Mẹ dạy con gái về 5 định luật bất biến của ‘người thứ 3
Mẹ cũng từng là thiếu nữ, cũng từng được yêu và từng nếm trải qua nhiều cay đắng trong tình yêu. Rồi con cũng sẽ trở thành phụ nữ. Mẹ mong rằng khi ấy con đủ bản lĩnh để đối mặt với cụm từ “người thứ 3″ chen vào từ điển sống của cuộc đời mình.
1. “Người thứ 3″ vừa là danh từ, vừa là tính từ
Phim truyện đã dạy con rằng cuộc tình nào cũng có cặp nam nữ chính, và nghiễm nhiên ai đó liên quan tình cảm trực tiếp đến một trong hai nhân vật nam chính hoặc nữ chính đó thì đều được ngầm hiểu là người thứ 3. Người thứ 3 là danh từ chỉ người thừa ra trong một mối quan hệ không chính thống, không – được – thừa nhận.
Điều ấy là đúng, nhưng chưa đủ. Khi con lớn lên một chút, dù hữu ý hay vô tình, con sẽ hiểu thêm rằng “người thứ 3″ còn là tính từ mang nhiều sắc thái nhất mà con từng được biết. Nó thay cho tính từ chỉ sự xấu xí, ích kỷ, nhỏ nhen, đáng ghét,… nhưng cũng có khi chỉ sự đáng thương, bi ai, sầu uất,… Có quá phức tạp đối với con không?
2. “Người thứ 3″ cũng chỉ đơn giản là một con người sống có cảm xúc
Chớ coi “người thứ 3″ là một ai đó xa lạ, khó hiểu hay nguy hiểm. Họ trước khi là “người thứ 3″ cũng chỉ là một con người bình thường như bao người khác, cũng biết yêu, biết thương, biết hướng đến những điều trong veo ở tương lai giống như chính con vậy.
Vì lẽ đó, đừng bao giờ dùng lí trí để vội vàng phán xét bất cứ ai là “người thứ 3″. Bởi hơn hết, con cần sống bằng một tâm hồn nhân hậu được nuôi dưỡng từ sự thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Biết đâu đấy “người thứ 3″ không chỉ có trên phim mà là ngay chính người bạn, người họ hàng, người đồng nghiệp gần gũi thân thiết với con.
Mẹ mong khi con trưởng thành, con sẽ luôn tỉnh táo và mạnh mẽ khi biết đến sự xuất hiện của người thứ 3 trong cuộc sống
(ảnh minh họa)
3. Không thể dựa vào thời gian để khẳng định ai mới là “người thứ 3″
Theo lẽ thường, một cặp đôi đang hạnh phúc yên ấm thì có một người khác chen ngang phá rối mối quan hệ tốt đẹp giữa hai người, như thế người đến sau là người thứ 3 xấu tính đúng không con?
Nhưng đặt ngược lại vấn đề, nếu đôi nam nữ quen nhau lúc đầu đang trong giai đoạn “tái chín” thì một nhân vật mới xuất hiện và một trong hai người tìm thấy tình yêu đích thực của mình. Lúc đó người đến trước lại hóa ra chỉ là nhân vật phụ.
Thực tế còn diễn ra nhiều câu chuyện hoàn cảnh trái khoáy khác, và việc người đến trước hay người đến sau hoàn toàn không phải là căn cứ để xác định “người thứ 3″ con nhé.
4. “Người thứ 3″ luôn là người bị đổ lỗi
Bất kể nội tình mối quan hệ tay 3 như thế nào, nhưng hễ cứ ai bị dán mác “người thứ 3″ là y như rằng bị đổ lỗi cho sự tan vỡ. “Người thứ 3′ bị coi là nguồn gốc của bi tình. Nhưng con nên sáng suốt để hiểu rằng trách nhiệm không thuộc về riêng ai, mà thuộc về mỗi người.
Trong mối quan hệ của chính mình, con hãy luôn là người chủ động và cũng nên yêu những người biết chủ động biết trách nhiệm với các mối quan hệ của mình. Nếu người con yêu sa bước, cảnh tỉnh không được, cứ để người ta đi vì họ không xứng với con. Nếu chính con lạc lối, hãy tĩnh tâm để tìm về nơi đâu là bình yên và thực sự an toàn của mình.
