Mẹ đao phủ IS im lặng dù nhận ra con trai từ video đầu tiên
Bà Ghania Emwazi, mẹ của kẻ được cho là tên đao phủ John “thánh chiến” của IS, đã im lặng dù nhận ra giọng nói của con trai mình trong video hành quyết một con tin Mỹ từ tháng 8 năm ngoái.
Mohammed Emwazi thuở nhỏ (trái) và khi đã trở thành John “thánh chiến”. (Ảnh: Guardian)
Telegraph dẫn các nhà điều tra của Kuwait cho biết bà Ghania đã thốt lên “Đó là con trai tôi!” khi bà xem video hành quyết đầu tiên do phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) công bố hồi tháng 8/2014.
Trong đoạn phim quay cảnh hành quyết nhà báo Mỹ James Foley, kẻ được gọi là John “thánh chiến” cầm dao đứng bên cạnh con tin và đưa ra những lời đe dọa bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, dù đã biết từ những phút giây đầu tiên, bà Ghania được cho là đã không tiết lộ điều này với chính quyền. Ít nhất đã có thêm 4 con tin phương Tây của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) sau đó đã bị xử tử dưới tay của John “thánh chiến”.
Tuần trước, truyền thông phương Tây hé lộ thân thế tên sát thủ IS là Mohammed Emwazi, người Anh gốc Kuwait, sống ở tây London, và đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tính. Thông tin trên đã gây khiến đất nước Kuwait, nơi Mohammed sinh ra, chấn động mạnh mẽ.
Video đang HOT
Các nhà điều tra Kuwait cho hay bố mẹ của Mohammed, hiện đang sống ở Kuwait, được cho là đã biết về những hành động của con trai suốt nhiều tháng sau khi nhận ra giọng nói của y trong video đầu tiên. Cha của kẻ hiện là John “thánh chiến”, ông Jassem, 51 tuổi hôm 1/3 đã khai như vậy với cảnh sát Kuwait khi bị triệu tập và thẩm vấn suốt một ngày cùng một trong những người con trai.
Ông Jassem cho hay ngay từ hồi tháng 8 năm ngoái, khi bật lại đoạn video hành quyết con tin người Mỹ, ông đã chắc chắn đó là giọng nói của con trai.
Báo Insiders mô tả trong cuộc thẩm vấn hôm 1/3, ông Jassem đã rất buồn và đau khổ vì những gì xảy ra với con trai mình. Ông nói: “Tôi đợi ngày này qua ngày khác để nghe ngóng xem có thông tin về cái chết của con mình không”.
Theo một nguồn tin địa phương, ông Jassem từng là một sỹ quan cảnh sát Kuwait trong giai đoạn 1980-1993. Ông được cho là đã rời quê hương sau khi hợp tác với quân đội Iraq tiến hành cuộc chiến với Kuwait năm 1990. Đến năm 2002, ông Jassem đã có quốc tịch Anh, vài năm sau, ông lại chuyển về Kuwait để sinh sống dù vẫn mang quốc tịch nước ngoài.
Lần cuối cùng ông Jassem liên lạc với con trai là vào năm 2013, ngay sau khi hắn đến Thổ Nhĩ Kỳ. Hắn nói với bố mẹ rằng dự định sang Syria để “chuyển đồ viện trợ”.
Dù là tên đao phủ tàn ác khét tiếng, Mohammed Emwazi từng được đánh giá là một nhân viên giỏi trong thời gian thử việc ở một công ty kinh doanh tại Kuwait. “Chúng tôi đã tiếp nhận 5 người cách đây 3 năm và anh ta tốt nhất trong số đó”, giám đốc điều hành công ty trên kể. “Anh ta thông minh, rất khiêm nhường, cư xử nhã nhặn và lúc đó, anh ta là một người tốt”.
Mohammed đến tháng 4/2010 nói hắn cần trở về London để giải quyết chuyện riêng và sau đó không còn quay trở lại. Các đồng nghiệp kể lại, trong thời gian làm việc ngắn ngủi, Mohammed không hay bàn luận về tôn giáo hay chính trị và cũng không than phiền gì về nước Anh ngoài chuyện giá cả đắt đỏ.
Thoa Phạm
Theo Telegraph
Con gái Chủ tịch Korean Air ngồi tù một năm vì gây gián đoạn chuyến bay
Một tòa án Hàn Quốc hôm nay đã tuyên án con gái Chủ tịch hãng hàng không Korean Air 1 năm tù với tội danh vi phạm luật hàng không, sau khi cô gây gián đoạn một chuyến bay quốc tế chỉ vì tức giận cách một tiếp viên phục vụ hạt mắc ca cho cô.
Cho Hyun-ah, con gái Chủ tịch hãng hàng không Korean Air. (Ảnh: EPA)
Theo hãng tin BBC, Cho Hyun-ah, phó tổng giám đốc phụ trách mảng dịch vụ của hãng hàng không Korean Air và là con gái Chủ tịch hãng này, đã bị phạt tù 1 năm vì tội vi phạm luật hàng không. Trước đó, các báo đưa tin, cô Cho có thể phải đối mặt với mức án phạt cao nhất lên tới 10 năm tù.
Vụ bê bối khiến cô Cho phải ngồi tù xảy ra hôm 5/12, trên một chuyến bay của hãng hàng không Korean Air từ sân bay John F. Kenedy, New York về Seoul. Khi máy bay chuẩn bị cất cánh, Cho đã gọi một gói hạt mắc ca, và được một tiếp viên mang tới, nhưng không đổ sẵn ra đĩa.
Cho đã nổi giận vì nghĩ rằng mình bị coi thường. Cô đã buộc máy bay phải quay trở lại nhà ga dù đang chuẩn bị cất cánh, chỉ để đuổi tiếp viên xuống máy bay. Vì thế, chuyến bay quốc tế đã về tới Seoul trễ mất 11 phút.
Các hãng truyền thông trong nước và quốc tế gọi đây là vụ việc "hạt mắc-ca nổi giận", còn Cho Hyun-ah được nhắc đến là "công chúa hư". Vụ bê bối trên đã khiến "công chúa hư" Cho Hyun-ah buộc phải từ chức khỏi vị trí phó tổng giám đốc phụ trách mảng dịch vụ của hãng Korean Air, đồng thời hứng chịu "búa rìu" dư luận.
Cách hành xử của Cho đã thổi bùng sự giận dữ trong công chúng Hàn Quốc, vốn từ lâu bất bình bởi cho rằng các gia đình tài phiệt sở hữu những tập đoàn lớn (Chaebol) tại nước này đã kiểm soát nhiều mặt của đời sống kinh tế.
Văn phòng công tố quận Tây Seoul tháng trước đã tuyên bố "vụ việc chưa từng xảy ra này đã làm xói mòn niềm tin vào hãng hàng không Korean Air và hủy hoại hình ảnh của đất nước Hàn Quốc với bạn bè quốc tế".
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Tiết lộ các biện pháp tra tấn dã man của IS với nhà báo Anh Nhà báo Anh John Cantlie, con tin hiện đang bị nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ tại Syria đã bị tra tấn dã man bằng các hình thức như dìm xuống nước, cho điện giật và đứng trong 3 ngày liền. Nhà báo Anh John Cantlie hiện đang bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo bắt giữ tại Syria....