Mẹ già bán rau muống nuôi hai con bệnh tật
Từ ngày đứa con trai út bị tai nạn lao động phải nằm một chỗ, gánh nặng đổ lên vai người mẹ già yếu. Hiện nay, mỗi sáng bà phải ra chợ bán rau muống, kiếm ít tiền lẻ về rau cháo, thuốc thang cho hai mẹ con.
Chúng tôi đến nhà bà Cao Thị Tình (SN 1947), ở xóm 9, thôn Phù Lưu, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đúng lúc bà vừa đi bán rau muống về.
Bà Tình đang đút cơm cho người con trai út.
Căn nhà nhỏ đơn sơ của hai mẹ con vắng lặng, buồn rầu. Từ ngày anh Trần Văn Long (33 tuổi – con trai út) bị tai nạn lao động nằm liệt giường, căn nhà càng trở nên ảm đạm.
“Tôi có tất cả 8 người con, nhà đông con, chồng lại mất sớm nên các con bữa đói bữa no, học hành không đến nơi đến chốn, lớn lên các con lần lượt lập gia đình mà cái đói cái nghèo vẫn không buông tha”, bà Tình kể.
Thương mẹ vất vả, mặc dù đã lớn tuổi nhưng anh con trai út vẫn chưa lập gia đình, quanh năm đi làm phụ hồ gửi tiền về nuôi mẹ. Bất ngờ tai họa lại giáng xuống gia đình nhỏ khi anh bị tai nạn lao động.
Giữa năm 2013, anh Long làm phụ thợ nề cho một công trình tư nhân ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Trong khi loay hoay làm việc ở tầng 1, một khối xi măng ở tầng 2 bất ngờ rơi xuống đè lên người khiến anh bị gãy xương cột sống, phải nhập viện cấp cứu.
Video đang HOT
Gia đình đã chạy vay được hơn 100 triệu đồng với hi vọng có thể chữa trị được cho anh nhưng tiền thì hết mà bệnh của anh vẫn không chữa được. Anh Long bị liệt toàn thân, mọi sinh hoạt cá nhân, ăn uống… đều phải có người giúp đỡ.
Từ ngày bị tai nạn lao động, anh Long bị liệt phải nằm một chỗ.
“Bây giờ hắn nằm một chỗ, cứ cách 2 tháng lại phải thuê xe đưa ra ngoài Vinh (Nghệ An) nhờ thầy thuốc châm cứu với hi vọng sau này có thể đi lại trong nhà được. Mỗi lần đi như rứa, tôi phải chạy vay hơn 5 triệu đồng.
Đồ đạc trong nhà đã bán hết, trong khi đó số tiền nợ bà con, xóm làng cũng lên đến gần 100 triệu đồng mà không biết xoay xở sao để trả. Nợ mới cứ chồng lên nợ cũ” – bà Tình ngậm ngùi.
Từ ngày anh Long mất khả năng lao động, nợ nần chồng chất, gánh nặng cơm áo lại đổ dồn lên vai bà Tình. Hằng ngày, bà phải kiếm từng đồng tiền lẻ từ việc đi bán rau muống kiếm tiền mua thuốc cho con.
Không chỉ chăm anh Long, bà Tình còn phải chăm anh Trần Văn Bình (41 tuổi) đau ốm đã ba năm nay.
Nói về hoàn cảnh gia đình bà Cao Thị Tình, chị Thuỷ hàng xóm nói: “Bà Tình giờ là người “khỏe” nhất trong những người bị bệnh của gia đình. Ở cái tuổi gần 70, bà lại là người trụ cột để lo cho 2 người con bệnh tật”.
Mặc dù phải chăm hai con, nhưng những căn bệnh của người già cũng đang hành hạ khiến bà đau nhức lúc trái gió trở trời. Hỏi về mong muốn, bà chỉ ngậm ngùi: “Cầu trời cho tôi sức khỏe, sao cho chân tay không mỏi để mỗi ngày còn đi bán rau muống kiếm miếng ăn, viên thuốc cho con là mừng lắm rồi”.
