Mẹ đảm Hà Nội hướng dẫn cách sắp xếp căn bếp theo phương pháp 5S của Nhật: Luôn gọn gàng, không cần tìm kiếm, dọn dẹp tốn thời gian
Dù sử dụng phương pháp dọn nhà phong cách Konmari, dọn nhà phong cách tối giản nào đi chăng nữa thì tất cả đều đi theo một trình tự tương đối giống nhau. Trình tự này được gọi là 5S và sẽ được chị Đặng Thảo giới thiệu dưới đây.
Ở Nhật ngoài phương pháp dọn nhà phong cách Konmari, dọn nhà phong cách tối giản còn có rất nhiều phong cách dọn nhà khác nhau.
Nhưng điểm chung là tất cả đều đi theo một trình tự tương đối giống nhau.
Trình tự này được gọi là 5S. 5S là chữ viết tắt của 5 bước thực hiện phương pháp này.
Mô hình 5S được hiểu như sau:
Bước 1: Sàng lọc (Seiri)
Có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng.
Bước 2: Sắp xếp
Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.
Bước 3: Sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày.
Bước 4: Săn sóc
Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên.
Bước 5: Sẵn sàng
Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho các thành viên trong gia đình thực hiện 5S.
Theo chị Đặng Thảo, mẹ đảm tại Hà Nội đang áp dụng phương pháp này cho biết trong 5 bước trên thì sàng lọc – sắp xếp – duy trì là 3 bước bạn nhất thiết phải đi theo khi muốn dọn nhà để không bị quay trở lại trạng thái bừa bộn ban đầu. Bạn càng làm tốt bước trước thì bước sau bạn sẽ càng được nhẹ nhàng.
Nếu bạn sàng lọc tốt, số lượng đồ sẽ giảm nhiều và lúc sắp xếp bạn sẽ sắp xếp lượng đồ ít hơn nên sẽ đỡ mệt hơn, khi bạn sắp xếp khoa học hơn thì việc duy trì sau này cũng được nhẹ nhàng hơn và không bị quay lại như cũ nữa.
Video đang HOT
” Không chỉ ở Nhật đâu, bạn mình ở Đức cũng kể rằng họ sắp xếp và phân loại đồ đạc trong nhà cửa vô cùng khoa học và ngăn nắp, đặc biệt là khu bếp. Bất kì ai vào cũng sẽ làm được và tìm được đồ vì tất cả các gia vị tới đồ dùng đều được phân loại, sắp xếp và đặc biệt là dán nhãn. Trong khi đó ở Việt Nam thì những lọ gia vị cũng ít gia đình dính tên hoặc phân loại.
Trước đây mình có tham gia điều phối cho một dự án tư vấn về 5S phân xưởng cho công ty nên cũng thấy rất thú vị và quyết định sắp xếp lại căn bếp của mình và công việc vẫn đang được tiến hành “, chị Đặng Thảo cho biết.
Chị Đặng Thảo.
Các bước chị Đặng Thảo tiến hành cho phòng bếp:
Bước 1:
Trước hết, các bạn nên nhìn lại tổng thể khu bếp, phân chia phân khu theo thứ tự ưu tiêu và tần suất sử dụng
Bước 2:
Liệt kê lại thành danh sách các đầu mục lớn, chi tiết các đồ dùng ở trong đó. Nhìn lại và sắp xếp lại.
Bước 3:
Lên các phương án mua thêm giỏ/ hộp đựng nếu cần. Sau đó dựa vào danh sách để sắp xếp lại. Mọi người có thể in từ máy in giấy hoặc có thể tự viết tay vào giấy màu cho bắt mắt.
Đối với các lọ gia vị thì chỉ cần cắt giấy dính vào lọ để tránh nhầm lẫn là xong.
Tủ đựng đồ khô được ghi nhãn cụ thể của chị Đặng Thảo.
Hay các loại đồ dùng điện gia dụng.
Mỗi một món đồ sẽ có chỗ cất giữ cố định.
Bằng cách này các thành viên trong gia đình sẽ không bị nhầm lẫn. Khi lấy đồ cũng nhanh và sắp xếp đúng vị trí.
Các bước chị Đặng Thảo tiến hành cho tủ lạnh:
Bước 1:
Phân chia đồ ăn thành các hộp và dán nhãn từng hộp.
” Cái này mình thấy siêu tiện lợi luôn. Khi đang ở cơ quan mà cần bỏ gì ra trước thì gọi điện nhờ chồng mà không phải sợ bỏ nhầm hộp “.
Bước 2:
Có thể dùng giấy dán. Tuy nhiên khi bóc ra thì sẽ bị dính lại, nên lần sau sẽ dính chồng lên, mất mĩ quan hơn 1 chút. Hoặc dùng giấy dính đĩa, dùng bút chết ghi lên và bóc ra thoải mái.
