Mê đắm vườn mẫu đơn đỏ rực giữa lưng chừng đồi, chụp ảnh như tiên cảnh ở ngoại thành Hà Nội
Giữa mùa hè chói chang, một cung đường nhỏ giữa núi đồi xanh ngắt ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 30km (thuộc Đồng Dâu, Tiến Xuân, Thạch Thất) bỗng bật lên những sắc đỏ rực rỡ như một dàn đèn lồng đỏ treo cao.
Đó là cung đường hoa mẫu đơn, điểm đến mới của hội chị em mê “sống ảo” và chụp ảnh thời trang.
Hoa mẫu đơn (hay còn gọi là “bông trang”) vốn là loại hoa quen thuộc, được trồng ở nhiều nơi, có nhiều màu khác nhau, tuy nhiên mẫu đơn đỏ Mỹ hiện đang là “hot trend” bởi vì hoa bền, bông đỏ thắm, cực kỳ bắt mắt.
Con đường đỏ rực hoa mẫu đơn ở Đỉnh Thượng Thần
Cung đường hoa mẫu đơn đỏ ở khu vườn tại Đồng Dâu, Tiến Xuân, Thạch Thất chỉ hơn 30m dài nhưng đủ để người ta cảm thấy như lạc vào một đường hoa miên man không dứt. Đứng giữa những bông hoa thắm đỏ, rực rỡ, các chị em có thể chọn chụp với nhiều style khác nhau từ hình ảnh công chúa mộng mơ, cổ trang hay váy áo nhẹ nhàng… Những bức ảnh “lạc vào vườn hoa” vô cùng hút mắt như chốn thần tiên nào đó.
Khu vườn có cung đường hoa mẫu đơn đỏ nằm trên một sườn đồi dốc đứng, với bốn bề núi rừng xanh ngắt. Đường hoa mẫu đơn có thế tựa núi, với cả một vùng núi xanh, mây trắng làm nền, nên ở góc độ nào cũng thấy bát ngát thiên nhiên.
Lối đi rực rỡ sắc hoa
Vào mùa này, khu vườn không chỉ có đường hoa mẫu đơn, mà cả vạt hoa thanh xà với màu xanh biêng biếc, cánh hoa mỏng manh cũng khiến hội chị em mê đắm. Nhiều người thường gọi đây là khu vườn “không góc chết” vì mỗi góc vườn đều được chủ nhân thiết kế khéo léo để tạo nên những góc “sống ảo” mơ mộng, mang vẻ đẹp êm đềm, dịu dàng của thiên nhiên. Đó là đường cỏ lau tím, đường linh sam tím, mua Thái, hay các thảm hoa ngũ sắc đủ màu… Cây lá rì rào, xanh ngát khiến các chị em ngồi đâu cũng như tự vẽ mình vào bức tranh mộng mị của thiên nhiên.
Theo chủ nhân của khu vườn, cây cối được chọn trồng với chủ ý bốn mùa hoa nở để người đến cảm thấy dòng thời gian bất tận và vĩnh cửu. Vừa rời mùa tường vy là đến mùa mẫu đơn, thanh xà, ngay sau đó sẽ là mùa hoa mỹ nhân, hoa ngũ sắc tím, giáp Tết sẽ là hoa đào, hoa lê, rồi phong linh…
Video đang HOT
Chủ nhân của khu vườn cũng rất khéo léo khi kiến trúc khu vườn với những lối đi giao nhau, những bậc thang lên xuống gần gũi, theo hình thái của một đóa sen nở, biểu thị cho một tinh thần bình yên và tĩnh tại như đóa sen giữa núi đồi. Khi đến với khu vườn rộng 3.000 mét vuông này, các kiến trúc sư cho rằng, chỉ có người ngoại đạo mới có thể kiến thiết nên một khu vườn vừa tự nhiên, vừa phóng khoáng, lại thơ mộng kiểu “ tiên cảnh” như vậy. Bởi, người kiến thiết không bị ràng buộc bởi bất cứ một quy tắc hay lề lối kiến trúc nào, mà dựa vào sự tỉ mỉ và tình yêu hoa lá, cỏ cây một cách sâu sắc.
Chủ nhân đặt tên khu vườn của mình khá lạ tai, là “Đỉnh Thượng Thần”. Theo tiết lộ của chủ nhân, cái tên này được đặt vào ngày đầu tiên khi bắt tay kiến thiết khu vườn. Đó là một ngày mùa xuân, mưa nhẹ, mây rập rờn lững thững bay ngang qua vạt đồi, cò trắng từ bên kia núi rủ nhau theo mây bay về. Cảnh sắc như chốn bồng lai trong một bức tranh thủy mặc khiến chủ nhân ngẫu hứng đặt tên “Đỉnh Thượng Thần” với hàm ý người đến với khu vườn sẽ được hưởng một không khí bình yên, tiêu dao, thư thái và mơ màng như chốn thần tiên.
