“Mẹ đẻ” vaccine AstraZeneca cảnh báo đại dịch tiếp theo tồi tệ hơn Covid-19
Dame Sarah Gilbert, nhà khoa học sáng chế vaccine Covid-19 AstraZeneca, cho rằng Covid-19 có thể chưa phải là đại dịch nghiêm trọng cuối cùng mà con người phải đối mặt.
Nhấn để phóng to ảnh
Giáo sư Đại học Oxford Dame Sarah Gilbert, nhà khoa học Anh được coi là “mẹ đẻ” vaccine AstraZeneca/Oxford (Ảnh: Reuters).
Hai năm kể từ khi bùng phát, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 265 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh và hơn 5 triệu người thiệt mạng. Mặc dù vậy, Giáo sư Đại học Oxford Dame Sarah Gilbert, nhà khoa học Anh được coi là “mẹ đẻ” vaccine AstraZeneca/Oxford, cho rằng thế giới vẫn chưa thể sớm thoát đại dịch, trong khi đó, Covid-19 có thể chưa phải đại dịch chết chóc cuối cùng mà con người phải đối mặt.
Video đang HOT
“Đây không phải lần cuối cùng một loại virus đe dọa mạng sống và sinh kế của chúng ta. Sự thật là đại dịch tiếp theo thậm chí có thể tồi tệ hơn nữa. Nó có thể lây lan hơn nữa, hoặc chết chóc hơn nữa hoặc cả hai”, giáo sư Gilbert nói. Do vậy, bà kêu gọi thế giới đầu tư cho các nghiên cứu để “phòng thủ” trước các đại dịch.
Bình luận về Omicron, biến chủng mới của SARS-CoV-2, Giáo sư Gilbert cho biết, các dữ liệu ban đầu cho thấy biến chủng này có khả năng lây lan cao hơn so với các chủng khác của virus, và có thể làm giảm hiệu quả của kháng thể được tạo ra nhờ vaccine hoặc nhờ từng mắc Covid-19. Bà nhấn mạnh, điều này không có nghĩa là biến chủng mới vô hiệu hóa hiệu quả của vaccine Covid-19 trong việc giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo: “Cho đến khi có thêm dữ liệu, chúng ta vẫn nên thận trọng, từng bước làm chậm đà lây lan của biến chủng mới này”.
Thủ tướng New Zealand dỗ con ngủ khi đang phát biểu trực tuyến
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern bị con gái 3 tuổi cắt ngang khi đang phát biểu trực tuyến ở nhà, buộc bà phải tạm dừng lại để dỗ con ngủ.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và con gái 3 tuổi Neve (Ảnh: Newstalk).
Tối 8/11, tại nhà riêng, Thủ tướng New Zealand Ardern có bài phát biểu trực tuyến nhằm cập nhật cho người dân nước này về những thay đổi trong chính sách ứng phó với dịch bệnh khi tình hình Covid-19 bắt đầu giảm nhiệt.
Chưa đầy 3 phút sau khi bà Ardern bắt đầu phát biểu, con gái 3 tuổi của bà, Neve Te Aroha Ardern Gayford, bất ngờ gọi: "Mẹ ơi".
"Con lẽ ra phải lên giường đi ngủ rồi chứ, con yêu. Tới giờ đi ngủ rồi, trở lại giường xem nào. Một lúc nữa mẹ sẽ vào với con, được chứ?", bà Ardern nói vọng ra giữa bài phát biểu.
Sau đó, bé Neve được mẹ của bà Ardern đưa đi ngủ.
Bà Ardern sau đó xin lỗi người dân New Zealand vì bài phát biểu bị gián đoạn: "Có ai có con nhỏ ở nhà mà đứa bé cứ mỗi đêm là 3-4 lần trốn không chịu ngủ không? May mà tôi có mẹ ở đây".
Một vài phút sau, bé Neve tiếp tục chạy lại phòng bà Ardern và làm gián đoạn bài phát biểu của mẹ khi Thủ tướng New Zealand đang cập nhật các thông tin cần thiết.
"Mẹ xin lỗi con yêu, mẹ phát biểu lâu quá", bà Ardern nói với con gái, trước khi xin phép người xem rằng bà sẽ dừng bài phát biểu trực tuyến để đưa con đi ngủ vì bé Neve đã "quá giờ đi ngủ quá lâu".
Bà Ardern đã cam kết sẽ có một bài phát biểu "dài hơn, không bị gián đoạn" trong những ngày tới.
Khoảnh khắc tương tác này đã khiến nhiều người dùng mạng internet thích thú. "Tôi nghĩ điều này thật tuyệt vời, một khoảnh khắc rất thực tế giữa nữ thủ tướng và gia đình của bà ấy làm nó trở nên thật thú vị", một người dùng bình luận.
"Bé gái thật dễ thương. Tôi hoàn toàn hiểu được điều này vì đã làm việc ở nhà", một người khác nhận định.
Bà Ardern và bạn đời 8 năm Clarke Gayford đã chào đón bé Neve từ tháng 6/2018. Bà là nhà nữ lãnh đạo thứ 2 trên thế giới có con khi tại nhiệm, sau cựu Thủ tướng Pakistan Benazier Bhutto năm 1990. Giới quan sát cho rằng việc bà Ardern sinh con và nghỉ thai sản khi đang điều hành đất nước là dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ và quan điểm cởi mở hơn của thế giới với việc làm chính trị khi thực hiện sứ mệnh làm mẹ của phụ nữ.
Cách thế giới có thể chấm dứt đại dịch Covid-19 Thế giới có thể không bao giờ xóa sổ được hoàn toàn virus gây Covid-19, nhưng đến một ngày nó sẽ không còn là đại dịch mà trở thành một bệnh đặc hữu. Thế giới có thể không xóa sổ được hoàn toàn Covid-19, thay vào đó có thể kiểm soát, biến nó thành bệnh đặc hữu (Ảnh: Conversation). Không thể xóa sổ...