Mẹ đảm 3 con chia sẻ cách đi chợ, bảo quản và chế biến thực phẩm nhanh chóng – hiệu quả, việc bếp núc cứ là nhàn tênh!
Chị em hãy tham khảo ngay cách đi chợ, sắp xếp công việc bếp núc một cách đầy chi tiết từ bà mẹ 3 con này nhé!
Thời đại ngày nay, khi chị em phụ nữ vừa mong muốn phát triển sự nghiệp lại muốn vẹn tròn việc chăm sóc gia đình quả thực là không hề đơn giản. Với chị Hoàng Hằng – bà mẹ của 3 nhóc tì thì dù có giải phóng sức lao động bản thân với việc nhà, việc con cái; học cách biết “chia việc” cho chồng; học cách “lười”, không ôm đồm… thì việc chuẩn bị thực phẩm cho gia đình vẫn phải do chị đích thân lựa chọn, từ mớ rau tới miếng thịt mới khiến chị yên tâm.
Sau bước chuẩn bị thực phẩm thì việc nấu nướng có thể chia sẻ với chồng, con, mỗi người một việc. Chị Hằng chia sẻ rằng nếu áp dụng theo cách thức chị đang thực hiện thì những ngày đi làm về, đón 3 con, về nhà tắm rửa cho con, dọn dẹp thấy nhẹ tênh, chồng về nấu ăn cũng vui vẻ vì mọi thứ đã có sẵn sàng để nấu nướng và chỉ 15 – 20 phút đã có bữa cơm nóng hổi.
Với kinh nghiệm của chị Hằng áp dụng cho gia đình 5 người gồm 2 vợ chồng chị và 3 bạn nhỏ, thực hiện ăn 3 bữa ở nhà: ăn sáng 5 người, trưa có chị Hằng và bạn lớn, tối thì lại cả nhà. Như vậy có thể thấy khối lượng thực phẩm cho cả gia đình không hề nhỏ.
Thông thường chị Hằng đi chợ 1 tuần 2 lần với rau ăn lá, thịt cá thì 1 tuần 1 lần, đồ khô thì 1 tháng sẽ đặt mua 1 lần tùy nhu cầu sử dụng.
Món ăn sáng thường là những món: bánh bao, bún, mì, phở, cháo, xôi, bánh mì kẹp… ngoài ra gia đình còn nấu sữa hạt hàng ngày nên tủ đồ khô cũng tương đối nhiều với các loại hạt.
Về đồ ăn thì thường làm đơn giản: 2 món mặn, 1 món canh. Nhà đều ăn ít thức ăn nên thường chia phần nhỏ hoặc nấu các món có thể tận dụng được 1 nguyên liệu làm được 2 món chẳng hạn.
Những bữa ăn nóng hổi và chế biến cực nhanh của gia đình 5 người.
Tất cả đồ ăn thì thường đều được tự làm, nấu tại nhà (bánh bao 2 tuần làm 1 lần để tủ đông ăn dần, bánh mỳ cũng tự làm 1 tháng 1-2 lần, tất cả đều chia trữ đông).
Kinh nghiệm đi chợ:
Chị Hằng chia sẻ hay đi siêu thị để mua thịt lợn, thịt bò, trứng, rau quả… (có thể mua ngoài chợ nhưng phải dậy sớm và mua trước 7-8 giờ sáng, thời điểm này thịt mới tươi và ngon).
Trước khi đi siêu thị hay chợ thì sẽ kiểm tra tủ lạnh 1 lần để kiểm tra đồ còn trong tủ, sắp xếp các món để chế biến và lên thực đơn những thực phẩm đó, nếu cần mua thêm thực phẩm phối hợp thì sẽ ưu tiên mua trước để khi về dễ lên thực đơn với những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh.
Sau đó tùy vào lượng thực phẩm còn lại để mua bổ sung, sao cho đa dạng nhất các món đạm, vitamin, chất xơ…. Ví dụ nhà còn thịt đỏ (lợn, bò) đủ 2-4 bữa thì sẽ mua thêm thịt trắng (gà, vịt), hải sản (tôm, cá…) với chất đạm thì sẽ đi chợ 1 tuần 1 lần, sau đó dựa trên các thực phẩm đó để mua rau/quả nếu muốn chế biến cùng.
Thông thường với rau: mua 2-3 loại rau lá, 1-2 loại quả, 1-2 loại củ… khi sử dụng sẽ ăn rau lá trước, quả sau, củ cuối cùng, hoặc phối hợp rau lá với củ, quả….thì thường sau 2-3 ngày là sẽ ăn hết rau lá, sau đó sẽ mua thêm 2-3 loại rau lá nữa là đủ đến cuối tuần.
