“Mẹ đoảng” khiến gia đình lung lay
Làm mẹ là thiên chức bẩm sinh của người phụ nữ nên đòi hỏi rất nhiều kĩ năng. Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng ý thức được tầm quan trọng của việc trang bị kinh nghiệm làm mẹ cho đứa con đầu lòng.
Nhịp sống xã hội thay đổi từng ngày nên việc chăm sóc, nuôi dạy con rất cần phải học. Bởi môi trường gia đình chính là nền móng trong việc hình thành, phát triển thể chất, nhân cách và ảnh hưởng trực tiếp đến con trẻ.
Ngày con trai út cưới Linh, bà Hòa mở mày mở mặt với hàng xóm láng giềng. Ai cũng trầm trồ khen nhà bà “tốt phúc” mới có được nàng dâu xinh đẹp, lại giỏi giang, vừa tròn 30 tuổi đã là tiến sĩ kinh tế, được đào tạo ở nước ngoài.
Hãnh diện, tự hào về nàng dâu bao nhiêu thì khi đứa cháu nội ra đời, bà Hòa hụt hẫng, thất vọng bấy nhiêu. Được bố mẹ chiều chuộng, bao bọc từ nhỏ, học hết cấp 3 rồi sang Mỹ du học, dồn đam mê vào học hành, nghiên cứu nhưng kỹ năng mềm về làm mẹ và kiến thức về sinh sản, chăm sóc con của Linh tựa như tờ giấy trắng…
Thấy nàng dâu đã khỏe hơn sau ca vượt cạn, bà Hòa bế cháu lại giục mẹ nó ẵm và cho bú sữa non – nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá, nhưng Linh cứ lóng ngóng, run rẩy, không dám ôm con vì sợ “tuột khỏi tay”. Dù mẹ chồng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, thậm chí còn “làm mẫu” song Linh vẫn chẳng thể cho con bú được. Tiếng thằng bé khóc ré lên càng khiến Linh luống cuống. Cô đẩy con ra phía mẹ chồng rồi chỉ vào hộp sữa bột bảo bà pha cho cháu uống.
Video đang HOT
Những tưởng Linh chỉ vụng về, đểnh đoảng mấy ngày đầu rồi sẽ quen việc, sẽ tiến bộ dần nhưng vài tháng sau ngày đẻ cô vẫn “lơ ngơ như bò đội nón”. Bà Hòa chính thức trở thành bảo mẫu của thằng bé bởi mẹ nó chẳng biết làm gì. Từ việc bế ẵm, tắm, đóng bỉm đến cho ăn đều một tay bà đảm nhiệm, Linh chỉ đóng vai trò phụ giúp nhưng cũng nhiều phen khiến bà tá hỏa.
Một đêm, thằng bé khóc đòi sữa, bố nó đi công tác xa, đang bận bế cháu, bà Hòa đành bảo Linh pha sữa cho con. Bà cẩn thận căn dặn pha 2 thìa sữa bột với 60 ml nước ấm khoảng 35 độ để tránh làm mất các vitamin và khoáng chất trong sữa. Thấy Linh cứ ngoáy ngoáy, thổi thổi, một hồi lâu vẫn chưa mang sữa vào, bà Hòa bước ra xem sao thì không tin vào mắt mình khi nàng dâu tiến sỹ đang loay hoay dùng cặp nhiệt độ để đo độ nóng của nước. Bà lắc đầu ngán ngẩm vì có nằm mơ cũng không tưởng tượng nổi con dâu lại ngố đến thế… Lần khác, bà sai Linh pha chậu nước tắm cho thằng bé thì khi sờ tay vào bà thấy nóng giãy lên. Ngày nào bà cũng nhắc nhở phải kiểm tra bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước và hướng dẫn các bước tắm cho bé nhưng xem ra Linh bỏ ngoài tai…
Khi có con, nhiều người chọn cách vào các diễn đàn trên mạng tham khảo phương pháp nuôi dạy. Cách này không mấy hiệu quả bởi lẽ kinh nghiệm và hoàn cảnh của mỗi người khác nhau
“Chinh chiến” với cháu 5 tháng ròng rã, thằng bé đã cứng cáp lên, bà Hòa mới dám về quê khi có việc thực sự quan trọng. Khổ nỗi, hai lần bà về là hai lần Linh để xảy ra “sự cố” khiến bà thót tim… Biết nàng dâu vụng về nên trước khi thu xếp về quê một tuần giỗ bố chồng và giải quyết một số công việc ở nhà, bà Hòa đã dặn dò Linh cẩn thận. Vậy mà vừa về ngày hôm trước, hôm sau bà đã nhận điện thoại từ con trai, giọng hốt hoảng: “Mẹ lên ngay, thằng bé phải nhập viện”.
Vội vàng bắt xe lên, khi biết nguyên nhân cháu bị viêm phổi, bà Hòa bức xúc không kiềm chế nổi, đã thốt lên: “Phụ nữ gì mà vô tâm, vô trách nhiệm với con cái đến vậy”. Thì ra, đêm đi ngủ Linh vẫn mặc nguyên áo khoác dầy và đội mũ len cho con, lại còn sợ con lạnh nên đắp thêm chiếc chăn bông và chèn gối ôm hai bên. Thằng bé ra nhiều mồ hôi, không được lau kịp thời nên đã nhiễm lạnh.
