Mẹ dồn tâm huyết làm phô mai que, ăn xong con trai chấm 2 điểm, lạnh lùng nhận xét 3 điều khiến mẹ phải “rửa tay gác kiếm”
Vốn là một cậu bé sành ăn nên không có gì lạ khi cậu nhóc chấm điểm cực khiêm tốn cho món phô mai que của mẹ.
Khi làm một món gì đó cho gia đình, đặc biệt là cho các con ăn, hẳn các mẹ luôn luôn dồn nhiều tâm huyết và hy vọng con sẽ thích món ăn mà mình nấu. Còn gì vui hơn khi nhìn những đứa trẻ thích thú với đĩa đồ ăn mẹ làm, vừa thưởng thức vừa trầm trồ khen: “ Mẹ nấu ăn số 1“. Thế nhưng, điều đó có thể chỉ nằm trong tưởng tượng của nhiều người mẹ với khả năng bếp núc không được khéo léo cho lắm.
Chẳng hạn như bà mẹ trong câu chuyện dưới đây, dồn hết tâm huyết làm món phô mai que cho con trai. Vậy nhưng vừa ăn, cậu bé đã phũ phàng chấm cho mẹ điểm số cực khiêm tốn, 2 điểm.
Kể lại câu chuyện của mình trong một group trên mạng xã hội, thành viên Lê Thuỳ Dương đăng kèm theo bức hình là đĩa phô mai que mà chị vừa làm cho con trai. Gọi là phô mai que nhưng đĩa phô mai của chị Dương không hề có một que phô mai nào mà là những miếng phô mai hình thù không rõ ràng. Nếu chị không giới thiệu đó là phô mai que thì chắc chẳn không ít người sẽ nghĩ rằng đó là bột mỳ rán cũng nên.
Món phô mai que của chị Dương.
Không chỉ chấm cho mẹ 2 điểm, con trai của chị Dương còn thẳng thắn đưa ra lời nhận xét về món ăn của mẹ. Thứ nhất là hình thức xấu, thứ hai là “không kéo được cheese” và thứ ba là hương vị “nó ớn”.
Nghe lời nhận xét của con trai, chị Dương chỉ biết cười “nẫu ruột”. Có lẽ vì cậu bé nói quá đúng nên mẹ không thể chối cãi. Còn cư dân mạng cũng phải đồng ý rằng con trai chị Dương nhận xét rất chuẩn. Đồng thời mọi người cũng dành lời khen cho sự dễ thương, thẳng thắn của cậu bé.
Trò chuyện với chị Lê Thuỳ Dương (Hà Nội), chị cho biết cậu con trai của mình tên Trần Bảo Kim, năm nay cậu bé 6 tuổi.
Cậu con trai buồn bã nhận xét về món ăn mẹ làm.
Video đang HOT
“Thứ nhất là hình thức không đẹp, thứ hai là “không kéo được cheese” và thứ ba là “nó ớn” – cậu nhóc nhận xét.
“ Bình thường mình cũng chẳng làm món này bao giờ. Hôm đó do có người nhà bên nước ngoài gửi về cho hộp phô mai nên mình tiện đi siêu thị mua đồ về làm. Nhưng do mình bỏ qua bước để phô mai trong ngăn đá nên vừa cho vào bếp rán nó đã dính chằng chịt vào nhau. Hoặc mình nghĩ đây cũng không phải phô mai dạng kéo sợi nên nó không giống phô mai que ngoài hàng mà càng rán nó càng chảy ra” – chị Dương kể.
Chị Dương nói thêm, con trai chị là một cậu bé rất sành ăn, từ bé Bảo Kim đã thường xuyên lên Youtube xem các clip review món ăn. Bởi vậy nên mỗi khi được ăn món gì là cậu bé nhận xét rất chuẩn. Hơn nữa, Bảo Kim cũng đã từng được ăn phô mai que chuẩn rồi, mỗi lần ăn là bé lại kéo dài phô mai ra với vẻ mặt rất thích thú.
Mặc dù chỉ chấm món phô mai que của mẹ 2 điểm song lát sau, Bảo Kim cũng ăn hết chỗ phô mai que đó.
Bảo Kim rất thích món phô mai que, mỗi lần ăn là cậu bé lại kéo dài phô mai với vẻ mặt đầy thích thú.
Chị Dương và con trai.
Còn chị Dương thì bày tỏ, có lẽ đây là lần đầu và cũng là lần cuối chị làm món này. Lần sau con muốn ăn thì chị sẽ ra tiệm mua cho nhanh mà lại ngon, có thể “kéo cheese” được đúng ý con trai.
Mặc dù hình thức của món phô mai que chưa được đẹp và chưa đúng phong cách giống ngoài tiệm nhưng có lẽ hương vị của nó cũng khá ổn nên con trai chị Dương mới ăn hết chứ nhỉ? Thế thì thiết nghĩ chị đừng nên bỏ cuộc mà hãy thử vài lần nữa xem sao? “Chăm hay không bằng tay quen”, hy vọng sau những lần tôi luyện, chị Dương sẽ làm món phô mai que đạt chất lượng và được con trai “sành ăn” chấm điểm cao hơn nhé.
V.V.
Bà mẹ nói không thể mặc nổi chiếc bỉm cho con gái, nhìn bức ảnh thì ai cũng hiểu vì sao
Khác hẳn với vẻ bề ngoài nhỏ nhắn, dễ thương, bé gái này thể hiện khả năng leo trèo chẳng hề thua kém con trai.