Đồ tráng miệng: đây cũng là 1 nhóm thực phẩm cần thiết để bổ sung vitamin cũng như làm bữa ăn chiều khi đón các con đi học về trong lúc chờ cơm. Thường mua 2-3 loại, ăn trong 4-5 ngày hoặc 1 tuần, tùy số lượng và loại thực phẩm, ưu tiên mùa nào thức đó.
Kinh nghiệm sơ chế thực phẩm:
Với rau: vì chỉ ăn trong 2-3 hôm với rau lá, nên tất cả rau mua về chị Hằng sẽ sơ chế, rửa sạch, quay ráo và chia bữa ra các hộp. Ăn bữa nào chỉ việc lấy và chế biến luôn, giảm thời gian sơ chế mỗi bữa ăn rất nhiều.
Với các loại quả: Rửa sạch, trữ riêng vào hộp có nút hô hấp, điều chỉnh mức hô hấp phù hợp để giữ độ tươi ngon, căng tròn của quả.
Với các loại củ/quả có thể trữ bên ngoài như khoai mỡ, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, bí đỏ, bí đao… thì sẽ để dưới gần tủ gần cửa thông gió, lót bìa giấy phía dưới, có thể trữ được lâu và giữ nguyên chất lượng.
Với các loại củ quả đã sơ chế, nhưng ăn không hết (bí đao/ bí đỏ… thường không ăn hết 1 quả/lần) có thể sơ chế và chia bữa. Sau đó ăn hết trong 2-3 ngày, hoặc trữ đông như bí đỏ để làm sữa hạt hoặc nấu canh dần.
Với thịt: vì đã lên thực đơn từ trước nên khi mua về sẽ sơ chế theo các món định chế biến. Đầu tiên rửa sạch, sau đó chia các phần ăn theo bữa ví dụ xương để nấu canh, phần để nguyên là muốn hấp hoặc nướng… sau đó rửa sạch và cho vào quay ráo hoặc thấm bằng khăn giấy rồi mới đem cấp đông. Lúc nấu không cần động tới dao thớt nữa.
Các phần chia theo bữa vào hộp nhỏ, hoặc chia phần để cách chút để lúc đông lại có thể lấy rời từng phần được nhé!
Lên thực đơn và chế biến trước:
Với các món nước: Xương có thể ninh trước lượng lớn, chia vào các hộp 1 lít để trữ đông dùng dần, hoặc ninh từ tối hôm trước và chia hộp theo bữa để cho 2-3 ngày nấu mì/miến/cháo… ăn sáng; nấu canh cho các bữa chính…
Lên thực đơn luân phiên và đa dạng với các thực phẩm đã có để tận dụng tối đa thực phẩm, tránh việc ăn lặp đi lặp lại mỗi món, chủ động hơn cho các thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ chuẩn bị và nấu nướng… bạn lớn đi học về có thể dựa vào những nguyên liệu mẹ chuẩn bị sẵn để chủ động nấu ăn giúp mẹ, hoặc ông xã cũng rất dễ dàng giúp vợ… không phải nhí nhéo gọi điện xem nấu gì/ ăn gì/ nấu như thế nào.
Video đang HOT
Nấu ăn:
Chị Hằng kể: “Thông thường 2 năm nay nhà mình thiên về các món hấp, chiên xào đơn giản…. đảm bảo nguyên tắc “cầu vồng” trong dinh dưỡng là gần như cũng đã rất hiệu quả vì vừa kích thích vị giác, vừa cung cấp đủ các nhóm vitamin cần thiết…”
Với các loại gia vị phối hợp với canh hoặc nấu nướng, chị Hằng sẽ sử dụng các hộp nhỏ xíu để đựng chia và để cùng với thực phẩm, khi nấu lấy 1 hộp thì đã đủ gia vị nấu cùng…
Ví dụ:
- Rau xào tỏi thì ở hộp rau có 1 hộp tỏi bọc sẵn.
- Rau nấu canh với tôm khô sẽ bỏ cùng 1 hộp tôm khô.
- Thịt gà rang gừng thì sẽ để cùng 1 hộp nhỏ hành khô, gừng băm nhỏ.
- Rau muống luộc dầm sấu, sẽ bỏ cùng 1 hộp vài quả sấu nhỏ.