Sáng hôm sau thấy con hắt xì hơi, húng hắng ho, Linh lại áp dụng cách chữa dân gian mà ngày còn du học ở nước ngoài được mấy người bạn mách cho, đó là giã tỏi ép lấy nước rồi nhỏ vào mũi. Khi thằng bé sốt cao, thay vì đắp khăn ấm lên trán, lau người, cởi bớt quần áo cho con, Linh lại ôm khư khư trên tay. Đến lúc con có dấu hiệu tím tái, co giật, Linh mới vội vã gọi hàng xóm nhờ cậy.
May mà bé con được sơ cứu kịp thời rồi đưa vào bệnh viện gần nhà cấp cứu. Bác sĩ cho biết cách làm của Linh hoàn toàn sai lầm, thậm chí còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nhỏ bởi tỏi chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm, phòng ngừa cúm và điều trị cảm cúm nhưng việc nhỏ nước tỏi vào mũi gây nóng rát, phù nề, có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi. Họ lắc đầu ngán ngẩm vì không lý giải nổi tại sao một tiến sĩ kinh tế như Linh lại kém cỏi trong việc nuôi con đến vậy…
Lần khác, bà Hòa về quê dự lễ khánh thành từ đường dòng họ. Ở nhà, Linh đóng bỉm cho bé suốt cả ngày lẫn đêm rồi pha luôn một bình sữa to để vào tủ lạnh cho bé dùng dần. Ngày hôm sau, thằng bé không chỉ đi ngoài mà còn ngứa ngáy vì bị hăm. Thấy con đi phân lỏng liên tục, Linh hạn chế tối đa việc cho uống nước, uống sữa bởi quan niệm “càng uống vào nhiều, càng đi ra nhiều”!
Thực tế cho thấy, phụ nữ đoảng khó có thể vun vén và duy trì tổ ấm gia đình, bà mẹ đoảng chẳng thể nuôi dạy những đứa con nên người. Vì lẽ đó, mong muốn bạn đời “vừa khéo chiều chồng, lại khéo chăm con” của đàn ông luôn nhận được sự ủng hộ của mọi người xung quanh. Phụ nữ vốn gắn với vai trò “giữ lửa trong nhà”, các chuyên gia đã cảnh báo nếu chị em không trau dồi, học hỏi kiến thức làm vợ, làm mẹ, để “đoảng quá ngưỡng” thì đồng nghĩa với gia đình đứng trước nguy cơ tan vỡ, bất hạnh…
Theo GĐVN
Mẹ chồng và chuyện sinh con trai đầu lòng
Muôn đời vẫn là chuyện mẹ chồng nàng dâu, muôn đời không chuyện này thì chuyện khác, muôn đời khó có thể hòa hợp...
Ngày mang thai đứa con đầu lòng, mẹ chồng buông thõng cho tôi một câu xanh rỡn: "Không phải cháu trai thì đầu ngõ nhà anh chị tôi cũng không vào". Thế rồi, tôi sinh đứa con gái, và bà không tới thật. không một lời hỏi han tới cháu, không một lần ghé qua thăm mặt. con tôi lớn lên từng ngày mà chưa từng biết tới bà nội.
Cho đến 5 năm sau tôi mang thai đứa thứ 2, đứa cháu trai của bà. Bà cất công tới trong những ngày tôi cận sinh. Những tưởng bà sẽ yêu thương, quan tâm tới tôi hơn hay đơn thuần là sẽ để mắt tới tôi một chút... Nhưng không, con trai tôi có lẽ vẫn chưa đủ để làm bà thay đổi cách nghĩ về tôi.
Nếu như mẹ đẻ của tôi chăm tôi từng chút một, giặt từng cái tã lót, nấu từng bữa cơm, bế cháu hàng tiếng đồng hồ thì mẹ chồng tôi ngược lại hoàn toàn. Bà tới không phải để chăm cháu, chăm con dâu, mà bà tới dường như để hưởng thụ. Sinh con được 1 tuần thì tôi xuất viện, tôi về nhà đúng nghĩa là "phục vụ" bà. Cơm ăn 3 bữa, quần áo giặt hàng ngày, chưa kể những khi bà khó ở thì phải làm nhiều hơn thế.
Có lần tôi mệt, ngủ dậy muộn không kịp nấu ăn sáng cho bà. Bà tức tốc xếp hành lí đi ra bến xe bắt xe về quê. Chồng tôi không biết chuyện, sợ bà phật ý nên ra đón bà ngày. Thấy chồng kể lại, ra bến xe không thấy bà, tìm xung quanh thì trông bà đang ngồi ăn trong quán phở, hỏi thì bà bảo bị con dâu bỏ đói...
May sao chồng tôi không phải kiểu người con trai bênh chằm chặp mẹ nên tôi cũng đỡ được phần nào sau sự việc ấy. kể từ đó, bà xem tôi như người dưng và bà cũng không tới nhà tôi một lần nào nữa.
Thiết nghĩ muôn đời vẫn là chuyện mẹ chồng nàng dâu, nhưng cớ sao lại không thể hóa giải, không thể hòa hợp khi ở giữa cả hai luôn có những cầu nối gắn kết...
Theo GĐVN
Chồng đến thăm nữ nhân viên ốm rồi ngủ quên vì ... mát giời Anh, chị, em đồng nghiệp ca ngợi chồng tôi chẳng chút ngoa, bởi ở tuổi 36 anh đã là sếp phòng kinh doanh. Không những được tiếng giỏi nghiệp vụ với 2 bằng... Ngày tôi chưa mang bầu đứa con đầu lòng, thỉnh thoảng tôi cũng được chồng đưa đến nhà đồng nghiệp vào những dịp nghỉ cuối tuần để tụ tập ăn...