Mẹ đẻ chị Huyền: Có người chỉ trong TMV Cát Tường có hầm giấu xác
Đây là thông tin mẹ đẻ nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền chia sẻ với chúng tôi sáng 25/11.
Gia đình nạn nhân tiếp tục đến tìm kiếm ở thẩm mỹ viện Cát Tường.
Trao đổi với chúng tôi sáng 25/11, mẹ đẻ nạn nhân vụ thẩm mỹ Cát Tường cho biết: “Ngày hôm nay, mọi người lại đến thẩm mỹ viện Cát Tường (45 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để tìm kiếm. Nhà tôi đã đến đây rất nhiều lần và thắp hương cho con gái tôi. Trước đó, có người còn chỉ trong thẩm mỹ viện Cát Tường có một cái hầm, người này còn nói cặn kẽ chiều ngang, chiều dài của hầm nên giờ gia đình đi tìm hiểu kỹ xem thế nào. Một nhà ngoại cảm ở trong miền Nam ra Hà Nội mấy ngày cũng nghi vấn xác con tôi ở trong thẩm mỹ viện Cát Tường, phải tìm sâu bên trong, ở tất cả các ngóc ngách.
Trước đó, gia đình tôi cũng gửi thư đến cơ quan điều tra nhờ giúp đỡ tìm kiếm thi thể cháu Huyền. Cơ quan điều tra bảo đã thẩm vấn rất nhiều lần nhưng người khai vẫn khẳng định là phi tang xác xuống sông”.
Được biết, do tìm kiếm quá nhiều, mẹ đẻ nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã bị ốm. Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bà không giấu được vẻ xúc động. “Bây giờ, hễ ai mách ở đâu là chúng tôi lại đi tìm kiếm, cả trên cạn và dưới nước. Gia đình thấy mệt mỏi quá. Hôm nay là 37 ngày rồi mà thi thể con gái tôi vẫn không nổi nên gia đình chẳng biết thế nào” – mẹ nạn nhân nghẹn lời.
Video đang HOT
Một số người sống xung quanh nhà BS Nguyễn Mạnh Tường tại xã Cổ Nhuế (Từ Liêm – Hà Nội) cho rằng, sau khi sự việc xảy ra vào tối ngày 19/10, vợ của BS Tường – chị Hằng đã lên cơ quan điều tra làm việc và được cho tại ngoại vì xác định không liên quan tới vụ án. Bên cạnh đó, có thông tin người nhà nạn nhân sẽ tìm tới chị Hằng để trả thù nên chị Hằng đã phải bỏ trốn khỏi nhà sau khi vụ việc vỡ lở. Tuy nhiên, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân) khẳng định: “Không hề có chuyện trả thù gia đình BS Nguyễn Mạnh Tường. Gia đình chúng tôi chỉ tập trung tìm kiếm thi thể người thân còn chuyện xử như nào thì đã có cơ quan chức năng giải quyết”.
Trong khi đó, Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an TP Hà Nội nhận định, cơ quan điều tra không lấy lời khai của bị can làm căn cứ duy nhất mà căn cứ trên quá trình điều tra, kết hợp với nhân chứng để tìm kiếm nạn nhân. Ngoài Tường khai ném xác phi tang ra, ít nhất còn hai người nữa cũng có lời khai như vậy.
Ông Cương cũng khẳng định: “Chưa có cơ sở gì khẳng định không có xác trên sông để dừng lại không tìm kiếm, bởi nếu nạn nhân bị ném xác vào mùa hè, thời tiết nóng thì khác, còn trên sông Hồng lúc nào cũng lạnh, như là bị vứt vào tủ lạnh thì sẽ lâu trương, lâu nổi”.
Liên quan đến vụ án này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền khẳng định trên báo chí, không nhất thiết phải tìm thấy xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền mới định tội được bác sĩ Tường. Xác chết chỉ là một nguồn chứng cứ thôi chứ không phải là chứng cứ duy nhất của vụ án này.
Theo Xahoi
Vụ Cát Tường: Trưởng phòng Tổ chức BV Bạch Mai trốn trách nhiệm?
Trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, dư luận đặt câu hỏi, trách nhiệm của bệnh viện Bạch Mai, cơ quan mà bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường công tác, đến đâu?
Bác sĩ Tường mở thẩm mỹ viện quảng cáo rầm rộ mà bệnh viện Bạch Mai cho rằng không biết
Bệnh viện lờ "vụ Cát Tường" để trốn trách nhiệm?
Theo thông tin từ phía ông Vũ Tiến Dũng, Trưởng phòng tổ chức cán bộ bệnh viện Bạch Mai, Ban lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai không hề nhận được thông báo từ bác sĩ Tường về việc mở dịch vụ tư nên không biết phòng khám đó hoạt động thế nào.
