Mẹ đẻ đòi tự tử nếu vợ chồng tôi xin ra riêng
Bởi sống trong hoàn cảnh như vậy nên vợ chồng tôi vẫn chưa dám có con.
ảnh minh họa
Tôi 30 tuổi, là quản lý nhân sự trường mầm non quốc tế. Vợ chồng tôi ở chung với gia đình nhà ngoại. Lúc đầu cũng xin ra riêng nhưng mẹ nhất quyết không cho, dọa tự tử nên chúng tôi không dám cãi lời. Từ nhỏ tới giờ tôi đều phải nghe theo sự sắp đặt của mẹ: đi đâu, làm gì, ăn mặc gì, thậm chí mẹ cũng can thiệp vào kiểu tóc của tôi… Mẹ tôi 70 tuổi, cũng vì tính mẹ như vậy nên các anh trai tôi không ở chung được phải đi. Tôi càng nghe lời mẹ thì mẹ ngày càng làm quá mọi chuyện lên.
Mẹ muốn tôi lấy chồng giàu để có cuộc sống sung túc, nhưng tôi lại yêu một người bình thường nên có mâu thuẫn với mẹ. Tôi nghĩ mình thu nhập cũng khá nên chỉ cần lấy được người yêu thương mình để tinh thần thoải mái là được. Chồng tôi bây giờ không giàu nhưng hiền hậu, có nghị lực. Vì thương vợ, mà cũng bởi từng một lần lầm lỡ được gia đình tôi bỏ qua nên không muốn làm lớn chuyện. Mẹ chồng tôi mất sớm từ khi anh còn nhỏ.
Khi ở chung nhà, mẹ luôn ép buộc, quản lý vợ chồng tôi. Đi làm 6 giờ chiều về tới nhà là phải chuẩn, nếu 6h15 mới về là chúng tôi bị mẹ chửi. Tủ quần áo của tôi mẹ cũng lục lọi, xem tôi mặc gì. Thậm chí vợ chồng tôi tâm sự trong phòng, mẹ cũng lôi ra mắng mỏ. Chúng tôi làm được nhiều tiền nhất trong nhà, cũng đóng góp đầy đủ, trả tiền điện nước cho cả nhà nhưng vẫn bị mẹ nói là ăn bám. Nhưng đến cuối năm tôi mua vàng biếu, mẹ lại bảo tôi bố thí. Mẹ từng nói vì quá thương yêu tôi nên không muốn tôi cho ai. Cũng bởi sống trong hoàn cảnh như vậy nên vợ chồng tôi vẫn chưa dám có con. Mong chuyên gia và bạn đọc cho tôi lời khuyên, làm cách nào để có thể xin mẹ cho vợ chồng tôi ra riêng? Tôi xin cảm ơn
Video đang HOT
Theo Phununews
Mẹ đẻ đòi chăm cháu rồi lại trách vợ chồng tôi lười biếng
Tôi định đưa 2 bé về sống cùng nhưng bà ngoại khóc lóc không chịu, đến khi chăm cháu bù đầu, lại đâm ra cáu bẳn.
Ảnh minh họa
Tôi lấy chồng được 6 năm, có 2 con, các bé khỏe mạnh, xinh đẹp và đáng yêu. Tôi yêu chồng con và cảm thấy hạnh phúc. Vợ chồng tôi làm việc ở thành phố, cuối tuần về ông bà ngoại cách đó 50km. Còn nhà chồng cách hơn 300km, nên chỉ dịp Tết chúng tôi mới về. Tôi là con gái một, cha mẹ rất thương và lo cho tôi, căn nhà hiện nay ở thành phố cũng do cha mẹ mua cho từ hồi đại học. 2 con tôi được bà ngoại nuôi dưỡng, chăm sóc từ bé.
Cha mẹ tôi là công chức, sống tiết kiệm, tích lũy và lo cho con cháu, còn gia đình chồng ở quê nên không giúp được nhiều. Tôi thông cảm điều này và hiểu rằng mỗi nhà một hoàn cảnh. Mẹ tôi dù thương con, nhưng lại là người xét nét. Bà thường so bì và nói mình quá cực khổ vì con cháu, trong khi bà thông gia suốt ngày rong chơi. Bà hay suy diễn, nói nhiều điều không tốt về chồng và gia đình chồng tôi, đôi khi còn mắng lây sang tôi. Ông bà ngoại cho rằng chồng tôi lười biếng, phó mặc con cho ông bà, tôi cũng làm khổ ông bà. Trước đây, tôi định đưa 2 bé về sống cùng, nhưng bà ngoại khóc lóc không chịu vì nhớ cháu, đến khi chăm một lúc 2 đứa bù đầu, lại đâm ra cáu bẳn. Trong khả năng của mình, tôi cố sức phụ giúp và đỡ đần cha mẹ. Tôi biếu tiền hàng tháng và mời ông bà đi du lịch mỗi năm, những điều này tôi không làm với nhà chồng.