Video đang HOT
Không phải lúc nào người thứ 3 cũng là người duy nhất sai lầm (ảnh minh họa)
5. Chẳng người mẹ nào muốn con gái mình trở thành “người thứ 3″
Mẹ sợ con gái yêu của mẹ bị “người thứ 3″ làm tổn thương, nhưng điều mẹ sợ nhất là con vô tình trở thành “người thứ 3″ trong một mối quan hệ mà chính con không xác định được đó là mối quan hệ gì.
Bởi vậy, ngay lúc này, ngay bây giờ, con phải nhớ là luôn yêu thương chính mình, chỉ có biết yêu và trân trọng chính mình con mới xứng đáng có được những gì tốt nhất kể cả người đàn ông xứng đáng nhất với con.
Mẹ mong rằng khi con thực sự trưởng thành, con sẽ không lo lắng, không sợ hãi trước bất cứ mối đe dọa nào đối với mối quan hệ tình cảm của mình. Vì con biết không, cứ chợp mắt một cái là tuổi trẻ đã thoắt vụt đi rồi. Mọi khổ đau dằn vặt trong tình yêu chỉ là sai lầm tạm thời của tuổi trẻ, chỉ có tình thương với gia đình là còn mãi thôi cô gái nhỏ ạ.
Theo Blogtamsu
Điều cha mẹ bắt buộc phải dạy con trước 5 tuổi
2 tuổi, bé đã hiểu hết những thông điệp "không" của cha mẹ rồi. Vì thế cha mẹ nên dạy con những điều cần thiết nhất trước khi trẻ 5 tuổi nhé!
Dạy con biết tiết kiệm
Một kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho trẻ đó là tính tiết kiệm.
Một kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho trẻ đó là tính tiết kiệm, quản lý đồ dùng cá nhân, đồ ăn uống của mình, của gia đình một cách hợp lý.
Bố mẹ cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng đắn, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật con đang sở hữu (đồ chơi, đồ ăn).
Tầm tuổi này rất thích hợp để bạn có thể dạy con về mối liên hệ giữa sức lao động - công việc - tiền bạc - tiết kiệm.
Hãy làm gương cho con trẻ trước, bé sẽ rất nhanh để nhận biết sự tiết kiệm của cha mẹ trong việc chúng nhìn thấy cha mẹ ăn hết sạch thức ăn trong bát, không đổ thừa mứa đồ ăn, nâng niu quý trọng đồ vật trong nhà.
Những điều này sẽ là tín hiệu để bạn dạy cho con về tính tiết kiệm, trân trọng những gì đang có. Phân tích cho con hiểu: nên hay không nên và bao giờ thì thích hợp để mua đồ chơi mà con thích.
Lòng trung thực
Cách tốt nhất để khuyến khích tính trung thực ở con là chính bạn phải trở thành một người trung thực.
Con sẽ học theo bạn, vì thế bạn cần tránh nói dối trước mặt con, dù đó chỉ là những lời nói dối vô hại. Hãy để con thấy bạn trung thực với những người khác.
Bảo vệ bản thân
Điều cha mẹ bắt buộc phải dạy con trước 5 tuổi.
Thế giới quanh bé rộng lớn, nói không đâu xa chỉ riêng căn phòng bé ngồi cũng đã có biết bao đồ vật sẵn sàng trở nên "hung tợn" và nguy hiểm với bé nhất là khi bố mẹ không ở cạnh.
2 tuổi, bé đã hiểu hết những thông điệp "không" của cha mẹ rồi. Tuy nhiên, thay vì nói không, cha mẹ nên phân tích cho con hiểu lý do tại sao, hoặc hướng con tới những hành động an toàn khác.
Bạn nên phân tích tại sao con không nên sờ vào ổ điện, phích nước, ngăn kéo tủ, bình nước,... thay vì "không được, không được" nhé.
Một điều vô cùng quan trọng đó là bậc phụ huynh nên dạy con tuyệt đối không nói chuyện, nhận quà, đi theo người lạ trong bất cứ tình huống nào. Bạn hãy đảm bảo rằng chuyện con nên biết tìm sự hỗ trợ từ những người an toàn như: chú cảnh sát, giáo viên,...
Thuộc lòng địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ cũng là một kỹ năng rất nên có ở bé.
Biết chia sẻ
Từ khi 3 tuổi, bé đã nhận biết rõ mối quan hệ xung quanh mình. Hạn chế tính ích kỷ và dạy bé biết chia sẻ là điều quan trọng vào lúc này.
Bố mẹ có thể khuyến khích bé biết chia sẻ, giải thích với bé rằng, khi cho bạn chơi đồ chơi cùng với mình thì ai ai cũng vui, chơi một mình sẽ chẳng vui chút nào.
Có chính kiến
Có chính kiến nhưng không phải là sự đòi hỏi quá đà, bạn nên cho bé đưa ra quyết định cho riêng mình. Điều này vô cùng quan trọng, sẽ khiến bé tự lập hơn, có trách nhiệm hơn với lời nói, ý kiến của mình.
Tuy có quyền quyết định cao nhất nhưng cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé lựa chọn sở thích của mình.
Cha mẹ có thể bắt đầu cho bé từ những điều rất đơn giản như: "Hôm nay con thích ăn món gì?", "Con thích mang đồ chơi nào vào bồn tắm", "con thích ăn váng sữa hay sữa chua, cam hay táo", "Con thích nhặt rau giúp mẹ hay cùng bố đi lau cửa sổ nhỉ"...
Lòng quyết tâm
Lòng quyết tâm là một phẩm chất mà bạn có thể khuyến khích từ khi con còn rất nhỏ. Cách đơn giản nhất để làm điều này là tránh khen ngợi con quá nhiều, đồng thời dành cho con những nhận xét trung thực, thẳng thắn nhưng vẫn nhẹ nhàng, mang tính động viên.
Một cách khác giúp con có được sự quyết tâm là động viên con làm những việc không dễ dàng. Hãy khen ngợi khi con có can đảm làm việc đó và khi công việc đã hoàn thành. Khi nhận được lời khen kiểu như "Thật tuyệt, mẹ biết việc đó rất khó khăn, nhưng con đã làm được!", con sẽ cảm thấy mình được công nhận và có thêm động lực để quyết tâm hơn vào lần sau.
Có trách nhiệm
Bạn nên dạy cho con trẻ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình bằng một công việc cụ thể như gấp chăn màn của con, đặt quần áo vào đúng nơi quy định...
Cách dạy dễ nhất và tốt nhất vẫn là sự mẫu mực của cha mẹ. Mỗi khi bé thực hiện xong nghĩa vụ và trách nhiệm của mình một cách xuất sắc, bạn hãy khuyến khích con trẻ bằng lời khen ngợi hoặc một món quà nho nhỏ.
Tự ăn
Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho.
Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho. Thế là một điều không nên chút nào. Ở độ tuổi này, bé đã có thể tự mình xúc cơm một cách "điêu luyện" không chỉ bằng thìa mà bằng đũa.
Bạn hãy cho bé tự lập trong chuyện này. Có thể lần đầu bạn sẽ phải dọn kha khá "bãi chiến trường" bàn ăn của con nhưng bạn hãy cố gắng kiên trì, và đặt hoàn toàn niềm tin bé sẽ làm tốt được việc này.
Vệ sinh cá nhân
Đây là một việc làm không hề dễ nhưng bạn sẽ phải trang bị cho con kiến thức này ở độ tuổi này. Từ chải đầu tóc, đánh răng, xúc miệng, rửa mặt, rửa tay chân, rửa vùng kín...
Sự công bằng
Đối với trẻ nhỏ, nói lời xin lỗi là một điều rất dễ dàng, do đó, nếu chỉ bắt con nói xin lỗi, con sẽ làm ngay mà không ý thức được hậu quả hành động của mình. Hãy giúp con chủ động sửa lỗi lầm, bởi điều này sẽ truyền tải một thông điệp mạnh mẽ hơn nhiều. Cụ thể, nếu bạn thấy con đối xử tệ với một ai đó, hãy giúp con tìm ra cách bù đắp.
Theo Phunutoday
Những điều mẹ dạy trước khi... lấy chồng Mẹ bảo, lúc giận đừng có cãi nhau, có thể không nói gì, không giặt quần áo của chồng, nhưng không được cãi nhau với chồng. Mẹ bảo, cãi nhau với đàn ông thì đừng có chạy ra ngoài mà oang oang khắp nơi... Mẹ bảo, ngôi nhà chính là chỗ đóng quân của người phụ nữ, cho dù có xảy ra chuyện...