Theo chị Hằng, thời gian nấu ăn bị tốn nhất vào khâu sơ chế, lên món hơn là thời gian chế biến, nên nếu biết cách sắp xếp để giảm được khoảng thời gian đó thì chúng ta chỉ mất 20-30 phút cho 1 bữa ăn đầy đủ và ngon mắt rồi.
Bữa cơm chỉ tốn 15 – 20 phút là đã đủ đầy no nê, cả nhà có thể ngồi vào mâm thưởng thức rồi.
Mong rằng một số mẹo nhỏ của chị Hằng sẽ giúp các chị em mình đỡ tất bật hằng ngày hơn!
GÓC TÁC GIẢ
Chị Hoàng Thị Hằng, sinh năm 1985, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội
Chuyên mục Ăn Ngon cảm ơn chị Hằng đã sẵn sàng chia sẻ thông tin hữu ích với mục. Chúc chị Hằng luôn vui khỏe và hạnh phúc với căn bếp của mình!
Ảnh: NVCC
Kinh nghiệm trồng cả vườn rau sạch không khác gì "trang trại" trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn
Khoảng sân thượng nhà phố dù không rộng lắm nhưng vì yêu thích trồng cây, muốn mọi người trong gia đình được sống gần gũi với thiên nhiên nên chị Ngọc Trân đã dành nhiều thời gian làm vườn.
Khu vườn trên cao của gia đình chị Ngọc Trân dành nhiều thời gian chăm chút. Ở không gian sân thượng, chị tận dụng mọi góc nhỏ phù hợp để trồng rau ăn lá, cây leo giàn, cây ăn quả, rau gia vị...
Tất cả đều xanh tươi, năng suất, liên tiếp thu hoạch mang lại niềm vui hàng ngày cho mọi người trong gia đình.
Vợ chồng chị Ngọc Trân trồng cây, làm vườn trên sân thượng từ năm 2011. Thời gian ấy, chồng chị tận dụng khoảng diện tích nhỏ trên sân thượng để gieo trồng cải mầm, rau thơm các loại, cải ngọt và dưa leo...
Mới đầu cũng nghĩ trồng cho vui, khi chăm sóc các loại cây tươi tốt và sai trĩu quả, hai vợ chồng chị có thêm động lực và hứng thú để gieo trồng, chăm sóc thêm nhiều loại rau sạch, trái ngọt.
Không gian sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân trồng đủ loại rau quả sạch.
Niềm vui của người nông dân sân thượng là được chăm cây và thu hoạch thành quả lao động của mình.
Chị Trân còn trồng cóc trên sân thượng.
Trồng táo trên sân thượng.
Thu hoạch nho.
Chị Trân cho biết: "Sân thượng lúc trước khi xây nhà chỉ khoảng 20m2 nhưng do bố trí hợp lý, sử dụng kệ sắt, khay nhựa, giàn leo nên trồng được rất nhiều loại. Mình trồng đa số là cây ăn trái như ổi, cóc Thái, táo ngọt, khế, lựu, mận, bưởi, quýt đường, chanh, ớt...
Ngoài ra còn trồng các loại rau thơm như quế, húng lủi, diếp cá, rau má, cây sâm lá, lá lốt, sả, gừng... Mình còn trồng thêm các loại cây theo mùa như cà tím, cà chua, cây dây leo thay phiên như dưa leo, khổ qua, mướp, dưa lê, bầu, bí...".
Khu vườn sân thượng được chị Trân sử dụng giàn tưới tự động, cứ 2 giờ tưới 15 phút nên không phải dậy sớm tưới cây như trước đây. Để cây cối tốt tươi, chị Ngọc Trân chú ý việc trộn đất, bón phân trước khi trồng.
Chị dùng đất sạch Tribat khoảng 30kg trộn với xơ dừa, phân bò, phân trùn quế và trộn thật đều theo tỉ lệ 2 đất, 1 xơ, 1 phân bò đã xử lý, 1/2 phân trùn quế. Với những cây ngắn vụ như cải, xà lách, các loại dây leo mỗi khi thu hoạch xong sẽ trải mỏng ra phơi nắng khoảng 2, 3 ngày giúp mầm bệnh được diệt trừ. Sau đó mua tiếp đất, xơ dừa, phân bò, trùn quế trộn vào trồng tiếp.
Bên cạnh đó, chị Trân còn bón thêm bã cà phê, trộn với đất hay rang lên lần nữa rồi rải quanh gốc vừa tốt cho cây vừa phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, đặc biệt là kiến. Ngoài ra, chị còn dùng than đập dập rải xung quanh gốc.
Đu đủ chuẩn bị cho thu hoạch.
Chuối sứ.