Mọi sự giúp đỡ gửi về: Bà Cao Thị Tình, xóm 9, thôn Phù Lưu, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình SĐT: 0979 908 560 (gặp anh Long, con bà Tình)
Theo VietNamNet
Chăm người già thành thị: Bài toán nan giải
Không thê gửi cha mẹ vào các trung tâm dưỡng lão như kiểu Mỹ nhưng thu nhâp thâp mà còn phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc cha mẹ già yêu, ôm đau thì không biết lấy gì mà sống!
Theo thống kê mới nhất, ở Nhật mỗi năm có hơn 100.000 người bị thất nghiệp vì phải xin nghỉ việc ở nhà để chăm sóc người thân già yếu, ốm đau... Ở Việt Nam chưa có con số thống kê nào được công bố nhưng chuyện nhiều gia đình vợ chồng phải thay phiên nhau xin nghỉ làm để ở nhà chăm sóc cha mẹ già đau ốm là chuyện vẫn thường xảy ra.
Chuyện bình thường nhưng không đơn giản
Đó thật sự là vấn đề nan giải trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhất là đối với những gia đình thợ thuyền, công nhân, viên chức có thu nhập trung bình và thấp, không đủ điều kiện thuê người chăm sóc cha mẹ già yếu, ốm đau, mà vợ chồng phải xoay xở thay nhau lo toan.
Với người Việt, không thể gửi cha mẹ già yếu vào các trung tâm dưỡng lão như người Âu Mỹ. Quan niệm đạo đức và lễ giáo Khổng Mạnh của người Đông phương không cho phép con cháu làm vậy. Dù nghèo đói, rách rưới đến mấy người Việt nói riêng, người phương Đông nói chung xưa nay vẫn trọng lễ nghi coi hiếu thảo làm đầu. Ngay như ở Nhật, Hàn Quốc hay Singapore - những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhưng hầu hết gia đình vẫn sống chung tam, tứ đại đồng đường.
Nếu như ở quê, nhiều nhà tuy nghèo, thậm chí rất nghèo nhưng cả mấy thế hệ cũng có thể ở chung nhà bởi cuộc sống và quan niệm sống cực kỳ đơn giản: Có mắm ăn mắm, có muối ăn muối. Gạo thì thường có sẵn, bước ra vườn hái ít rau, ra ao bắt con cá, con tép là có bữa ăn. Nhiều thì cả nhà cùng ăn, ít thì miếng ngon dành cho người già, người ốm đau. Người khỏe ăn sao cũng được, miễn qua bữa. Nhưng ở TP lại khác xa. Cái gì cũng phải mua sắm, thuê mướn. Nhà cửa thì chật hẹp, tù túng. Nhà riêng lẻ hay chung cư thì cũng là những chiếc hộp bê tông. Những người trẻ tuổi bận bịu công việc, sáng đi chiều tối về, mệt nhoài ăn ba miếng, xem tivi một chốc là lăn ra ngủ thì không thấy gì nhưng với người già yếu, bệnh tật cả ngày nằm quay ra trở vô, quẩn quanh, đi tới đi lui trong nhà không dám ra đường sợ xe cộ thì cảm thấy vô cùng bức bối nhưng thương con cháu cũng không dám than phiền.
Nhiều người không chịu nổi, bỏ về quê sống lủi thủi một mình lại là nỗi lo cho con cái.
