Mẹ già 88 tuổi bị con gái, con rể đẩy ra đường
Mặc dù UBND xã đã nhiều lần họp hòa giải, hàng xóm bàn ra tán vào, buông lời chê trách, khinh khi nhưng vợ chồng bà Trương Thị Đỉnh, Nguyễn Thành Hiếu chẳng những không nghe mà còn đối xử tàn tệ hơn nữa với cụ Nguyễn Thị Ngừng (88 tuổi), mẹ ruột của mình…
Nỗi đau của bà mẹ 88 tuổi
Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến căn “nhà hiện tại” của cụ Nguyễn Thị Ngừng (88 tuổi) ở Đội 2, thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên). Nói là “nhà” cho oai chứ thực ra đó chỉ là một chiếc chòi lá được che chắn tạm bợ gồm một chiếc giường tre, một chiếc võng, cái bếp lò để nấu cơm, đun nước … mà con, cháu cụ dựng tạm để cụ tránh mưa, gió.
Biết chúng tôi là nhà báo, cụ Nguyễn Thị Ngừng – một cụ bà có mái tóc trắng phau và gương mặt hiền lành, chất phác – liền chỉ tay về hướng trước mặt khoảng 5 mét, phân bua: “Nhà đó trước đây là của già nhưng giờ biến thành nhà “tranh chấp”. Trong khi đợi pháp luật phân xử, ban ngày già sống tạm trong cái chòi này, ban đêm lại về nhà cháu ruột gần đó để nghỉ ngơi”.
Cụ Ngừng bên chiếc chòi rách nát và căn nhà ngổn ngang mảnh thủy tinh; còn đồ đạc bị vứt lăn lóc sân trước
Theo chân cụ tìm đến căn nhà “cũ”, tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh tượng hết sức đau lòng: nhà trên, nhà dưới đều mở cửa toang hoác, trên nền nhà tràn ngập những mảnh vỡ chai lọ, thủy tinh sắc lẹm. Bước chân vào nhà, mùi mắm cái pha lẫn thuốc trừ sâu bốc lên nồng nặc đến tức thở. Ngoài sân trước, đồ đạc của bà mẹ già 88 tuổi bị vứt lăn lóc, phơi mình dưới nắng mưa. Đây hoàn toàn là “tác phẩm” của con gái và con rể cụ Ngừng là bà Trương Thị Đỉnh (46 tuổi) và ông Nguyễn Thành Hiếu (45 tuổi) nhằm ngăn cụ Ngừng không vào ở căn nhà nguyên thủy là của cụ.
Video đang HOT
Trước hành vi bất chấp “luân thường đạo lý” của đứa con “trời đánh”, cụ phải “di cư” sang chiếc chòi tạm và nhà của cháu nội tên là Trương Ngọc Thủy cách đó vài chục mét. Đáng nói hơn cả là bà Trương Thị Đỉnh từng là cán bộ Trạm y tế xã Hòa Mỹ Tây; ông Nguyễn Thành Hiếu hiện là Trưởng trạm Y tế xã Hòa Mỹ Tây và là Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Hòa Mỹ Tây nhiệm kỳ 2011-2016.
Theo lời kể của cụ Nguyễn Thị Ngừng, từ thời còn là con gái, cụ đã tham gia hoạt động nuôi giấu cán bộ, rải truyền đơn, tiếp tế… cho cách mạng ở địa phương. Sau khi lập gia đình, sinh con, đẻ cái, cụ Ngừng tiếp tục động viên chồng và các con thoát ly lên núi kháng chiến. Vào khoảng thập niên 70, chồng và con trai của cụ là Trương Tố và Trương Ngọc Thạch đã hy sinh oanh liệt trong kháng chiến, cụ Ngừng trở thành vợ liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. Vào năm 1986, 4 người con khác của cụ lần lượt ra riêng, chỉ có đứa con út là Trương Thị Đỉnh và chồng là Nguyễn Thành Hiếu là chưa có đất nên cụ thương tình gọi cả hai về sống chung với mình “cho vui cửa vui nhà”.
Sau đó, bằng tiền hỗ trợ chế độ, tiền dành dụm, tích lũy dưỡng già, cụ Ngừng xây mới một căn nhà gạch lợp ngói trên diện tích 48 m2 để an hưởng tuổi già và có nơi đàng hoàng để thờ tự chồng, con. Đến năm 1989, để tiện đường chữa bệnh, cụ Ngừng chuyển xuống TP Tuy Hòa ở cùng với người con trai Trương Ngọc Hoàng và con gái Trương Thị Trắc nên đã giao nhà cho con rể và con gái “coi giùm khi mẹ đi vắng”. “Vì là con cái trong gia đình nên già đâu có nghĩ là sự việc lại diễn ra như vậy. Đến khi già biết chuyện thì sự đã rồi” – cụ Ngừng buồn bã cho biết….