Vợ chồng tôi khá hợp nhau, sống biết nhường nhịn, hạnh phúc. Tôi biết anh không hề vui khi lệ thuộc quá nhiều vào nhà vợ, nhưng có lẽ anh thương tôi nên chấp nhận. Trong công việc gia đình, tôi thấy anh khá vô tâm, có hỗ trợ khi tôi yêu cầu việc nhà, nhưng anh không bao giờ tự giác làm. Anh cũng không chăm con nhiều, vì bà ngoại đã giành hết phần dù tôi biết anh rất yêu con. Chính vì vậy mà bố mẹ tôi nói anh lười và vô trách nhiệm.
Những điều mẹ nói về chồng và gia đình chồng, tôi thường giấu và hiếm khi kể lại với anh. Mỗi khi về nhà vợ, anh vẫn tự nhiên như ở nhà riêng và không hề để ý phải lấy lòng bố mẹ. Điều này càng khoét sâu nhận định của bố mẹ tôi là anh lười biếng. Tôi biết do cả tuần anh đi làm về mệt, lại bị áp lực do mới thay đổi công việc, thu nhập không tốt bằng tôi. Tôi hiểu vì 3 mẹ con, anh đã cố gắng nhiều, cái anh cần là thời gian để những nỗ lực cho kết quả. Tôi đã nói với bố mẹ nhiều lần nhưng ông bà không tin và bảo tôi ngu.
Lúc nào tôi cũng cố gắng dung hoà 2 bên, và cảm thấy rất mệt mỏi. Tôi mang ơn bố mẹ nhiều, nhưng cũng rất đau lòng, khó xử khi thường xuyên phải nghe điều tiếng không hay về chồng và gia đình chồng. Xin hãy cho tôi lời khuyên.
My
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm gợi ý:
My thân mến,
Nhà mẹ đẻ em rất yêu thương con cháu, là một gia đình nề nếp, gia phong, chỉn chu. Còn gia đình chồng em lại sống ở miền quê, đơn sơ, mộc mạc, giản dị, không được bài bản. Khi 2 hệ thống gia đình với 2 nếp sống khác nhau thì không thể so sánh được. Em có thể hiểu và cảm thông, nhưng lại khổ tâm vì bị ba mẹ mình dằn vặt, so sánh, cạnh khóe, nói xấu gia đình chồng. Cái nhìn của ba mẹ em về chồng và nhà chồng em không thiện cảm, thực ra là do ông bà vừa lo cho con gái vừa ấm ức, thấy nhà chồng không lo cho các em như họ. Cách sống của mỗi gia đình, hoàn cảnh, phong tục tập quán ở từng vùng là khác nhau, nên không thể nhận định là gia đình chồng em tệ. Mẹ em lấy tiêu chuẩn của nhà mình đi đánh giá nhà khác là không hợp lý.
Ba mẹ em thương yêu, lo lắng, bao bọc con gái quá nhiều, đến mức gần như đạo diễn toàn bộ cuộc đời em. Mua nhà cho ở, mang cháu ngoại về nuôi, không để cho vợ chồng em chăm sóc con. Ông bà giành làm hết mọi việc, nhưng sau đó lại phiền muộn, cáu gắt rồi than thở, trách móc các em và cả bên nội là không biết lo, không phụ giúp... Đây chính là mâu thuẫn lớn nhất của ba mẹ em.
Còn em, đã trưởng thành, lập gia đình và sinh con rồi. Dù ba mẹ có thương mình, đem con về chăm giúp, lại cho tiền mua nhà, nhưng em cũng cần phải có trách nhiệm, bản lĩnh, quyền quyết định chăm sóc con và tổ chức cuộc sống riêng của mình. Không gì tốt bằng đứa trẻ được chính cha mẹ chăm nom, dạy dỗ. Dù bà ngoại có thương cháu cách mấy, cũng có lúc mệt mỏi, bực bội với cháu, những lúc như vậy sẽ khiến đứa trẻ bị tổn thương. Nó sẽ có cảm giác thiếu thốn tình cảm, không an toàn, mẹ cha không che chở, bảo vệ nó. Em nên cân nhắc việc có nên tiếp tục để con cho bà ngoại nuôi dưỡng.
Có thể ông bà chăm cháu sẽ giúp vợ chồng em có nhiều thời gian tập trung vào công việc hơn. Tuy nhiên, khi ông bà kêu ca, phàn nàn thì chính em cũng thấy mệt mỏi. Tốt nhất, em nên đem con về nhà chăm sóc, sắp xếp lại cuộc sống để biến gia đình thành tổ ấm thực sự. Đây cũng là cách hay để chồng em có cơ hội thể hiện vai trò, trách nhiệm làm cha, làm chồng. Mỗi cuối tuần hoặc dịp lễ em lại đưa con về chơi với ông bà. Có như vậy mới chấm dứt được tình trạng trên, giúp mỗi người trong nhà em về đúng vai trò của mình.
Chúc em sớm đưa ra quyết định đúng đắn.
Theo VNE
Xấu hổ với chồng khi mẹ đẻ đòi lương 7 triệu/tháng mới lên bế cháu Ngồi trước mặt con rể, mẹ tôi thản nhiên nói: "Mẹ lên bế cháu cho các con cũng được thôi, nhưng tháng hai vợ chồng thu xếp cho mẹ 7 triệu, mẹ không giúp không được. Ở nhà mẹ đi làm linh tinh cũng được ngần ấy rồi". Nghe xong, gương mặt chồng tôi chùng xuống. Mẹ muốn vợ chồng tôi trả lương...