Nhà nào có con nhỏ cũng thấm thía câu "im lặng là bão tố". Trẻ nhỏ, nhất là tầm 2 - 3 tuổi không chỉ hiếu động mà còn rất tò mò. Cha mẹ chỉ cần để cho trẻ tự chơi ít phút, chúng có thể gây ra nhiều rắc rối khó lường.
Trong quan niệm của không ít người, chỉ có các bé trai mới nghịch ngợm, nuôi con gái sẽ đỡ vất vả hơn. Nhưng trên thực tế, trẻ nhỏ nghịch ngợm không phân biệt giới tính. Có những bé gái nghịch hơn cả con trai.
Bé gái trèo lên chiếc cột ở góc nhà.
Một bà mẹ có nickname Ainee đã chia sẻ rằng cô không thể mặc nổi chiếc bỉm cho cô con gái của mình, đi kèm với đó là hình ảnh đứa con gái đang trèo như 1 chú khỉ nhỏ lên chiếc ống ở góc nhà bằng tay không.
Cô bé ước chừng khoảng 2 tuổi với dáng người nhỏ nhắn, dễ thương nhưng trái ngược hoàn toàn với vẻ bề ngoài của cô bé là tính cách nghịch ngợm, sự nhanh nhẹn. Bức ảnh bà mẹ chia sẻ cho thấy chiếc ống đặt ở góc nhà, cao đến tận trần nhà. Bình thường sẽ ít người để ý đến nó, nhưng cô bé đã coi đây là chỗ chơi mới, thoăn thoắt trèo lên mà không cần một điểm bám nào.
Chiếc cột nhỏ, trơn và cao chạm trần nhà.
Cư dân mạng xem xong ảnh cũng phải bật cười "Bậc thầy leo trèo đây rồi", "Tôi xách dép không xong".
Thực sự những hình ảnh bé gái leo trèo khá cao như vậy trông tương đối nguy hiểm. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng em bé này có khả năng leo trèo rất tốt.
4 kiểu vận động dưới đây rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em
Trên thực tế, sự nhanh nhẹn, linh hoạt của 1 đứa trẻ phụ thuộc vào mức độ di chuyển của chúng. Nếu một đứa trẻ thường xuyên vận động thì chúng sẽ phản ứng nhanh nhạy hơn, khả năng phối hợp tay chân và tiếp nhận thông tin cũng được cải thiện khá nhiều.
Các bé vẫn còn nhỏ, cơ thể chúng chưa phát triển hoàn chỉnh và sức khỏe còn hạn chế, vì vậy nhiều bậc cha mẹ không muốn con mình tập thể dục. Nhưng theo các chuyên gia, có bốn kiểu vận động sau đây rất phù hợp và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ em hiệu quả:
1. Các hoạt động nằm sấp, bò, bơi...
Tập nằm sấp rất tốt cho trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Những bài tập này rất quan trọng đối với sự phát triển của bé sơ sinh và đây cũng là kiểu vận động sớm nhất mà trẻ nhỏ có thể thực hiện. Ví dụ, trẻ sơ sinh xoay người, nằm sấp và bò đều là một dạng vận động mang lại lợi ích lớn.
Khi em bé được 1 tháng tuổi, cha mẹ có thể tập vận động cho con bằng cách đặt trẻ nằm sấp và lật lại, dần dần trẻ sẽ biết ngóc đầu dậy, xoay đầu về các hướng, lẫy, trườn rồi chuyển sang bò. Khi đứa trẻ lớn hơn một chút, thể lực của trẻ dần được cải thiện, bố mẹ có thể thực hiện một số bài tập khác đòi hỏi độ khó cao hơn.
2. Xếp hình, xé giấy
Các trò như xếp hình, xé giấy có thể rèn luyện sự linh hoạt cho đôi tay của trẻ và cũng tăng cường khả năng phối hợp giữa tay, chân với não bé. Ngoài ra, các hoạt động này cũng có thể cải thiện khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc xây dựng, xé dán các hình khối...
3. Chơi với các loại xe, xích đu, cầu trượt, ván thăng bằng
Các trò chơi vận động ngoài trời như cầu trượt, xích đu, đạp xe, đi xe thăng bằng... không chỉ rèn luyện khả năng giữ thăng bằng mà còn thúc đẩy sự phối hợp tay, chân, mắt và trí não của trẻ nhỏ, nhờ đó chúng nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn... Những trò vận động này cũng giúp trẻ phòng tránh việc bị say tàu xe, say sóng sau này.
4. Các trò vận động cố định như các bài tập thể dục tại chỗ
Một số trẻ không thích các môn thể thao cường độ cao như chạy bộ, điều đó không có nghĩa là chúng không thể chơi thể thao. Những đứa trẻ như vậy có thể thử một số trò vận động cố định, chẳng hạn như tập thể dục tại chỗ, bật nhảy.... Phạm vi của các hoạt động này không quá lớn, có thể tập ngay trong nhà và tập ngay cả khi thời tiết xấu không thể ra ngoài.
Moon
Không chịu được cảnh tóc tai um tùm trong mùa dịch, nhiều anh chàng đã "tự xử" Không đầu hàng số phận, các giai tự cắt tóc mùa dịch: Người tông đơ sương sương, người đội bát úp "triển" tóc hạt dẻ Park Seo Joon Tóc ra dài con gái có thể buộc tóc, dùng kẹp cho đỡ bức bối chứ với con trai thì đây không phải là ý tưởng hay rồi. Thế nên, các chàng mới đành ở...