Mẹ đi ăn cỗ lấy phần, con trai nổi nóng vứt đi vì xấu hổ
Văn hóa dự tiệc, ăn cỗ ở mỗi vùng miền đều khác nhau, có những nơi việc gói đồ ăn mang về là việc làm quen thuộc, được các bà, các mẹ thực hiện mỗi lần có dịp tham gia đám cưới, cỗ bàn.
Với cha mẹ, con cái chính là tài sản quý giá nhất trên đời này và họ luôn muốn dành mọi thứ tốt đẹp nhất cho con. Thế nhưng, chuyện một người mẹ đi ăn cỗ lấy phần lại vô tình mang đến câu chuyện gây tranh cãi sau đây.
Thói quen đi ăn cỗ lấy phần thường thấy ở nhiều nơi. (Ảnh minh họa: Beatvn)
Báo Vietnamnet đưa tin về câu chuyện 1 người mẹ mỗi lần đi ăn cỗ thường xuyên gói ghém phần ăn ngon nhất đem về cho con, cho chồng. Đây đáng nhẽ là phần của mẹ được ăn tại mâm cỗ nhưng mẹ lại không dám ăn. Bà chỉ ăn miếng rau, chút canh để no bụng còn giò, chả, thịt gà liền bỏ vào túi nilon rồi mang về nhà.
Nhiều người luôn gói ghém đồ ăn mang về sau mỗi lần đi ăn cỗ. (Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Cứ như thế, suốt nhiều năm nay, bà mẹ luôn mang phần về vì muốn con trai và chồng có miếng ngon để ăn. Hồi bé, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc mỗi khi mẹ đi ăn cỗ về có quà. Mỗi lần nghe tin trong làng có cỗ, con trai đều mong mẹ sẽ đi vì mẹ lúc nào cũng cầm theo chiếc nón để đựng đồ ăn, có hôm là miếng thịt gà, vài con tôm, miếng giò, nắm xôi, có hôm là thịt lợn, bánh chưng, chả quế…
Thế nhưng, càng lớn kinh tế gia đình càng khấm khá hơn. Bữa cơm trong nhà lúc nào cũng có đồ ăn ngon, chỉ cần con trai nói thèm một món gì đó, lập tức bữa cơm sau con sẽ thấy nó trên mâm. Chính vì thế, những món thường thấy trong các bữa cỗ ở quê bây giờ cậu con trai không còn thích, háo hức hay không còn mong mẹ đi ăn cỗ lấy phần như xưa nữa.
Với các bà mẹ, lấy phần những món ăn ngon về cho con là niềm hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Beatvn)
Chính vì thói quen lâu năm của mẹ khiến cậu con trai khó chịu ra mặt. Khi thấy mẹ xách túi đồ ăn thức uống thu hoạch được sau bữa cỗ, con trai còn cảm thấy xấu hổ vì bị bạn bè trêu chọc là ham ăn: ” Đã nhiều lần, con nhắc mẹ đừng lấy phần. Con nhắc mẹ khi đi ăn cỗ, hãy cứ ăn uống thật thoải mái, đừng nghĩ đến chồng, con ở nhà. Vì bây giờ, con không cần những miếng ăn đó. Thậm chí, đi trên đường, thấy mẹ xách túi đồ ăn thức uống thu hoạch được sau bữa cỗ, con còn thấy xấu hổ.”
Trong một lần tình cờ thấy người trong làng đăng hình mẹ đang lấy đồ từ mâm đàn ông rồi bỏ túi nilon mang về. Cậu con trai đã rất tức giận và có hành động vứt đi túi thịt mà mẹ cầm về sau bữa cỗ. Vẫn biết hành động đó là không đúng, khiến mẹ giận và buồn nhưng cậu con trai chỉ mong muốn mẹ đừng lấy phần nữa. Gia đình cũng không còn thiếu thốn nên khi đến đám cỗ, “xin mẹ hãy ăn uống thật thoải mái, đừng cố lấy phần về cho con”.
Khi mâm cỗ nhiều món không thể ăn hết, người ta thường lấy phần. (Ảnh minh họa: Afamily)
Video đang HOT
Sau khi được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, câu chuyện đã thu hút nhiều lượt tương tác và hàng nghìn bình luận. Một bên thì cho rằng, đây là thói quen không nên giữ. Bên cạnh những cá nhân đến bữa tiệc không ăn mà chỉ muốn lấy phần còn có những người không mang phần về nhà, họ sẽ ngại ngùng, không dám ăn.
