Mẹ đi chợ mua thức ăn về không thấy con trai út đâu, tìm mãi thì thấy con ở nơi không thể ngờ
Nhiều “sự cố” đã xảy ra khi để trẻ con tự chơi với nhau nên bà mẹ này quá hốt hoảng cũng là điều dễ hiểu.
Hầu hết các gia đình hiện nay đều sinh hai, sinh ba để các con có anh chị em chơi đùa cùng nhau. Và thực tế đã chứng minh, những nhà có con thứ, trẻ vui vẻ, hạnh phúc hơn nhiều so với gia đình có con một. Cùng với đó, những gia đình có hai, ba con trở lên cũng không hiếm khi xảy ra cảnh trẻ cãi vã, mâu thuẫn, tranh giành nhau mỗi ngày. Và khi có anh chị em để chơi cùng, dường như lũ trẻ cũng bày ra được nhiều trò nghịch ngợm hơn khiến các bố mẹ được phen méo mặt.
Bà mẹ người Trung Quốc tên Trương Tuyết có 2 bé, con gái lớn năm nay đã 6 tuổi còn con trai út mới được hơn 1 tuổi. Hai chị em đặc biệt rất thích chơi đùa cùng nhau. Vì là chị cả trong nhà nên dù mới 6 tuổi nhưng con gái lớn đã rất ra dáng và biết chăm sóc em, nhờ vậy cô Trương Tuyết cũng được yên tâm phần nào. Còn cậu em trai có chị chơi cùng nên cũng rất nhanh nhẹn và sớm cứng cáp. Hễ chị đi đâu, làm gì, chơi gì, cậu bé cũng bám theo chị suốt cả ngày.
Trò chơi của con lớn khiến người mẹ hết hồn.
Hôm ấy là cuối tuần, bà mẹ Trương Tuyết cần đi chợ mua thức ăn nên đã để hai con ở nhà tự trông nhau. Bình thường, con lớn đã chăm em rất tốt và quen rồi nên cô không có gì phải lo lắng cả. Đi chợ một lúc, vừa về đến nhà thì cô nhìn quanh không thấy con trai lớn đâu. Cô hốt hoảng hỏi con gái lớn, cô bé vừa cười vừa chạy vào trong phòng ngủ và mở ngăn kéo ra.
Nhìn con trai đang nằm gọn lỏn trong ngăn kéo tủ, bà mẹ không khỏi khiếp sợ. Hóa ra, hai chị em ở nhà đang bày trò chơi với nhau và cô chị đã giấu em trai vào ngăn kéo.
Nhìn con trai đang nằm cười tươi trong đó, bà mẹ thở phào nhẹ nhõm nhưng cũng không quên nhắc nhở con gái lần sau không được chơi trò như thế nữa.
Video đang HOT
Bà mẹ đã nhắc nhở con lần sau không chơi như thế nữa.
Có thể 1 bé gái 6 tuổi chưa lường hết được những mối nguy hiểm trong các trò chơi của mình nên đã nghĩ ra trò đặt em vào ngăn kéo tủ rồi đóng sập lại. Trong tình huống này, cậu bé mới hơn 1 tuổi có thể gặp nhiều nguy hiểm chẳng hạn như kẹt tay, nghẹt thở hay mắc kẹt cả người trong đó.
Sau vụ việc này, bà mẹ Trương Tuyết không bao giờ dám để hai con tự ở nhà trông nhau mà không có người lớn giám sát nữa. Sự lo lắng của bà mẹ 2 con này là hoàn toàn có cơ sở bởi thực tế đã xảy ra nhiều tình huống nguy hiểm khi để trẻ con tự chơi với nhau. Trong mọi tình huống, tốt nhất, người lớn vẫn phải giám sát khi trẻ chơi với nhau và tuyệt đối không để trẻ ở nhà 1 mình mà không có bất cứ người lớn nào trong nhà.
Thấy hai con ngồi ngâm chân thư giãn, mẹ đang định khen ngoan bỗng giật thót tim khi nhìn hộp sữa bột vơi quá nửa để ngay bên cạnh
Nụ cười của người mẹ chỉ được vài giây đã "tắt lịm" khi biết được thứ hai chị em dùng để pha nước mát xa chân.
Trong quá trình lớn lên của mình, trẻ sẽ nhiều lần khiến bố mẹ bất ngờ, khi thì là những tưởng tượng rất phong phú, khi lại là những trò nghịch ngợm không giới hạn.
Trẻ con luôn tò mò về mọi thứ xung quanh, chúng muốn khám phá thế giới thực đằng sau mọi sự vật, hiện tượng chúng thấy, vì vậy có những điều người lớn cảm thấy khó hiểu nhưng trẻ lại có logic riêng mới hành động như vậy.
Hai chị em dùng nguyên 1 hộp sữa bột để pha nước mát xa chân.
Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền 1 hình ảnh hai chị em 1 nhà đang cùng nhau ngồi ngâm chân mát xa rất tình cảm. Thoạt nhìn, người mẹ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc vì hai chị em biết chơi đùa cùng nhau hòa thuận, lại còn biết bắt chước mẹ mát xa chân tốt cho sức khỏe nữa! Nhưng khi hướng mắt đến vật để bên cạnh, bà mẹ tá hỏa phải tiến lại gần xác minh xem con gái và con trai đang mát xa chân bằng gì. Và đúng như linh cảm của người mẹ, hộp sữa bột đã đi tong, đồng nghĩa với đó là chậu nước trắng 2 nhóc tỳ đang ngâm chân kia chính là sữa công thức pha với nước.
Trong bức ảnh, cô chị gái với đôi chân còn đặt trong chiếc chậu gỗ, bên cạnh là hộp sữa công thức mở nắp, vẻ mặt bối rối khi bị mẹ bắt quả tang. Cậu em thì đang say sưa nghịch thứ nước mát xa xa xỉ trong chậu.
Nhìn kĩ có thể thấy lượng sữa trong hộp gần như đã hết, cư dân mạng đoán rằng chắc hẳn bà mẹ đã phải "giận tím người", có người còn nói có khi bà mẹ đã cảm thấy "bùng cháy" mà không thể làm gì hơn.
Quả thực, một hộp sữa bột to như kia tính ra giá thành không hề rẻ, ấy vậy mà 2 cục cưng lại đem ra pha nước mát xa chân, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy xót!
Hộp sữa bột được "trưng dụng" để pha nước mát xa chân.
Các chuyên gia tâm lý phân tích, giai đoạn trước 6 tuổi là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm, nhạy cảm với ngôn ngữ, với trật tự, với mọi thứ xung quanh mình... Vì thế, trẻ sẽ có những hành động người lớn cho là lạ, khó hiểu.
Thời kỳ nhạy cảm của trẻ là gì?
Đó là thời kỳ mà những cảm giác bản năng của trẻ sẽ thể hiện ra ngoài trong quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ. Trẻ ở trong giai đoạn này sẽ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Bố mẹ nên nắm bắt được từng giai đoạn để thấu hiểu con hơn, điều quan trọng là tôn trọng những hành động của con thay vì chỉ trích, mắng mỏ.
Nhà giáo dục Maria Montessori cho biết: " Những đứa trẻ trải qua thời kỳ nhạy cảm đang nhận sự chỉ huy từ một mệnh lệnh thần kì trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng cũng nhận được sự khích lệ".
Dưới đây là 1 số thời kỳ nhạy cảm của trẻ:
Giai đoạn nhạy cảm với ngôn ngữ (0-6 tuổi)
Từ 3 tháng tuổi đến năm lên 6 tuổi là giai đoạn trẻ cực kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ. Mới đầu, trẻ sẽ nhận ra sự khác nhau trong giọng nói của người lớn và chú ý chuyển động trên khuôn miệng của người nói để học theo. Chính vì thế, cha mẹ nên nói với con nhiều hơn, chú ý dùng ngôn từ chính xác bởi trẻ có thể bắt chước và dần hình thành các kĩ năng ngôn ngữ.
Giai đoạn nhạy cảm về trật tự (1-3 tuổi)
Trong thời gian này, trẻ sẽ tò mò về mọi thứ theo thứ tự, về sự sắp xếp chẳng hạn như vị trí của quần áo, giày dép. Vì vậy giai đoạn này, bố mẹ hãy để trẻ tự chơi với các trò chơi xếp hình, thả khối, tự đi giày dép...
Giai đoạn nhạy cảm với chuyển động (0-6 tuổi)
Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã nhạy cảm và tò mò về các chuyển động trước mắt mình. Các chuyển động vật lý sẽ kết nối với sự phát triển trí não trẻ, vì vậy trẻ sẽ ngày càng thích di chuyển nhiều hơn. Đó là lý do vì sao trẻ luôn vận động không ngừng nghỉ, đôi khi làm đi làm lại một việc suốt cả ngày không biết chán.
Giai đoạn nhạy cảm chi tiết (2-4 tuổi)
Giai đoạn này, trẻ phát triển khả năng tập trung vào một sự việc, tình huống cụ thể. Đây là thời kỳ trẻ rèn khả năng tập trung - chú ý, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo... Cha mẹ nên cho trẻ chơi các trò trốn tìm, lắp ghép đồ chơi... để phát huy khả năng tư duy.
CLIP: Cậu bé xoay 3 vòng ghế rồi ngã thẳng vào bàn thờ Thần tài, câu nói cuối khiến tất cả bật cười May mắn là cậu bé không bị thương sau trò nghịch ngợm này. Ảnh minh họa Đoạn clip ghi lại tình huống nguy hiểm khi cậu bé chừng 5-6 tuổi đang đùa nghịch một mình. Cậu này bám lên chiếc ghế xoay, quay tròn 3 vòng khi người lớn không chú ý. Sau cú xoay liên tục, bé trai chóng mặt và ngã...