Ổi sai quả.
Các bạn nhỏ nhà chị Ngọc Trân cũng rất thích khu vườn của mẹ.
Bí đỏ hái trên sân thượng.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Trong quá trình trồng cây, chăm sóc, chị Trân vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa tìm hiểu trên việc trải nghiệm thực tế để đúc rút những điều hữu ích cho mình. Với cây ăn quả, chị thường tỉa nhánh ngọn, giữ cho cây thấp vừa, phát tán cây theo hình nấm, không cho cây phát triển quá cao, đặt nơi ánh nắng trực tiếp nhiều.
Đối với cây ổi, khi đâm nhánh ra hoa, chị mạnh tay đếm từ bông lên 4 lá hai bên cắt ngang cho cây tập trung nuôi trái mà không phát triển lá thân nữa. Với táo, chị rạch nhẹ thân và sau 2 vụ, chặt ngang thân chính chừa khoảng 30 - 40cm từ gốc lên để cây ra nhánh mới sai trái và to hơn.
Cây cóc, lựu thì chị phát tán lá, tỉa bớt và lưu ý tưới nhiều nhưng phải thoát nước tốt để tránh vàng lá, tệ nữa là chết luôn cây.
Loại dây leo như họ nhà dưa lê, dưa hấu, chị ngắt đọt bẻ bớt nhánh cho cây dây leo tỉa nhánh. Khi leo được khoảng 40cm hạ dây xuống đất cho bám rễ phụ tiếp tục phát triển. Dưa leo, bầu bí, mướp, khổ qua bắt buộc sáng sớm thụ phấn cho bông bằng cách bẻ hết cánh hoa đực, chừa nhụy úp vào hoa cái...
Chị Trân lưu ý thêm, khi cây đang ra hoa, tuyệt đối không bón phân và tưới nước nhiều, chỉ tưới vừa đủ ngày 1 lần. Nắng nóng quá có thể tưới thêm lần nữa và chỉ tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới buổi trưa khiến cây có hiện tượng rụng bông. Chỉ bón phân và tưới nhiều vào thời điểm trước khi ra bông, khi cây đã đậu quả.
Dưa leo.
Ớt.
Những màu xanh được cả nhà yêu thích.
Để hạn chế sâu bệnh, chị Trân tự làm thuốc trừ sâu. Chị dùng tỏi bóc vỏ, giã nát khoảng 2 - 3 củ rồi pha vào hai bát nước vừa. Sau khi để ở nơi râm mát trong 1 ngày thì chắt lấy nước cốt. Khi cần tưới rau, pha loãng vào khoảng 4 lít nước, dùng thay thế cho các loại thuốc trừ sâu thông thường.
Bên cạnh sử dụng tỏi, chị Trân cũng thường sử dụng dung dịch ớt, tỏi, gừng, rượu giã hoặc xay nhuyễn. Ngâm 3kg nguyên liệu này với 3 lít rượu trong thùng kín. Trong suốt quá trình ngâm ủ, chỉ được để thùng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm khoảng 20 ngày để tinh dầu cay ngấm đều với rượu. Khi thấy có sâu bệnh, chị lấy khoảng 200 - 300ml hỗn hợp hòa với 5 lít nước rồi phun đều lên bề mặt lá.
Ngoài ra, chị Trân còn tận dụng vỏ trứng để làm phân bón và thuốc trừ sâu. Chị thường nghiền nát vỏ trứng thành từng miếng nhỏ và rắc vào hố trước khi trồng cây. Sau đó, hai tuần một lần, chị rắc thêm ít vỏ trứng vụn xung quanh gốc cây. Những loại động vật phá hoại thân mềm như sâu, ốc sên... rất sợ bám dính vỏ trứng.
Thành quả của sự chăm chỉ, yêu thích trồng cây.
Không gian sân thượng luôn xanh tốt, đẹp mắt không chỉ tạo nguồn thực phẩm sạch mà còn mang đến khu vườn mát mắt, thư giãn, gần gũi với thiên nhiên dành cho mọi người trong gia đình.
Nguồn ảnh: NVCC
Nhà có nhiều đá lạnh mà không biết tận dụng trong nấu ăn thì quá phí Hóa ra, đá lạnh có nhiều tác dụng trong nấu ăn mà nhiều người không hề hay biết. Đá viên lạnh thường được dùng để làm sinh tố, cho vào nước uống giải khát... tăng cảm giác mát cho người thưởng thức. Nhưng ngoài các công dụng đó thì người đầu bếp thường lấy đá viên để sơ chế, xử lý món ăn....