Mẹ đảm khéo tay “hô biến” ban công thành vườn hoa giấy tuyệt đẹp ở Hà Nội
Nắm rõ và vận dụng những kinh nghiệm trồng hoa đầy tinh tế, chị Hằng đã tự tay tạo nên khu vườn hoa giấy ngập tràn màu sắc ở ban công nhỏ của nhà mình.
Mê mẩn những giàn hoa giấy ở Hội An, chị Đặng Diễm Hằng (Khu đô thị xanh Ecopark) luôn ấp ủ dự định xây dựng một căn nhà tràn ngập hoa giấy.
Năm 2019, khi hoàn thiện xong căn nhà mới, chị Hằng nghĩ ngay đến việc trồng hoa ở ban công. “Mình muốn chọn loại cây nào giúp ban công xanh mát và giảm nhiệt cho ngôi nhà mà không phải chăm sóc cầu kỳ. Và hoa giấy vừa là sở thích, vừa đáp ứng được các yêu cầu này”, chị Hằng chia sẻ.
Vì kinh phí hạn hẹp và cũng chỉ trồng trên ban công nên chị Hằng chọn những cây hoa nhỏ, giá cả phù hợp, chỉ từ 50-100 nghìn đồng.
Nhà có 4 tầng, chị Hằng trồng hoa giấy từ ban công tầng 2 đến tầng 4, có 6 ban công nhỏ từ 3- 5m2.
Chị Hằng trồng các loại hoa giấy có màu sắc khác nhau như hoa giấy hồng, trắng, đỏ tươi, phớt hồng trắng, tím Huế.
Video đang HOT
Hoa giấy không phải chăm sóc nhiều, chịu được cằn cỗi và quan trọng nhất là không sâu bệnh nên không cần dùng thuốc trừ sâu.
Nhà chị Hằng lắp hệ thống tưới nước tự động, tưới hoa ngày 2 lần nên rất nhàn. Chị chỉ bón thêm phân 1 tuần / lần cho hoa. Khi nào hoa tàn, rụng nhiều thì chị cắt bớt chân hoa cũ và bấm khoảng 5cm ngọn để cây chuẩn bị ra hoa đợt mới.
“Mỗi lần muốn cây ra hoa từ gốc đến ngọn, nhà mình thường ngưng tưới đủ nước cho hoa. Khi lá héo quá thì mới tưới khoảng 1 cốc nhỏ vào gốc cây để cây khỏi chết. Giữ cho cây hơi khô cằn như vậy trong khoảng 10-15 ngày (riêng với hoa tím Huế thì có thể kéo dài đến 20 ngày), sau đó bắt đầu tưới nước lại với lượng nước tăng dần. Sau khoảng 1 tuần khi cây tươi tốt trở lại thì bón phân NPK hòa loãng với nước để cây có đủ chất. Nhờ thế, cây sẽ ra mầm hoa, duy trì nòi giống”, chị Hằng chia sẻ.
Nhờ một số kinh nghiệm chăm hoa khéo của chị Hằng mà những chậu hoa giấy luôn xanh tốt, nở nhiều hoa to và chuẩn màu.
Ngoài hoa giấy, chị Hằng còn trồng thêm hoa mai hoàng yến, sử quân tử, cúc tần Ấn Độ mọc rủ xuống các cửa sổ và các mảng tường trống để tạo tấm rèm xanh tự nhiên.
Không chỉ diện mạo bên ngoài mà chị Hằng còn chăm chút không gian sống bên trong căn nhà có diện tích 200 m2 của gia đình mình. Chị cũng trồng nhiều cây xanh trong nhà, vừa mang đến cảm giác mát mẻ, hài hòa với thiên nhiên, vừa giúp không gian bớt trống trải.
Chị Hằng tự lên ý tưởng thiết kế và chọn nội thất chủ yếu làm từ gỗ óc chó tông nâu trầm. Một số đồ dùng khác như quạt trần đen, rèm cửa xám cũng được chọn tông màu hòa hợp với tổng thể để tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi.
Khoảng sân thượng nhỏ, chị Hằng thiết kế “mảng tường xanh” với kệ gỗ và các giỏ hoa sắp xếp hài hòa với nhau. Chị đặt thêm bộ bàn ghế nhỏ để có chỗ ngồi ngắm cảnh, thư giãn, nhâm nhi chén trà.
Cổng vào nhà thiết kế hình vòm, màu trắng tinh tế được chị Hằng trồng thêm hoa hồng.
Trồng khoai lang làm cảnh, sang chảnh không kém bất kỳ loài cây để bàn nào
Hướng dẫn cách trồng cây khoai lang thủy sinh, trồng khoai lang bonsai trong nhà cực đơn giản, thậm chí bạn còn có thể vừa làm cảnh vừa... ăn lá, tiện cả đôi đường.
Không chỉ là các loài hoa, dưới sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của con người nhiều loại cây rau bình dị cũng trở thành những cây cảnh đẹp mắt. Tiêu biểu trong đó có cây khoai lang. Bạn hoàn toàn có thể đặt cây khoai lang thủy sinh ở trên bàn, trên bệ cửa sổ và có thể trồng trên ban công.
Cây xanh tốt dễ chăm, cách trồng cây cũng vô cùng đơn giản. Dưới đây là những bước cơ bản bạn có thể dễ dàng thực hiện:
Bước 1: Lựa chọn những củ khoai lang đẹp, rửa khoai lang thật sạch rồi chọc đều 3 que tăm vào vị trí giữa củ.
Bước 2: Đặt củ khoai vào cốc thủy tinh hoặc chai nhựa đã cắt. Đổ nước ngập 1 nửa củ khoai.
Bước 3: Đặt khoai lang ở những nơi có nắng như bệ cửa sổ. Củ khoai sẽ bắt đầu nhú mầm sau khoảng 1 tuần. Sau khoảng 2 tuần củ khoai lang sẽ mọc thêm lá non. Và 1 tháng sau tháng lá của cây đã sum suê rồi.
Bạn có thể tận dụng cả lá lẫn củ từ cây khoai lang. Chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhuận tràng, trị táo bón... Lá khoai lang có thể làm rau luộc hoặc xào, củ khoai chế biến được rất nhiều món ăn ngon.
Cây khoai lang rất dễ sống nên bạn không cần tốn nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Sau 2 tháng, bạn có thể ngắt những mầm khoai lang mới nhú trồng trong chậu để nấu ăn rồi. Lá khoai lang vô cùng có ích cho sức khỏe.
Hoặc nếu không muốn lá mọc quá tốt, bạn có thể bấm bớt ngọn để giữ cho chậu cây khoai lang thủy sinh phát triển ổn định ở trong bình.
Có thể thấy, cây khoai lang đẹp không hề thua kém bất kỳ loại cây cảnh nào phải không?
Nhà có hai lớp 'vỏ' Công trình rộng 68 m2 nằm trong khu nhà liền kề, quay về hướng Tây trong khi chủ nhà muốn sống hướng đến thiên nhiên. Để gia chủ không ngại mở ban công và cửa sổ dẫn đến việc phụ thuộc vào máy lạnh, đèn điện như nhiều hộ gia đình cùng khu vực, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế nhà...