương cho người góa phụ hơn 40 năm gồng gánh nuôi con, tưởng có con trai sẽ được nương nhờ tuổi già, chẳng ngờ giờ đây vẫn phải chăm bón cho con như đứa trẻ lên 2. Bà Bé giãi bày, mỗi sáng, sau khi giúp con trai vệ sinh, ăn uống, bà đi phụ bưng bê, dọn dẹp cho một quán hủ tiếu ở ngoài chợ, khoảng 10 giờ thì về, tiếp tục lo cho con ăn và uống thuốc. Buổi chiều nếu có ai trong xóm thuê làm gì thì bà đi, còn không thì ở nhà với con.
“Buổi chiều tôi không kiếm được việc cố định nên phải chịu. Làm cho quán hủ tiếu được 50 ngàn đồng, tôi dằn túi 20-30 ngàn đồng để dành mua tã cho thằng nhỏ, cứ 5 ngày là hết 160 ngàn tiền tã rồi. Ăn uống thì 2 mẹ con nhín một chút cũng được”, bà Bé tâm sự.
Video đang HOT
Mấy năm nay, mẹ con bà Bé may mắn được bà con chòm xóm thương xót, thỉnh thoảng cho nắm gạo, mớ rau, con cá. Cũng có khi dành lại vài công việc lặt vặt cho bà làm để có thu nhập.
Ông Lê Văn Sì, em rể của bà Bé cho biết, trước khi mẹ con bà Bé về ở tạm trên đất của vợ chồng ông, họ thuê trọ trong nội thành, cuộc sống chật vật. Tuy nhiên, do là đất trồng cây lâu năm nên không thể làm nhà kiên cố, hơn nữa, gia đình cũng chẳng có tiền bạc để sửa sang nên đành chịu cảnh nóng bức, dột nước. Trước mắt, gia đình chỉ mong có tiền để chữa bệnh cho anh Sang.
Suốt buổi trò chuyện, anh Sang chỉ nằm im trên giường, lặng lẽ quan sát. Nghe mẹ nói gì thì làm theo, cũng có khi đợi mẹ dỗ dành anh mới chịu. Cụ bà hơn 70 tuổi chỉ biết lặng lẽ thở dài. Bà vô cùng lo lắng bởi mình ngày một già yếu, không thể mãi chăm sóc cho con. Bà ước ao có tiền đưa con đi chữa khỏi bệnh, để nếu một ngày không còn mẹ, anh có thể tự lo cho cuộc sống bản thân.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bà Nguyễn Thị Bé; Địa chỉ: 1168/18/12 Nguyễn Văn Tạo, tổ 2, ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM; Điện thoại: Do bà Bé không có điện thoại, quý nhà hảo tâm xin gọi ông Lê Văn Sì (em rể bà Bé, SĐT: 0346385744) để giúp đỡ trực tiếp cho mẹ con bà.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.275 (mẹ con bà Bé)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bình Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Quảng Nam: Lũ sông Vu Gia lên nhanh, quốc lộ 14B bị xói lở nghiêm trọng
Do mưa lớn trong hai ngày qua kèm với thủy điện xả nước điều tiết, nước sông Vu Gia dâng cao gây ngập một số nơi, quốc lộ 14B qua Quảng Nam bị xói lở nghiêm trọng.
Quốc lộ 14B đoạn qua xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc bị xói lở nghiêm trọng - Ảnh: N.MẪN
Sáng 15-10, theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, từ tối 14-10 đến sáng nay, các địa phương trong tỉnh đã có mưa to đến mưa rất to. Một số nơi như ở huyện Đại Lộc mưa với lưu lượng như xã Đại Sơn 205mm, cầu Hà Tân 202mm, Đại Hiệp 199mm, Đại Đồng 170mm, Điện Hồng (thị xã Điện Bàn) 157mm...
Nước sông Vu Gia đang lên nhanh, tại Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) là 9,07m, trên báo động III 0,07m, nước sông tại Hội An 1,52m, trên mức báo động II.
Một số xã nằm ven sông Vu Gia ở huyện Đại Lộc lũ trên sông dâng cao gây ngập đường. Chị Hà Trâm, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc cho biết từ sáng sớm nay nước lũ đã tràn qua đường ở xã này, chị phải thức dậy từ sớm để dọn đồ đạc ở hàng quán của mình lên cao.
Theo ông Hồ Ngọc Mẫn - phó chủ tịch huyện Đại Lộc, hạ lưu sông Vu Gia, một số xã nằm ven sông nước đã ngập đường, chính quyền các xã đã đặt biển báo những nơi nước ngập.
Ông Mẫn cho biết, do mưa lớn nên đã làm quốc lộ 14 B đoạn qua xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc xói lở nghiêm trọng từ đêm 14-10. Mưa lớn đã gây xói lở một nửa mố cầu Suối Mơ tại Km45 779, quốc lộ 14B. Hiện nay lực lượng chức năng đã rào chắn, không cho phương tiện giao thông qua lại nhằm đảm bảo an toàn, phân luồng giao thông.
Theo Sở Giao thông vận tải Quảng Nam, mưa lớn đã gây tắc đường tại Km0 700 quốc lộ 14G tại huyện Đông Giang do ngập nước 50cm, giao thông được điều tiết sang đường khác, quốc lộ 14H bị tắc đường tại Km8 400 do nước ngập 50cm, tắc đường tại Km 13 300 cầu Duy Phước (huyện Duy Xuyên) do nước ngập sâu 50cm.
Tại tuyến ĐT 609 qua huyện Đại Lộc tắc đường ở Km28 200 do nước ngập sâu 1m, tắc đường tại km31 400 nước ngập sâu 1m, tắc đường cầu Ba Khe 2 và Ba Kha 3 do nước ngập sâu 0,7m.
Cận cảnh xe và thuyền cùng "bơi" trên QL1 qua Nghệ An Mưa lớn kéo dài, kèm các thủy điện, hồ đập xả lũ khiến QL1 đoạn qua thị trấn Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị ngập sâu. Sáng 30/9, PV Báo Giao thông có mặt tại Km405 500, QL1 (thuộc địa phận khối 7, thị trấn Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Hình ảnh xe và thuyền cùng "bơi" trên QL1...