Khóa cửa, để mẹ già ở ngoài hiên lạnh
Trong khoảng thời gian từ 1996 – 1997, dù chưa có sự đồng ý của cụ nhưng vợ chồng người con út là Trương Thị Đỉnh và Nguyễn Thành Hiếu đã đầu tư hơn 12 cây vàng xây thêm một gian nhà dưới, cơi nới diện tích lên trên 100 m2. Nhà xây xong, bà Đỉnh, ông Hiếu âm thầm “xin” UBND huyện Tuy Hòa (cũ) cấp sổ đỏ và đã được chính quyền lúc đó chuẩn y.
Sau đó, họ lại tiếp tục rỉ rả, năn nỉ cụ Ngừng “cho nhà”. Về phía cụ Ngừng, do “thấy vợ chồng nó không có mảnh đất cắm dùi” nên cụ cũng động lòng, đồng ý. Vào ngày 26/2/2002, cụ Ngừng viết Di chúc cho vợ chồng bà Trương Thị Đỉnh và Nguyễn Thành Hiếu nhà và đất có tổng diện tích 2.456 m2. Tờ Di chúc có nội dung “để cho con tôi yên tâm định cư và hoàn toàn có quyền sở hữu nên tôi lập Di chúc này quyết định cho nhà và vườn ở cho vợ chồng con gái tôi để con tôi có quyền quyết định ở hoặc sang nhượng lại cho người khác”.
Công văn đề nghị sớm giải quyết vụ việc của UBND xã Hòa Mỹ Tây gửi TAND huyện Tây Hòa
Theo luật thì chỉ khi nào cụ Ngừng mất, Di chúc mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, dù cụ Ngừng vẫn đang “sống khỏe”, Di chúc chưa có hiệu lực pháp lý, vợ chồng ông Hiếu đã dựa trên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Tuy Hòa cấp trước kia) để làm sổ đỏ mới. Ngày 1/12/2006, UBND huyện Tây Hòa đã cấp sổ đỏ số AG 973382 với diện tích 200 m2 đất thổ cư cho vợ chồng bà Đỉnh. Cũng từ đó, vợ chồng bà Đỉnh đã trở mặt, ngược đãi cụ Ngừng. Điều đáng nói là vào năm 1997, vợ chồng ông Hiếu, bà Đỉnh đã có nhà riêng cũng ở thôn Quảng Mỹ, cách nhà đang tranh chấp (của cụ Ngừng) khoảng 500 mét trên diện tích đất 100 m2 nhưng vợ chồng họ vẫn quyết định tranh giành với cụ Ngừng đến cùng.
Vào tháng 4/2011, khi cụ Ngừng chở đồ đạc quay về nhà cũ thì vợ chồng ông Hiếu đã khóa trái cửa, dọn nhà sang nhà riêng của mình để ở, bỏ mặc cụ sống ngoài hiên lạnh cùng với bằng Tổ quốc ghi công của chồng, con trai. Quá phẫn uất trước hành động trái “luân thường đạo lý” ấy, cụ Ngừng đã làm đơn xin huỷ bản Di chúc và đã được UBND xã Hoà Mỹ Tây chấp thuận lập biên bản hủy vào ngày 25/ 4 dưới sự đồng ý giữa cụ Ngừng và vợ chồng ông Hiếu.
Điều đáng nói ở đây là trong biên bản họp hoà giải giữa vợ chồng bà Đỉnh và cụ Ngừng do UBND xã Hoà Mỹ Tây tiến hành vào ngày 1/8/2011, vợ chồng bà Đỉnh vẫn kiên quyết để cụ Ngừng và tấm bằng Tổ quốc ghi công của cha và anh trai mình ngoài hiên lạnh chỉ bởi lý do “vì nhà tranh chấp khiêu chiến”.
Không những vậy, vào ngày 2/8/2011, tức chỉ sau đó một ngày, bà Đỉnh đã làm Đơn xin khởi kiện dân sự gửi Toà án Nhân dân huyện Tây Hoà, trong đơn ghi rõ: “…nguyên vào năm 1986, vợ chồng tôi ở chung với mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Ngừng. Vợ chồng tôi nhiều lần làm đơn xin UBND xã cấp đất ở nhưng mẹ tôi không cho và buột (sai chính tả -PV) chúng tôi phải ở chung hôm sớm với mẹ. Đến năm 1989, mẹ tôi nợ HTX khá nhiều nên chuyển xuống phường 2, TX Tuy Hoà (cũ) ở với con trai là Trương Ngọc Hoàng và cho nhà vợ chồng tôi. Đến ngày 28/7/2011, mẹ tôi và một số đông con cháu của bà đột nhiên từ thành phố chở bàn ghế, đồ dùng cá nhân đổ xô vào nhà tôi tranh giành nhà cửa mà không có sự đồng ý của chủ nhà…. Mang cả hình và bằng Tổ quốc ghi công của cha mình vào nhà tôi lập bàn thờ cúng bái. Những hành động ấy làm vợ chồng tôi quá khiếp sợ nên có nhà mà không giám (sai chính tả – PV) về…”. Mặc dù “không giám về” (sai chính tả – PV) nhưng nhiều tháng qua, bà Đỉnh vẫn thường xuyên tìm đến chỗ cụ Ngừng ở để la hét, chửi mắng cụ thậm tệ nhằm “khủng bố tinh thần” làm chính quyền UBND xã Hòa Mỹ Tây phải nhiều lần cho người can thiệp.