Tuy nhiên, bên còn lại cho rằng đó chẳng phải phong tục lạc hậu gì cả, mà còn là một thói quen tốt. Bởi nó giúp cho gia chủ không bị lãng phí. Sau bữa tiệc, nếu như không mang phần về, thức ăn sẽ phải đem bỏ rất phí phạm.
Mỗi người sẽ có 1 quan điểm khác nhau về chuyện lấy phần. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
Trước đó, bức ảnh chụp những con tôm được gói gọn trong túi nilon, buộc sau thắt lưng quần của một người đàn ông đang ngồi bên mâm cỗ cũng khiến dân tình xôn xao bình luận. Kèm theo hình ảnh là dòng chia sẻ: “Dành những điều tốt đẹp nhất cho con – hôm nay chủ nhà chu đáo, đưa cả túi cho khách lấy phần. Biết con thích ăn tôm mà”.
Bài viết thu hút sự quan tâm từ dân tình. (Ảnh: Beatvn)
Ban đầu khi trông thấy cả một túi tôm lấy phần buộc sau thắt lưng quần của người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, ai cũng cười ngặt nghẽo vì hài hước. Chưa ăn cỗ xong xuôi đã vội gói mang về. Thế nhưng, nhiều người cho rằng người đàn ông gói những con tôm ngon để dành mang về cho con ở nhà. Đây là phần tôm của cha, đáng lẽ được ăn tại mâm cỗ nhưng vì nghĩ đến con thích món này nên đã có hành động “lấy phần” về như vậy.
Có gì ngon, cha mẹ sẽ nghĩ đến các con đầu tiên. (Ảnh: Beatvn)
Hình ảnh một người cha gói con tôm trong tờ giấy mang về cho con. (Ảnh: Beatvn)
Việc đi ăn cỗ rồi lấy phần mang về không phải chuyện hiếm. Mỗi người sẽ có 1 quan điểm khác về vấn đề này. Còn bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện trên, hãy chia sẻ ngay nhé!
Xót xa tâm sự của chàng trai chăm bố từ lúc bạo bệnh tới khi ông ra đi
Đối với con cái, ai cũng mong bố mẹ được khỏe mạnh để có thể báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục.
Tuy nhiên, sinh ly tử biệt là điều dù không muốn nhưng cũng không thể tránh được. Mới đây, mạng xã hội xúc động chia sẻ những dòng tâm sự của một chàng trai từ lúc phát hiện ra bố mắc bệnh nan y đến khi ông nhắm mắt xuôi tay khiến nhiều người rơi nước mắt.
Phát hiện ra người cha mắc bệnh nan y khiến gia đình vô cùng suy sụp. (Ảnh: FB T.A)
Gia đình dù buồn nhưng luôn tỏ ra vui vẻ để bố được yên lòng. (Ảnh: FB T.A)
Theo đó, ngày gia đình đưa người cha đi khám và phát hiện ra bệnh chỉ cách đây gần 2 tháng. Thời điểm đó, chàng trai và mẹ như sụp đổ nhưng vẫn cố giấu diếm để bố không lo lắng. Cũng kể từ đó anh chàng dành nhiều thời gian cho bố và gia đình hơn. Nam thanh niên cũng dẫn người yêu về nhà tổ chức sinh nhật cho bố. Điều đó khiến ông vô cùng xúc động. Cả gia đình luôn dành thời gian ở bên cạnh chăm sóc ông những ngày tháng cuối cùng. Tuy nhiên, khoảnh khắc người cha ra đi vẫn khiến cậu con trai không thể cầm được nước mắt.
Cậu con trai luôn túc trực bên bố không rời nửa bước. (Ảnh: FB T.A)
Thấy bố phải chịu đau đớn anh chàng cũng không thể cầm lòng. (Ảnh: FB T.A)
Trên trang cá nhân của mình anh chàng để lại những dòng tâm sự đầy xúc động: "Bố à! Bố là người ký vào giấy khai sinh của con. Con là người ký vào giấy khai tử của bố. Bố vui mừng khi con sinh ra. Con đưa bố đi viện và đưa bố từ viện về nhà an táng cho bố. Bố vất vả xây nhà cho con ở, còn con xây phần mộ cho bố ở. Ngày con chào đời bố vui mừng. Ngày bố đi, con khóc nghẹn lòng bố ạ. Từ nay về sau con không được gọi 2 tiếng 'bố ơi' nữa rồi. Người đàn ông đẹp trai của con!".