Tuy nhiên, theo bác sỹ Lê Sĩ Tiến, nguyên bác sỹ mổ chính, bệnh viện quân đội 103 cho rằng, việc bệnh viện nói không biết là nói dối. Theo quy chế thì bác sỹ làm ở phòng khám ngoài có quy định rõ ràng, làm ở phòng khám nội thì phải là bác sỹ chuyên nội, phòng khám ngoại thì chuyên ngoại, phải có sự đồng ý của thủ trưởng trực tiếp nơi mình đang làm việc thì mới có thể xin giấy phép hành nghề ngoài. Bác sỹ Tường đang công tác ở bệnh viện Bạch Mai, việc mở phòng khám bên ngoài thì cấp trên không thể không biết. "Nếu là thầy cãi của ngành thì họ cãi ra ngay. Chẳng qua là bệnh viện lờ đi để tránh trách nhiệm", bác sỹ Tiến khẳng định.
Thông thường, với 1 ca mổ ở bệnh viện lớn thì kíp mổ phải có ít nhất 2 bác sỹ, một mổ chính, 1 mổ phụ và 1 phụ tá. Riêng phòng mổ phải có 2 người nữa là bác sỹ gây mê và 1 y tá trung cấp. Ngoài ra phải có 2 nhân viên phục vụ phòng mổ, 1 chuyên đưa dụng cụ và 1 lo chạy những việc khi cần. Như vậy, riêng kíp mổ cần ít nhất là 7 người, trong điều kiện trang thiết bị đầy đủ và sẵn sàng. Sau ca mổ, sẽ đến hồi sức cần ít nhất 1 bác sỹ hồi sức và 1 y tá.
Như vậy, để phục vụ 1 ca mổ cần ít nhất 9 người, đó là chưa kể một đội ngũ y bác sỹ bên ngoài sẵn sàng có mặt khi cần. Do vậy, điều kiện phòng khám tư nhân không thể nào đáp ứng được. Trong ngành y, đều có quy định rõ ràng tất cả các khâu từ khi bác sỹ bắt đầu mổ phải như thế nào, có tình huống xử lý ra sao, thậm chí bệnh nhân tử vong sẽ phải làm thế nào... Nếu đúng theo quy trình làm việc thì sẽ không có những tình huống đáng tiếc như vậy. Riêng việc không đảm bảo được khâu gây mê đã là "đòn chết người" với 1 ca mổ. Bác sỹ gây mê phải có kinh nghiệm lâu năm, biết được liều lượng gây mê như thế nào với từng bệnh nhân. Vì vậy, trong các ca mổ, nếu có rủi ro, người ta sẽ nghĩ đến khâu gây mê đầu tiên. Liệu nhân viên gây mê của bác sỹ Tường đã đủ kinh nghiệm hay chưa? Việc rút 11 ống mỡ từ bụng bệnh nhân rồi tiêm trực tiếp lên ngực cũng có thể là một đòn chí mạng dẫn đến sốc phản vệ ở bệnh nhân do thể trạng không tương xứng. Tất cả những thiếu sót có thể dẫn đến chết người như đã nói ở trên là bài học nằm lòng cho các bác sỹ ngoại khoa, nhất là bác sỹ mổ nên chỉ có thể nói bác sỹ Tường đã lường trước, nhưng vẫn lờ đi.
Việc tại sao ngay sau khi bệnh nhân H. đã có biểu hiện sốc, thậm chí chết lâm sàng, bác sỹ Tường không đưa vào bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu nhằm tránh tội, bác sỹ Tiến cho biết, thông thường bệnh nhân khi chết lâm sàng nghĩa là tim ngừng đập, nếu không được cấp cứu kịp thời thì chỉ 5 phút sau sẽ mất não. Bệnh nhân lúc này cầm chắc chết, nếu có được cứu cũng chỉ sống thực vật. Liệu bác sỹ Tường, hay nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường có đủ thời gian để đưa nạn nhân sang bệnh viện Bạch Mai hay không? Bác sỹ Tường đủ kinh nghiệm để phân tích nên hay không nên đưa đi cấp cứu thời điểm đó.
Nhiều bác sỹ quan tâm tới tiền nhiều hơn là trách nhiệm
"Hiện nay, kinh tế phát triển, người dân có nhu cầu làm đẹp nhiều nên cứ nghe có thông tin chỗ nào làm tốt là lập tức ùa đến mà không kiểm nghiệm thông tin, bác sỹ thì một số lại quan tâm tới tiền nhiều hơn là trách nhiệm mới dẫn đến những vụ việc đau lòng như vậy. Trong tình trạng Việt Nam còn thiếu bác sỹ đa khoa như vậy thì ngoài những bác sỹ được đào tạo chuyên ở nước ngoài về, có trường đại học nào có thể đào tạo được bác sỹ thẩm mỹ đủ tiêu chuẩn hay chưa?", bác sỹ Tiến chia sẻ.
Theo Xahoi
Sự thật chuyện trả thù nhà bác sĩ thẩm mỹ Cát Tường Không bao giờ có chuyện tìm người thân của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường để trả thù khiến cho chị này phải bỏ trốn khỏi nhà khi sự việc xảy ra như dư luận bàn tán. BS Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh Phạm Đức Quang - cậu chị Huyền đã khẳng định với chúng tôi như vậy vào chiều ngày 24/11....