Gần đây, khu vườn cũng trở thành một địa chỉ cắm trại của những tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn được sống gần với thiên nhiên nhất nhưng vẫn được hưởng sự sạch đẹp của một không gian vườn tược có bàn tay chăm sóc, yêu thương của con người. Khu vườn nằm ở khu vực ngay “bên hông Hà Nội”, chỉ cách Hà Nội hơn 30km, nhưng khi đến đây lại giống như bước vào “một thế giới khác” nhờ được bao phủ bởi màu xanh núi rừng, tránh xa khói bụi ồn ào của thị thành. Với đường đi dễ dàng, thuận tiện nên khu vực này rất hấp dẫn người Hà Nội dã ngoại trong ngày, hoặc cắm trại qua đêm, đặc biệt là vào mùa Xuân và Thu.
Khám phá nét cổ kính của làng cổ ngoại thành Hà Nội
Những ngôi làng cổ ven đô, lưu giữ những giá trị vật thể, phi vật thể của Hà Nội, hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp nguyên sơ, cổ kính in đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ.
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng làng cổ Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc trưng của những ngôi làng xưa cũ. Ảnh: Doãn Thành
Làng cổ Đường Lâm
Nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt và quần thể di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cảnh quan độc đáo đang lưu giữ, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội gồm 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu. Nằm rải rác tại các thôn này hiện còn tới 956 ngôi nhà truyền thống có niên đại thế kỷ XVI.
Đến với Đường Lâm, du khách dễ dàng cảm nhận được nét cổ kính, bề thế ngay từ cổng làng. Bước qua cổng làng xưa, tới đình Mông Phụ. Kiến trúc đình xây dựng theo kiểu chữ Công gồm Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc và Đại Đình.
Đáng chú ý là kiến trúc của tòa Đại Đình "ba gian hai chái", sáu hàng chân cột đặt trên một nền đất thấp, trên có sàn bằng ván gỗ; xung quanh chỉ có lan can gỗ kiểu chấn song nên rất thông thoáng. Bộ khung đình được trạm khắc các họa tiết rồng, lân, cá chép, chim, hoa lá...
Mái đình to, bè, hơi võng nhẹ, bờ nóc hơi cong; trên các góc mái trang trí "tứ linh" như rồng, lân, phượng và hổ, với những vân xoắn lớn. Những họa tiết trang trí khiến cho mái đình, thân đình và dưới đất hợp thành một thể thống nhất.
Du khách trải nghiệm không gian Tết Việt Nam tại làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Khánh Huy
Đường Lâm được hình thành bởi 9 làng, trong đó 5 làng là: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau, còn hai làng tách biệt là Phụ Khang và Văn Miếu. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.
Bên cạnh những di tích lịch sử văn hóa giá trị cao, Đường Lâm đẹp cổ kính qua từng con ngõ nhỏ, cổng nhà, nhà cổ đơn sơ, gần gũi, những giếng cổ hàng trăm năm tuổi.
Làng cổ Yên Lạc
Một ngôi làng khác đó là làng cổ Yên Lạc, xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sức hấp hẫn ở làng cổ Yên Lạc khắc họa trên mỗi mái nhà, cổng làng, sân đình, bến nước hay quy ước của một làng Việt xưa. Trong khi ở nhiều nơi quá trình đô thị hóa đang làm mai một những giá trị văn hóa truyền thống thì làng cổ Yên Lạc vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của một làng Việt cổ vùng Bắc Bộ.
Làng cổ Yên Lạc vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của một làng Việt cổ vùng Bắc Bộ. ảnh:Thế Dương
Làng cổ Yên Lạc còn lưu giữ "cổng tiền" và "cổng hậu" đặc trưng kiến trúc của một ngôi làng Bắc Bộ; ngôi Đình làng - Di tích văn hóa cấp quốc gia, xây dựng từ thế kỷ 17, thờ vị Anh hùng Chu Đạt, người đứng lên khởi nghĩa chống lại sự xâm lăng của nhà Hán. Làng có phong cách kiến trúc cổ thuần Việt với những con đường nhỏ uốn lượn, mềm mại đi qua những căn nhà tường đá ong cổ kính, gần gũi. Mỗi góc nhìn của làng đều giúp khách thăm cảm nhận được sự thân thương, quen thuộc của một làng quê vùng Bắc Bộ.
"Để có được những viên đá ong, chúng tôi phải lấy đá từ lòng đất, phơi khô 3 tháng đợi mặt đá se lại, rồi sau đó mới bắt đầu tạo hình vuông vắn", ông Phạm Văn Bốn, người dân trong thôn chia sẻ.