Trong khi đó trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Hiếu cho biết: “Vẫn biết là mẹ còn sống, mẹ muốn hủy Di chúc lúc nào cũng được. Do tôi là cán bộ Nhà nước chứ nếu là người nông dân nghèo khổ thì ngay lúc mẹ cho, tôi có quyền bán đi rồi… Còn về việc tranh chấp, tôi không có liên quan gì cả, bởi lâu nay tôi không liên lạc với phía nhà vợ và tất cả mọi chuyện đều do một mình vợ tôi làm”.
Theo ông Phạm Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa), do hòa giải bất thành, vụ việc lại vượt quá thẩm quyền của xã nên xã đã chuyển hồ sơ vụ tranh chấp nhà đất giữa vợ chồng bà Đỉnh, ông Hiếu và cụ Ngừng đến TAND huyện Tây Hòa xử lý. Trong khi chờ đợi vụ việc được giải quyết rốt ráo, hằng ngày cụ Ngừng vẫn phải sống trong cảnh bất định: lúc thì sống trong chiếc chòi lá dựng trước nhà cũ, lúc thì sang ở nhà cháu Trương Ngọc Thủy, lúc thì đón xe buýt vượt đoạn đường hơn 40 cây số xuống Tuy Hòa … Nhìn tình cảnh cụ như vậy, chúng tôi ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm, nhất là khi năm mới đang đến gần…
Trao đổi với phóng viên vào ngày 9/12, ông Lê Văn Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Hoà Mỹ Tây cho biết: “Ngay khi phát hiện vụ việc, Đảng uỷ xã Hoà Mỹ Tây đã mời Bí thư chi bộ Trạm y tế xã Hòa Mỹ Tây đến quán triệt việc họp nhằm xem xét lại tư cách Đảng viên của ông Nguyễn Thành Hiếu. Sau đó, Đảng ủy đã quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Đảng viên Nguyễn Thành Hiếu. Còn riêng hành vi ngược đãi, đe dọa tính mạng cụ Ngừng của bà Trương Thị Đỉnh, UBND xã Hòa Mỹ Tây đang tiếp tục tiến hành làm rõ để xử lý, ngăn chặn.”
Theo Phunutoday
Bé 3 tuổi bị cha đẻ nhét vào máy giặt quay đến chết
Theo người cha ác độc, đó là hình phạt dành cho bé vì đã ném tranh của bạn cùng lớp vào toa lét.
Christophe Champenois, 33 tuổi, sống tại ngoại ô Paris, đã bị cáo buộc tội giết người khi chính tay mình nhét con vào máy giặt và bật máy lên quay con mình trong nhiều phút. Mẹ bé đưa bé ra khỏi máy giặt và chạy sang nhà hàng xóm nói rằng con mình bị ngã cầu thang. Tuy nhiên, theo người hàng xóm, cơ thể cậu bé đã nhũn ra và tử vong ngay trên tay cô. "Tôi nghe thấy cả nhịp đập cuối cùng của bé," người hàng xóm cho biết. Cậu bé đã tử vong do chấn thương sọ não.
Cậu bé đáng thương.
Chị gái 5 tuổi của cậu bé nói với cô hàng xóm rằng đó không phải lần đầu tiên bé bị cha hành hạ như vậy. Nhiều cư dân xung quanh cũng cho biết cậu bé đã nhiều lần bị nhốt trong tủ chén bát hàng giờ liền, hoặc bị gói cứng trong chăn và để ngay trên cửa sổ rất lâu. "Nó là đứa con thừa, bố nó say xỉn khi nó ra đời và bảo rằng không cần đến nó," bà nội bé cho biết.
Ngoài việc xét xử người cha vô lương tâm, mẹ cậu bé cũng bị buộc tội đồng loã, che giấu tội phạm và không chăm sóc trẻ em trong cơn nguy hiểm.
Theo PLXH
Vào tù vì cho con vào lò nướng Một người cha nhẫn tâm đã khiến con trai mình bị bỏng độ 3 sau khi dạy con bằng cách cho vào lò nướng. Gregory Colver Jr đã bị bắt vào tù vì cho đứa con trai mới 17 tháng tuổi của mình vào lò nướng đang hoạt động. Cậu bé bị bỏng nghiêm trọng. Gregory Colver đang nướng pizza trong lò thì...