Mẹ đảm ở Hà Nội chia sẻ: Đã từng có năm tiêu hết 60 triệu, ở tuổi 46, tôi nhận ra rằng Tết nào chi càng ít thì Tết đó càng vui
Tôi không muốn biến dịp nghỉ ngơi hiếm có của mình thành cuộc chiến chi tiêu.
Câu chuyện được chia sẻ bởi chị Thu Thảo, 46 tuổi ở Hà Nội.
Càng có tuổi tôi càng nhận ra rằng dường như những năm gần đây, ngày Tết không còn cái sự háo hức, mong đợi như ngày xưa nữa.
Tôi còn nhớ hồi bé, có khi từ trước Tết cả tháng trời, tâm trí đã lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nghỉ Tết rồi. Ban đầu tôi còn cho rằng chắc là mình lớn tuổi rồi nên không còn nhiều mặn mà với Tết nữa nhưng đám con cháu nhà tôi dường như cũng như vậy.
Có quá nhiều lý do để người ta càng ngày càng e ngại Tết.
1. Áp lực kinh tế: Chi phí cho dịp Tết ngày càng cao, từ mua sắm, quà cáp, đến lì xì. Điều này tạo ra áp lực tài chính đối với nhiều gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hội nhập và biến động.
2. Thay đổi trong lối sống: Với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều người trẻ ưu tiên du lịch, trải nghiệm mới thay vì truyền thống đoàn tụ gia đình. Tết không còn là dịp duy nhất để gia đình quây quần bên nhau.
3. Công việc bận rộn: Nhiều người hiện nay phải làm việc xa nhà, thậm chí làm việc qua Tết, khiến họ không thể trở về nhà để ăn Tết cùng gia đình.
4. Thế hệ trẻ và văn hóa toàn cầu: Sự tiếp xúc với nền văn hóa toàn cầu khiến giới trẻ ít mặn mà hơn với các truyền thống, họ tìm kiếm những hình thức giải trí và kỷ niệm khác.
5. Sự thuận tiện của công nghệ: Công nghệ giúp con người liên lạc với nhau mọi lúc mọi nơi, làm giảm đi sự đặc biệt của việc về nhà đoàn tụ trong dịp Tết.
6. Sự thay đổi trong quan niệm và giá trị: Một số người có thể xem Tết như một thời gian cho sự nghỉ ngơi và thư giãn thay vì nhấn mạnh các nghi lễ truyền thống.
Vì muốn gia đình giữ được những cảm xúc thiêng liêng của ngày Tết đoàn viên nên tôi đã có những thay đổi trong việc chuẩn bị cho ngày Tết và sau 5 năm thay đổi, tôi nhận ra rằng cứ cái Tết nào càng chi tiêu ít tiền thì cái Tết đó lại càng vui.
Video đang HOT
Trong 2 năm đầu tiên, tôi đã để ra 20 triệu để chi tiêu cho toàn bộ những việc liên quan đến Tết và chia ra làm 4 khoản, mỗi khoản 5 triệu đồng.
1. Khoản chi cho ăn uống của cả nhà.
2. Khoản mua sắm trang trí nhà cửa.
3. Khoản đi du xuân, đi chơi ngày Tết.
4. Khoản mừng tuổi con cháu, bà con.
Trước đó, đã từng có năm tôi cho rằng ăn Tết càng to thì lại càng vui, càng hân hoan. Tôi không tiếc tiền chi cho ngày Tết, có năm hết Tết rồi ngồi tính lại thấy mình tiêu hết cả 60 triệu đồng. Nhà thì không đông đúc gì, có mỗi 2 vợ chồng tôi, 2 vợ chồng thằng lớn, đứa con gái út và 2 thằng cháu nội thôi.
Khoảng 5 năm trước thì kinh tế khó khăn hơn 1 chút, tôi bàn với cả nhà Tết tiết kiệm chút và sau 2 năm đầu đó, tôi cảm thấy mọi thứ đều rất ổn, không thiếu thốn cái gì, mọi thứ đủ đầy. Thế là sang năm thứ 3 tôi quyết định cắt giảm thêm 1 chút nữa xem sao.
Từ năm thứ 3 này, tôi chỉ để ra 15 triệu để tiêu Tết và chia thành 3 khoản thay vì 4 khoản như trước.
1. Khoản chi cho các loại thực phẩm Tết: 5 triệu đồng.
2. Khoản chi cho đồ cúng, đồ bày biện nhà cửa: 5 triệu đồng.
3. Khoản chi mừng tuổi, du xuân: 5 triệu đồng.
Và cho đến hiện tại, tôi vẫn áp dụng kế hoạch chi tiêu Tết này cho đại gia đình mình. Năm nay, tôi dự định vẫn sẽ chi như vậy nhưng sẽ chủ động mua sắm 1 số đồ để được lâu sớm hơn 1 chút và lên danh sách đồ phải sắm chi tiết hơn để đỡ thiếu cái này cái kia, sát Tết mua cái gì cũng đắt đỏ hơn.
Chi tiêu ít đi đồng nghĩa với nhiều thứ sẽ đơn giản hơn, tôi có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm chút cho con cháu cũng như sắp xếp lại nhiều thứ trong nhà. Tết vui, không áp lực tiền bạc, con cái không cần lo chuyện phải biếu bố mẹ thì tự nhiên mọi người đều vui vẻ cả. Ăn uống đơn giản vừa phải nên không thừa mứa, đến bữa vẫn thấy muốn ăn chứ không phải ngấy đến tận cổ.
Quả thật, ở cái tuổi 46, tôi thấy càng chi tiêu ít tiền, Tết lại càng vui!
'Túi mù' tung hoành chợ mạng, giới trẻ phát cuồng, chi chục triệu đồng săn mua
Blind box hay "túi mù" là món đồ chơi đang khiến nhiều bạn trẻ phát cuồng, chi hàng chục triệu đồng để mua, giúp mặt hàng này lên cơn sốt trên "chợ mạng".
Trong khi túi mù là khái niệm xa lạ với người lớn tuổi thì nó lại đang là cơn thích của giới trẻ. Được lùng mua ngày càng nhiều, loại đồ chơi này tạo nên cơn sốt khó dứt trên chợ mạng và các sàn thương mại.
Blind box (túi mù, hộp mù) là sản phẩm chứa bên trong những món đồ ngẫu nhiên mà nhà sản xuất lựa chọn. Đó có thể là mô hình con vật, hoa quả, bánh trái hay những nhân vật hoạt hình...đủ hình dáng, màu sắc. Và người mua sẽ chỉ biết đó là đồ gì sau khi bóc túi. Giá của túi mù cũng khá đa dạng, có loại rẻ vài chục nghìn đến trăm nghìn đồng nhưng cũng có loại cao cấp giá lên đến vài triệu đồng/hộp, bất chấp đó chỉ là những sản phẩm để trưng bày, không có nhiều công dụng.
Điều cuốn hút và cũng được coi là nguy hiểm nhất của túi mù là làm cho người mua không kiểm soát được sự hưng phấn, thích thú khi trải nghiệm cảm giác tò mò, chờ đợi xem món đồ bên trong túi là gì. Vì thế, giới trẻ sẵn sàng chi tiền để mua thật nhiều túi mù và mở hộp, dù biết rằng bên trong có thể là món đồ mình không yêu thích, thậm chí là vô dụng. Nếu không tiết chế, người mua có thể chi tới hàng triệu, hàng chục triệu đồng để mua túi mù.
Bạn trẻ Trần Hồng Ngọc (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, thứ hấp dẫn nhất của bline box chính là mang lại cảm giác hồi hộp, bất ngờ. " Không biết bên trong hộp chứa gì chính là yếu tố thu hút lớn nhất của đồ chơi này. Cảm giác háo hức chờ đợi khi mở hộp giống như một trò chơi may rủi, mang lại những trải nghiệm thú vị, giúp người mua xả stress" , Ngọc nói và cho biết đây chính là điều thôi thúc người mua liên tục "xuống tiền".
"Túi mù" rất đa dạng về hình dáng, mẫu mã và giá cả nhưng cùng có điểm chung là khiến người mua rất dễ "ngiện".
Ngọc kể, khi thú chơi túi mù bắt đầu "nóng", giá của chúng chỉ vài nghìn đồng và những món đồ bên trong cũng khá đơn giản. Dần dần, sản phẩm này được tung ra dày đặc, đa dạng hơn rất nhiều và giá cũng ngày càng cao.