Chàng trai đã dành nhiều thời gian hơn cho bố của mình. (Ảnh: FB T.A)
Khoảnh khắc bác sĩ thông báo không còn cơ hội sống khiến gia đình sụp đổ. (Ảnh: FB T.A)
Ngay sau khi đăng tải những hình ảnh này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dùng mạng. Ai nấy đều động viên chàng trai cố gắng vượt qua nỗi đau này, là chỗ dựa cho mẹ. Nhiều người cũng bày tỏ sự đồng cảm, chỉ có những gia đình có bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mới hiểu được nỗi mất mát ấy lớn tới nhưỡng nào.
Chàng trai xót xa vì bố vất vả xây nhà cho mình nay anh chỉ có thể xây mộ cho bố. (Ảnh: FB T.A)
Chỉ có những ai từng trải qua nỗi đau mất mát người thân mới có thể hiểu. (Ảnh: FB T.A)
Một số bình luận của độc giả bên dưới bài đăng này:
"Vẫn biết ai rồi cũng phải ra đi, nhưng không có nỗi đau nào bằng mất đi người thân cả. Ai còn cha mẹ, ông bà. Gia đình trọn vẹn thì đúng là may mắn."
"Sợ nhất là cảnh phải chia tay với những người thân yêu của mình."
"Có ng nhà bị K mới thấm thía. Đọc mà nuốt nước mắt trong lòng. Chia buồn với gia đình bạn."
Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với chàng trai vì từng trải qua cảm giác tương tự. (Ảnh: Chụp màn hình Beat.vn)
Nhìn chàng trai rơi nước mắt khiến ai cũng nghẹn ngào. (Ảnh: FB T.A)
Trước đó, mạng xã hội cũng xúc động chia sẻ hình ảnh người cha nằm tâm sự bên mộ con ngày 30 Tết. Nỗi đau kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh có lẽ cả đời không thể nguôi ngoai. Nhìn phần mộ của bé sạch sẽ, gọn gàng, có cả những bông hoa tươi tốt, đủ thấy người cha ấy đã kỳ công, cố gắng thu xếp, dọn dẹp "ngôi nhà" này của con một cách chu toàn. Anh cũng mong muốn con mình ở "thế giới bên kia" hạnh phúc và vui vẻ trải qua những ngày xuân mới.
Chủ nhân của bài viết cũng chia sẻ dòng trạng thái khiến nhiều người xúc động: "Nếu một đứa trẻ mất đi cha/mẹ, thì người ta gọi nó là đứa trẻ mồ côi, đàn ông mất vợ thì gọi là góa, phụ nữ mất chồng thì gọi là quả phụ, nhưng bạn biết tại sao không có tên gọi nào dành cho những người cha, người mẹ bị mất con? Ðó là vì không có một từ ngữ nào đủ để miêu tả về nỗi đau đó cả. Không một từ nào... Hình ảnh người cha 30 Tết ra mộ nói chuyện với con tại Eapốk, Cư M'gar".
Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn hình FB H.B)
Nhìn con chỉ còn lại tấm di ảnh, người cha thỉnh thoảng lại lấy tay lau đi giọt nước mắt. Tết không có con với cha cũng chẳng còn nhiều ý nghĩa nữa. Dù chẳng còn cơ hội gặp con, nhìn thấy nụ cười hồn nhiên trên môi, chẳng thể ôm lấy thiên thần nhỏ ấy vào lòng, thế nhưng được nằm cạnh con, mở cho con xem những video con thích, được nằm trò chuyện bên mộ của bé thực sự an ủi anh rất nhiều.
Người cha nằm bên mộ tâm sự với con chiều ngày 30 Tết. (Ảnh: FB H.B)
Xôn xao thông tin "con tra tấn mẹ bằng cách lấy xe máy kéo lê trên đường", chính quyền nói gì? Lãnh đạo xã Tân Thịnh (Yên Bái) lên tiếng trước thông tin "con tra tấn mẹ đẻ bằng cách lấy xe máy kéo lê trên đường". Ngày 29/3, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ thông tin kèm clip ghi lại cảnh con trai kéo lê người mẹ bằng xe máy gây xôn xao dư luận. Cụ thể, Facebook này viết: "Con trai...