Những chuyện không phải ai cũng thông cảm
Xung quanh ta biết bao gia đình nghèo, thậm chí rất nghèo nhưng vẫn lo phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ già ốm đau chu đáo. Gần nhà tôi có gia đình rất nghèo, ông chồng xấp xỉ 60 nhưng ngày ngày phải chạy xe ôm kiêm luôn chở hàng, giao hàng cho một người bán quần áo ở chợ Tân Bình. Bà vợ bị đau cột sống lại viêm khớp, đi lại khó khăn mà phải nuôi bà mẹ chồng ngoài 80, bị tai biến, nằm một chỗ từ hơn 10 năm nay. Tuy vậy, người con dâu chăm sóc mẹ chồng cực kỳ chu đáo. Bà cụ ăn uống, vệ sinh tại chỗ nhưng lúc nào sang thăm tôi cũng thấy cụ sạch sẽ, thơm tho. Tôi hỏi đùa: Bà cụ già rồi chị xức nước hoa cho bà chi vậy? Chị bảo để cho mẹ thơm tho sạch sẽ, yêu đời, sống thêm mươi năm chờ thằng cháu nội lấy vợ đẻ con, rồi cụ lên chức cố chứ! Thằng con trai ông bà đã ngoài 30, làm thợ hàn, chưa chịu lấy vợ vì nhà quá chật, lại thêm bà nội nằm một chỗ ngay cửa ra vào! Tuy khó khăn nhưng gia đình rất đầm ấm, hạnh phúc.
Lại một trường hợp khác gần nhà con tôi. Có đôi vợ chồng trẻ rất đẹp đôi. Chồng khoảng 40, kỹ sư tin học làm ở một công ty nước ngoài, cô vợ chắc chừng 35-36, là kế toán trưởng một siêu thị. Họ có hai con, một trai 10 tuổi và con gái lên năm. Họ sống trong một căn hộ cao cấp rộng hơn trăm mét vuông, có xe hơi, hằng ngày anh chồng lái xe chở con đến trường, chở vợ đến sở rồi đi làm. Cuộc sống đáng mơ ước của nhiều vợ chồng trẻ. Rồi một ngày bà mẹ chồng từ quê miền Trung vào thăm con cháu và chữa bệnh. Bà bị một chứng bệnh nan y gì đó mạn tính, bác sĩ bảo phải điều trị liên tục, lâu dài. Ít lâu sau, ông bố cũng vào. Ông già ở quê một mình, loay hoay sao đó bị té gãy xương bánh chè, phải vào Sài Gòn thay khớp háng. Tưởng rằng các con có điều kiện chắc dễ dàng lo cho cha mẹ. Thế nhưng từ đó bắt đầu sinh ra những lục đục giữa hai vợ chồng trẻ chỉ vì chuyện chăm sóc cho cha mẹ. Bà mẹ do đau ốm nên trái tính, thường trách móc cô con dâu đủ thứ, mặc dù cô đã thuê người chăm sóc hai ông bà đặc biệt. Nhưng điều dưỡng viên chỉ lo ban ngày thôi, đêm đến vợ chồng phải thay nhau theo dõi cha mẹ. Nhưng những hôm cuối tháng, cô vợ phải trực tổng kết sổ sách siêu thị nên về trễ, bị bà mẹ chồng chì chiết, bảo cô cố ý tránh việc đi chơi, mặc cho người con trai giải thích thế nào bà cũng không nghe, còn bảo anh sợ vợ, bênh vợ. Không chịu nổi, cô con dâu dắt con bé, xách đồ về nhà cha mẹ ruột. Khổ cho anh con trai, vừa bị mẹ giận, vừa bị vợ hờn. Chỉ hơn tuần sau thấy anh bơ phờ rất tội nghiệp. Anh bảo cứ đà này chắc nay mai công ty sẽ đuổi việc mất! Cũng may cho anh, ông bố ở bệnh viện về, biết chuyện đã rầy bà vợ già một trận rồi gọi điện thoại kêu cô con dâu về.
Mọi chuyện tốt đẹp hay không đâu chỉ có tiền bạc quyết định, mà quan trọng là do cách cư xử của những người trong gia đình với nhau.
P.Đ. NGUYÊN CHƯƠNG
Theo_PLO
Người Sài Gòn dùng dầu nhớt tưới rau muống Đang tưới nhớt thải cho ruộng rau muống tránh sâu rầy, người phụ nữ bị lực lượng chức năng phát hiện. Bình nhớt dùng để tưới rau muống. Ảnh: A.X Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP HCM, ngày 9/1, cùng Trạm bảo vệ thực vật Củ Chi phát hiện nông dân ở xã Bình Mỹ sử...