Đến hiện tại, tháng nào Ngọc cũng bỏ tiền túi ra săn mua túi mù Sleep Chinese Scrolls Series của 52TOYS. Đây là một bộ sưu tập đồ chơi Figure nghệ thuật đến từ hãng đồ chơi 52TOYS Trung Quốc. " Giá của mỗi hộp là 320.000 đồng, cả ship nữa là thành 350.000 đồng. Tháng nào tôi cũng mua ít nhất 2 hộp, sau đó mang về nhà, chọn lúc thư thái nhất rồi hồi hộp mở hộp. Cảm giác không biết có mở được món đồ mình thích không quả thật vô cùng kích thích ", Ngọc kể.
Bộ sưu tập Blindbox mà Ngọc mê mẩn.
Cũng giống Ngọc, nhiều bạn trẻ xem việc sở hữu bộ sưu tập túi mù hoàn chỉnh như một niềm tự hào. Việc tìm kiếm những món đồ hiếm, độc đáo bỗng trở thành một cuộc đua "ngầm". Các nhóm, diễn đàn về túi mù ngày càng phát triển, tạo ra một cộng đồng chia sẻ mọi thứ liên quan đến túi mù và khoe "chiến tích" mình săn được.
Có những túi mù đến từ các hãng đồ chơi nổi tiếng có giá lên tới tiền triệu cũng được người đam mê không tiếc đổ vào. Ví dụ Skullpanda của hãng Popmart, hay bộ sưu tập Labubu cũng của hãng đồ chơi này có giá từ khoảng 300.000 đồng cho đến 21 triệu đồng/hộp và luôn là món đồ được tín đồ Blind box săn đón ở mọi phân khúc.
Trịnh Đức (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để săn mua món đồ chơi bí ẩn trong những chiếc hộp nhỏ. Theo Đức, mỗi lần mở một chiếc túi mù, anh lại cảm thấy như mình đang khám phá kho báu được giấu kín, có cảm giác hồi hộp khi lột lớp giấy gói bên ngoài cho đến khi nhìn thấy món đồ bên trong.
Những sản phẩm trong bộ sưu tập sản phẩm Labubu của Trịnh Đức.
Vì niềm đam mê sưu tầm túi mù quá lớn nên không có gì lạ khi bộ sưu tập đồ chơi của anh đã lên đến gần 800 món, chưa tính những món "hàng hiếm" được giữ kín trong tủ trưng bày.
Mỗi tháng, Đức bỏ ra gần 10 triệu đồng để mua Blind box. Anh coi đây là khoản chi tiêu giải trí lành mạnh và không có ý định cắt giảm. Đức còn tiết lộ rằng việc chi tiền để mua túi mù không đơn thuần là một thú vui mà còn là một khoản đầu tư nhỏ. " Một hộp Blind box có giá bán lẻ 700.000 đồng. Nhưng với những món đồ chơi, mô hình hiếm hoặc phiên bản giới hạn, mức giá của chúng có thể lên tới 5-7 triệu đồng, bán là lãi ", anh chia sẻ.
Bộ sưu tập Hashibubu của Đức, một bộ sản phẩm túi mù đến từ hãng Popmart.
Túi mù đang rất thu hút giới trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tận hưởng thú vui này một cách lành mạnh, các bạn trẻ cần có sự cân nhắc và kiểm soát kỹ chi tiêu của mình. Các sản phẩm trong túi mù chủ yếu chỉ có tác dụng trưng bày và không ít bạn trẻ bỏ tiền ra mua cũng không vì mục đích này mà chỉ để thỏa mãn cảm giác hồi hộp, chờ đợi may rủi. Chính vì thế, những sản phẩm túi mù trở nên vô dụng.
" Việc chi quá nhiều tiền cho những món đồ chơi không nhiều lợi ích này là quá phí phạm nếu không có sự cân nhắc, kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí, nguy cơ cạn kiệt tài chính có thể xảy ra với những người sa đà vào trò chơi này ", một chuyên gia khuyến cáo.
Khám phá cuộc sống của người Hà Nội xưa qua Ngôi nhà di sản Di sản cấp Quốc gia Nhà cổ Mã Mây (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội còn giữ được cấu trúc nguyên vẹn. Nhà cổ Mã Mây (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng từ khoảng cuối thế...