Theo ông Bốn, đá ong được người dân ưa chuộng, là xu hướng mới những năm trở lại đây. Tính thẩm mĩ của những căn nhà dựng từ gạch đá ong cũng được thể hiện rõ qua từng đường nét của kiến trúc. Ngoài ra, gạch đá ong được chọn lựa kỹ càng không chỉ về chất lượng mà còn về sự đồng nhất trong màu sắc, tạo ra một bức tranh hài hòa, đẹp mắt. Hơn nữa, bề mặt rỗ của đá ong cũng được coi như một nét chạm khắc đặc biệt trên từng viên gạch.
Những "ngôi biệt thự" ở làng Cựu
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên có tuổi đời trên 500 năm. Ngôi làng cổ này nổi danh với những ngôi biệt thự cổ pha lẫn kiến trúc Việt và Pháp được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX. Trong khoảng thời gian từ 1920 - 1945, hàng chục "ngôi biệt thự" làng Cựu được xây dựng với kiểu kiến trúc vòm cuốn, mái chảy, gỗ lim,... Các chi tiết nhỏ trong nhà thường được chạm trổ cầu kì hoa lá, hạc, phượng.
Làng Cựu nổi bật với kiến trúc giao thoa giữa nét văn hóa Á Đông và phương Tây với những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách châu Âu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống kiến trúc Việt Nam. Trong làng vẫn còn lưu giữ đậm đặc cấu trúc của làng quê với dãy nhà cổ trầm mặc, giếng làng trong mát, cổng làng, chùa làng cổ kính...
Làng Cựu là một ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi, thuộc xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội. ảnh: Hữu Hải
Kiến trúc những ngôi nhà cổ nơi đây trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ cho mình nét cổ kính, sang trọng ẩn hiện sau những mái ngói âm dương, màu đỏ kết hợp với những chạm trổ, cửa vòm tinh xảo.
Đi dọc các con ngõ, không khó để bắt gặp những ngôi nhà cổ với mái nhà, cột vòm kiểu Gothic theo lối kiến trúc Phục Hưng phương Tây, nhưng bên cạnh lại là hai hàng câu đối chữ Hán-Nôm quen thuộc trên tấm đại tự vòm cổng hoặc chạm trổ hình con nghê truyền thống của người Việt.
Tiến sỹ Lê Quỳnh Chi, Thạc sĩ Dương Quỳnh Nga, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch thuộc Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết làng Cựu chứa đựng nhiều giá trị, tiềm năng phát triển thành không gian sáng tạo bởi làng chứa đựng hạ tầng văn hóa sáng tạo, trên cả vật thể và phi vật thể, là nền tảng phát triển hoạt động sáng tạo.
Làng cổ Ước Lễ
Làng Ước Lễ có lịch sử lâu đời, được hình thành từ thế kỷ thứ 15. Nơi đây được xem là khung cảnh điển hình của làng quê Bắc Bộ. Bao quanh ngôi làng là một con hào nhỏ, lũy tre dày, cùng với đó là cây đa cổ thụ và những nếp nhà cổ mang nét đặc trưng của xứ Đoài. Nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu như: kiến trúc nhà cổ, đình làng, chùa chiền, và các lễ hội truyền thống.
Do sự phát triển của thời đại ngày nay, làng không còn nhiều nhà cổ như trước nhưng vẫn còn một vài nhà cổ mang nét đặc trưng xưa. Ước Lễ cũng là một trong số ít ngôi làng cổ chưa bị "du lịch hóa" nên mọi thứ hiện hữu tại nơi này vẫn nguyên nét bình dị, mộc mạc.
Đình làng Ước Lễ mang kiến trúc thời Hậu Lê, được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia
Điểm đặc sắc nhất trong toàn bộ quần thể di tích cổ của làng Ước Lễ chính là cánh cổng làng. Cổng làng Ước Lễ là công trình bề thế được xây dựng từ thời nhà Mạc đến nay vẫn giữ được kiến trúc cổ của làng xưa: trên là nhà, dưới là cổng (thượng gia - hạ môn). Cổng nằm sau một cây cầu uốn cong bắc ngang qua một con kênh nhỏ, trên có đề 3 chữ "Ước Lễ môn" (tức là cổng Ước Lễ).
Đình làng thờ Thành hoàng Lữ Gia còn giữ nguyên vẹn kiến trúc thời Hậu Lê, được đánh giá đẹp sánh ngang với đình Quảng Bá (Hà Nội). Với vẻ đẹp trường tồn bất chấp sự mai một của thời gian cùng giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời, đình Ước Lễ đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2004.
Nét dung dị yên bình của những ngôi làng Việt cổ đang là những thực thể lịch sử, văn hóa góp vào bức tranh văn hóa của Thủ đô những sắc mầu lung linh, rực rỡ từ nền tảng văn hóa truyền thống.
Đến Hà Nam, ghé thăm ngôi chùa nghìn năm tuổi, tìm cảm giác an yên Đặt chân đến ngôi chùa nghìn năm tuổi này, dường như mọi muộn âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai tựa lưng vào núi, gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp...