Mẹ đừng cổ hủ…
Lần nào đến chơi mẹ cũng nhăn nhó lườm nguýt con khi thấy con rể tắm cho cháu ngoại, rồi nấu nướng cùng vợ. Lúc anh ấy làm thì con cũng bận rộn chứ có ngồi chơi đâu mà mẹ cứ phải tỏ vẻ khó xử thế, đó là việc diễn ra hàng ngày ở nhà con cơ mà.
Giả sử con mẹ “sứt môi lồi rốn” đã đành, đây con cũng lành lặn, đi làm tất bật kiếm sống có kém chồng tẹo nào đâu, mẹ lo gì con rể kiệt sức.
Cả nhà cùng làm, cùng chơi, lúc nào cũng có nhau sẽ công bằng và vui vẻ hơn sự hi sinh thầm lặng.
Lần nào gặp mẹ cũng chẹp miệng dạy con là “phụ nữ phải biết chịu thiệt thòi, phải biết hi sinh thì chồng mới gắn bó và yêu thương mình nhiều hơn”. Rồi mẹ ra rả giảng con nghe bài học con thuộc từ tấm bé, “mình chịu khó một chút mang lại vui vẻ cho chồng con thì họ mới nể phục và biết ơn, để vất vả họ sẽ mau chán”.
Video đang HOT
Mẹ luôn dạy con như thế, con cũng đã tưởng là như thế. Nhưng khi bắt tay vào xây dựng gia đình riêng con mới nhận ra rất nhiều bất cập. Con không thể vui khi mình đầu bù tóc rối, lấm lem mồ hôi, người bốc mùi dầu mỡ, toe toét khoe thành quả là những món ăn, đổi lại thì chồng lại chun mũi: “Em có mùi kinh quá”. Phải để chồng cùng làm để anh ấy hiểu những cực nhọc của bạn đời chứ ạ. Cứ im lặng sẽ khiến chòngo coi đó là quyền lợi nghiễm nhiên được hưởng thụ.
Mẹ à, bài học của mẹ không sai, song nó đã cũ và không còn hợp thời nữa. Người phụ nữ phải hạnh phúc thì mới mang lại được hạnh phúc cho người khác, phải chủ động chứ trông chờ người khác mang lại niềm vui cho mình chỉ tổ thất vọng triền miên thôi.
Mẹ chẳng bao giờ dám đi đâu xa quá hai ngày, vì lo bố con ở nhà không có ai nấu cho ăn. Anh trai con từ nhỏ mẹ cũng chẳng bắt làm gì, “sau vợ khắc hầu”, để cho giờ chị dâu nghén đứa thứ hai mà cả nhà anh toàn phải kéo nhau ra quán hoặc muối mặt sang nhà bà ngoại ăn nhờ vì chị mệt mà anh không biết nấu cơm. Nếu là mẹ, con sẽ không tự hào vì con trai mình giỏi giang kiếm nhiều tiền mà chẳng phục vụ nổi bản thân như thế.
Theo con không việc gì phải ôm đồm hết, phụ nữ chúng ta hoàn toàn có thể tươi cười phân công đều việc cho các thành viên. Cả nhà cùng làm, cùng chơi, lúc nào cũng có nhau, thế sẽ công bằng và vui vẻ hơn sự hi sinh thầm lặng.
Đàn ông đích thực là người biết chia sẻ mọi việc với vợ trong khi vợ anh ta chung lưng đấu cật về vấn đề tài chính và nhiều thứ khác. Thế nên mẹ đừng khó chịu khi anh trai con đã bắt đầu rón rén đến học việc nội trợ, vì muộn còn hơn không, các cháu của mẹ rất cần học bài về tự lập càng sớm càng tốt.
Theo VNE
Mẹ thật nhút nhát
Tính mẹ từ xưa đã hay cả nghĩ, song nỗi lo lắng chỉ thực sự lớn và đi theo mẹ khi mà con bất chợt đến bên bố mẹ. Lúc nào mẹ cũng sợ mình là một người mẹ vụng, đôi khi mẹ cũng nghi ngờ khả năng làm mẹ của mình và thương con sẽ không được chăm sóc chu đáo...