” Dù nhà bếp của gia đình chưa được đẹp, mình vẫn còn trong giai đoạn sắp xếp vì hàng tuần còn phải sắp xếp, sàng lọc thường xuyên. Tuy nhiên thấy hiệu quả khả quan nên mình vẫn muốn chia sẻ phương pháp này cho mọi người để cùng thực hiện, giúp căn bếp hay không gian sống của mọi người gọn gàng, ngăn nắp hơn. Phương pháp này cũng rất hữu ích với những gia đình sống trong không gian nhỏ, ít diện tích “, chị Đặng Thảo chia sẻ thêm.
Các loại hộp đựng đồ ăn được chị để lên tầng cao nhất.
Phương pháp này có thể áp dụng tương tự trong tủ lạnh để phân loại thức ăn.
Ảnh: NVCC
Mẹo dọn nhà thông minh của người Nhật bạn có thể tham khảo
Hãy cùng tìm hiểu 6 phương pháp thông minh của người Nhật sau đây để dọn nhà không còn là nỗi ám ảnh mỗi cuối tuần.
1. Tạm biệt những đồ không cần thiết
Cách đầu tiên để dọn nhà chính là bỏ đi những đồ không cần sử dụng. Con người có xu hướng khó khăn trong việc vất bỏ, mà thay vào đó là mong muốn có thêm. Chính vì suy nghĩ vậy mà nhà bạn mỗi ngày thêm chật vì chẳng thể quyết tâm bỏ đi những món đồ hết tác dụng.
Bạn hoàn toàn có thể gom những món đồ không cần thiết đó lại và đem đi từ thiện. Vì đôi khi đồ chúng ta không cần, người khác lại còn thiếu. Đồ họa: Đức Mạnh
2. Sắp xếp trình tự dọn dẹp
Người Nhật ưu tiên thứ tự dọn dẹp sau: đầu tiên là đồ mặc (áo quần, túi mũ, giày dép...); sau đó là giá sách, các loại giấy tờ; nối tiếp là các món đồ nhỏ khác theo từng người chọn và sau cùng là dọn dẹp đồ lưu niệm.
Bạn hoàn toàn có thể tự sắp xếp trình tự tùy theo ngôi nhà của mình. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, dọn dẹp hiệu quả hơn mà không tốn thời gian phân vân xem làm gì khi trước mặt là một mớ hỗn độn.
3. Không dọn phòng mà chỉ dọn đồ
Thông thường, bạn sẽ dọn nhà theo thứ tự phòng như phòng khách đến phòng ngủ, bếp, nhà tắm,... Tuy nhiên, với người Nhật đó chưa phải tối ưu bởi chỉ sau ít phút là mọi thứ sẽ bày bừa từ phòng này qua phòng khác.
Thay vào đó, người Nhật chọn dọn dẹp theo loại đồ như quần áo, sách vở, tranh ảnh,... Nếu bạn đề ra được loại đồ cần dọn như vậy thì hiệu quả công việc sẽ tăng cao.
4. Cố định vị trí đồ vật
Người Nhật cho rằng việc cố định một đồ vật này luôn ở một vị trí xác định sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhanh hơn. Khi tìm một món đồ, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm xem nó đáng lẽ phải ở đâu. Ví dụ như mũ bảo hiểm luôn treo ở trên giá giày, chìa khóa luôn ở kệ...
Việc cố định một đồ vật này luôn ở một ví trí xác định sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhanh hơn. Đồ họa: Đức Mạnh
5. Sắp xếp đồ theo chiều dọc
Tác giả Mari Kondo từng đề cập, sắp xếp đồ vật cùng chủng loại theo chiều dọc sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng, dọn dẹp tiện lợi và tăng tuổi thọ sử dụng.
Ví dụ như thay vì gấp quần áo nằm ngang hay xếp chồng, bạn có thể cuộn lại và đặt theo chiều dọc. Điều dễ nhận thấy nhất là việc tìm và lấy ra sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Sắp xếp đồ vật cùng chủng loại theo chiều dọc sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng, dọn dẹp tiện lợi và tăng tuổi thọ sử dụng. Đồ họa: Đức Mạnh
6. Giữ trạng thái tích cực với mọi thứ
Điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng sự thực là vậy. Khi bạn cảm thấy không thoải mái, bực dọc thì nhìn mọi thứ xung quanh sẽ luôn tiêu cực. Bạn sẽ chẳng còn muốn giữ mọi thứ ngăn nắp mà thay vào đó là vứt bừa bộn, lung tung mọi nơi. Nhưng nếu tâm trạng tích cực thì bạn sẽ luôn trân trọng và giữ gìn chúng. Ngôi nhà của bạn sẽ bớt lộn xộn hơn rất nhiều và không còn phải toát mồ hôi khi dọn dẹp.
Giữ tâm trạng tích cực sẽ góp phần không nhỏ trong việc giữ ngôi nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ. Đồ họa: Đức Mạnh
Căn hộ kiểu Pháp của cô gái ở Sài Gòn Chủ nhân của căn hộ 50 m2 ở quận 2 muốn có tổ ấm mang "cảm hứng Paris" kết hợp Đông Dương đương đại, nữ tính nhưng không ủy mị. Căn hộ được bàn giao thô với những khu chức năng cơ bản có nhiều điểm chưa vừa ý nữ chủ nhân, một cô gái độc thân chưa tới 30 tuổi. Ví dụ,...