Lần ấy một ông thầy trong chùa xem rồi nói con được sinh ra ở vị trí đầu ông Hoàng Đế. Con sẽ có địa vị cao trong cuộc đời, có quyền lực và trí thông minh... Nếu được nuôi dưỡng, giáo dục trong điều kiện tốt, con có thể tiến xa. Với mẹ "tiến xa" nghĩa là con sẽ giúp ích được cho nhiều người, mang đến cho bản thân con và mọi người xung quanh một cuộc sống đầm ấm, đầy đủ hơn. Vậy là, mục tiêu của bố mẹ luôn là tạo cho con nền tảng thật tốt, để đi du học hay được vào một trường có uy tín để con hoàn thiện kiến thức, hòng bù đắp phần nào đó mà bố mẹ không thể truyền đạt tới con.
Mẹ tin chỉ cần mình cố gắng một chút thì sẽ thành công, vấn đề là phải có phương pháp. Mẹ toàn lo nghĩ những điều vỹ mô ấy đến mất ăn mất ngủ, rồi loay hoay đọc sách nghiên cứu và dành nhiều thời gian của mình cho con.
Mẹ cho rằng cuộc sống bình dị giúp mẹ dạy con biết nhiều hơn là lối sống chỉ lo hưởng thụ, mà không có mục đích phấn đấu, mẹ ước mình có thể dạy con tự lập, sớm tự lo được cho bản thân, nên mẹ luôn hướng con đi vào nề nếp, khuôn khổ.
Song đôi lúc mẹ lại băn khoăn không hiểu mình có quá khắt khe, khắc nghiệt với con. Vậy là trong lòng cứ mâu thuẫn rồi hiển hiện nỗi lo lắng, sợ hãi.
Từ ngày có con mẹ trở nên nhút nhát và sợ nhiều thứ, sợ con ăn ít sẽ ốm, sợ con lười uống sữa sẽ còi, sợ con không giỏi được như bố, rồi thì sợ con mải chơi, sợ con bắt chước những cái xấu mà mẹ không kịp thời ngăn chặn... Mẹ hoang mang không biết làm thế nào để bảo vệ con.
Cho đến hôm nay, khi mẹ vào giường rém chăn cho con, mẹ sờ xem ngực con có bị mồ hôi, như một phản xạ con đưa hai tay ôm lấy tay mẹ, tim mẹ rung lên khi cảm nhận được trái tim nhỏ bé đang đạp dưới bàn tay mình mẹ nhớ lại những lúc con choàng tay ôm cổ mẹ, lòng mẹ nhộn nhịp yêu thương và can đảm nhận ra mình đã sẵn sàng để che chở cho đứa con bé bỏng.
Bé con của mẹ còn chưa đầy ba tuổi cơ mà, việc gì đến sẽ đến, mẹ cứ nghĩ đi đâu vậy. Thế nên giờ mẹ chẳng sợ hãi hoặc mong chờ gì nhiều nữa, vì dù thế nào con cũng là con mẹ và lòng mẹ sẽ đi suốt cuộc đời con. Mẹ sẽ làm theo những gì trái tim mách bảo, sẽ cố hết khả năng của mình tạo cơ hội cho con xây đắp, vun tạo ước mơ cùng những đam mê. Mẹ đặt niềm tin, tuy nhiên sẽ không tạo áp lực cho bất cứ ai.
Cuộc sống có điều gì đó để hi vọng khiến bố mẹ rất hạnh phúc và mẹ tin có thể truyền được đến con cảm nhận này.
Theo VNE
Là phụ nữ, hãy tự biết làm mình vui! Cô bạn đồng nghiệp dạo này hay than thở. Gần như suốt từ tết tới giờ, cô chẳng làm được gì cho mình cả. Lấn bấn với 2 đứa con nhỏ. Chồng đi công tác xa. Cô trở thành người mẹ đảm vừa tự nguyện vừa bất đắc dĩ. Thực sự thì chẳng có phụ nữ nào muốn thành "ba đảm đang" một...